Những điều tồi tệ Henry Kissinger đã làm mà nhiều người Mỹ không biết!

0
3063

Henry Kissinger nhận rất nhiều tố giác, các bản cáo trạng, truy tố từ nhiều tổ chức tại các quốc gia trên khắp thế giới do các chính sách khác nhau mà ông ta đề xuất hay ủng hộ đã góp phần biến các mối quan hệ toàn cầu rộng lớn thành sự giàu có là điều khủng khiếp đối với nền dân chủ Mỹ.

Nhưng cần xem xét tác động của thực tiễn này đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhiều người đã từng phục vụ trong chính phủ, là những cố vấn cấp cao tại các công ty tư vấn và quản lý khác nhau phục vụ các khách hàng doanh nghiệp lớn và quốc tế. Rõ ràng, quyền lực của các đại công ty và chính phủ Hoa Kỳ luôn được kết hợp chặt chẽ trong cả chính sách đối nội và đối ngoại.

Hoa Kỳ đã lật đổ các chính phủ vì lợi ích của lĩnh vực tài chính Hoa Kỳ trong khi tuyên bố với thế giới là họ làm vậy vì muốn bảo vệ tự do và ổn định trật tự thế giới. Nhưng Henry Kissinger là người đầu tiên thực sự chỉ ra rằng làm thế nào mà một người nổi tiếng với quyền lực của chính phủ trong tay có thể tạo dựng được một sự nghiệp sau thời gian hoạt động cho chính phủ với lợi nhuận khổng lồ trong tư cách là cố vấn được trả lương cho các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh và các chính phủ nước ngoài.

Hiện tượng kiếm tiền bằng sự nổi tiếng này đã được Henry Kissinger tận dụng và được Les Gelb, một cựu quan chức Hoa Kỳ đã trở thành phóng viên an ninh quốc gia của tờ New York Times, là người sau này giữ chức chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, trong một bài tiểu luận năm 1986, đã viết rằng: “Nhiều người trong số những cựu lãnh đạo Chính phủ đã tận dụng sự nổi tiếng của họ trong các mối quan hệ quốc tế và kiến ​​thức nội bộ để kiếm được những nguồn thu nhập lớn. Và Henry Kissinger là người cần mẫn khai thác lĩnh vực này, thực sự là ông ta đã kiếm được rất nhiều tiền.”

Đúng vậy, kiếm tiền bằng sự nổi tiếng, bằng quan hệ rộng rãi với các lãnh đạo thế giới, không ai qua được tay trùm kiếm tiền Henry Kissinger, ông ta xứng đáng là người đứng đầu bảng phong thần này. Henry Kissinger với 41 năm nắm giữa các chức vụ tư vấn, cố vấn cho American Express, Fiat, Rio Tino, Lehman Brothers, Merck, Heinz, Volvo và JP Morgan,”.

Trong những thập niên gần đây, nhiều công ty “tư vấn chiến lược” đã được thành lập bởi những tên tuổi lớn về chính sách đối ngoại. Kissinger đã giúp bình thường hóa động lực trở thành nhà tư vấn cho doanh nghiệp lớn và tiếng nói chính sách công. Việc một cựu quan chức cấp cao tiếp tục phục vụ trong các ban cố vấn liên bang đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Ngũ Giác Đài, Bộ Ngoại giao hoặc tổng thống đồng thời tư vấn cho các công ty có khả năng thu lợi từ việc đó có hợp đạo đức hay không? Đặc biệt với những quyết định liên qua đến địa chính trị của một số quốc gia có nguy cơ đối mặt với chiến tranh hay đang trong tình trạng chiến tranh?

Và điều đó đặt ra một vấn đề đối với chính sách đối ngoại của người Mỹ, vì nó mang lại cho các nhóm quyền lực, giàu có có được nhiều cơ hội hơn để gây ảnh hưởng trong một hệ thống chính trị vốn đã được đánh cược rất nhiều theo hướng có lợi cho họ.

Sự đồng thuận về chính sách đối ngoại của Washington đối với Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn trong vài năm qua, nhưng trong nhiều thập niên trước, Henry Kissinger đã đi đầu trong nỗ lực mở cửa Trung Quốc cho các lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ, sử dụng địa vị là một chính khách lớn tuổi của mình để hạ thấp những lo ngại về nhân quyền của chính phủ Trung Quốc, lạm dụng hoặc thực hành thương mại không công bằng, có thể tạo ra áp lực bất lợi cho các lợi ích kinh doanh đó. Thật khó để tin rằng Henry Kissinger đã không che giấu những tuyên bố công khai hoặc lời khuyên riêng tư của mình cho các chính quyền tiếp tục tìm kiếm nó theo cách có lợi cho khách hàng của mình, và đó là vấn đề không chỉ riêng của bản thân Henry Kissinger, mà của cả các đại công ty và các chính phủ. Henry Kissinger, chỉ cần mở miệng, nói vài câu đốc thúc là xong, ăn tiền từ hai ba chỗ, từ chính phủ Trung Quốc hay các nhà tài phiệt Trung Quốc, từ tổ chức công nghiệp quân sự tại Mỹ và các nhà tài phiệt bất chấp những quyết định đó có gây hại về lâu dài cho người dân của các quốc gia trong đó có Hoa Kỳ hay không.

Cần nhớ rằng, khi được Tổng thống George W. Bush tỏ ý muốn bổ nhiệm Henry Kissinger làm người đứng đầu Ủy ban điều tra vụ 11/9 vào năm 2002, Henry Kissinger đã phải đối mặt với những câu hỏi nghiêm túc từ các gia đình nạn nhân vụ 11/9 về những xung đột lợi ích tiềm tàng do các mối quan hệ tài chính với các chính phủ có liên quan đến vụ khủng bố.

Henry Kissinger cuối cùng đã từ chức khỏi ủy ban thay vì tiết lộ công khai các khách hàng của mình. Cuộc điều tra 11/9 đã gây ra một sự chú ý đặc biệt gay gắt, nhưng thực tế là những câu hỏi tương tự này có thể được đặt ra một cách hợp lý đối với mọi quan chức chính quyền chứ không riêng gì Henry Kissinger có các mối quan hệ kinh doanh kiểu này. 

Nhưng điều tôi muốn nói hôm nay, có liên quan đến Henry Kissinger, kẻ cơ hội chuyên kiếm tiền bẩn thỉu, kiếm tiền trên sự nghèo khó của những người dân các nước nhược tiểu và tồi tệ hơn đó nữa là kiếm tiền trên những xác người, với sự thật khó chịu là nhóm chính sách đối ngoại của chính quyền Biden hiện nay bao gồm rất nhiều người có những xung đột tiềm tàng này.

Ben Judah, một chuyên gia hàng đầu về các cuộc điều tra chống tham nhũng, đã tweet rằng: “Henry Kissinger xứng đáng là kẻ dẫn đầu một hệ thống kiếm tiền bẩn thỉu ở Washington. Và trong chính phủ của Biden cũng đang có những xung đột lợi ích trong công việc, và dĩ nhiên, sẽ không phải là điều dễ dàng khi chỉ ra điều này. Tôi biết rất nhiều người trong số họ. Tôi coi một số người trong số họ là bạn tốt. Họ là những công chức lành nghề và có thiện chí. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng mối quan hệ mật thiết giữa lợi ích doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đối ngoại trước đây như Henry Kissinger, hiện tại như những nhà hoạch định chính sách trong chính phủ Biden và các chính quyền tương lai. Sẽ có những câu hỏi rất chính đáng mà những mối quan hệ đó đặt ra là lợi ích của ai thực sự sẽ được xem là ưu tiên hơn, của doanh nghiệp hay của quốc gia. Câu hỏi này sẽ có rất ít người dám thẳng thắng thừa nhận hay sẽ có được một câu trả lời thật lòng”.

Chính những sự xung đột lợi ích bẩn thỉu này sẽ ăn mòn nền dân chủ. Các cuộc thăm dò cho thấy niềm tin của người Mỹ vào chính phủ vẫn còn rất thấp. Trong một cuộc khảo sát năm 2022 của Hiệp hội Dịch vụ Công cộng, 56% số người được hỏi cho biết họ không tin tưởng nhiều hoặc hoàn toàn không tin tưởng vào Quốc hội. Một nửa nói rằng Quốc hội chủ yếu giúp đỡ những người giàu có. Đây là mảnh đất màu mỡ để những kẻ mị dân độc đoán gieo rắc sự tức giận và mất lòng tin vào nền dân chủ và gặt hái sự ủng hộ bằng cách bán mình như những người duy nhất có thể sửa chữa nó.

Với trách nhiệm của người đứng đầu đất nước, Tổng thống Biden đã công nhận việc khôi phục niềm tin vào chính phủ là một thách thức cốt lõi. Nhưng cho đến nay, các bước để giải quyết nó ở cấp độ hệ thống vẫn còn rất ít ỏi.

Lời kết:

Tất nhiên sẽ là sai lầm nếu đặt những vấn đề rộng lớn hơn với nền dân chủ Mỹ dưới chân Henry Kissinger. Vì bản thân Kissinger không hề xem trọng nền dân chủ, ông ta chẳng cần biết đến tương lai của những người Mỹ nghèo khó, chẳng cần quan tâm đến nền chính trị đảng phái đang khuynh đảo Quốc hội của đất nước, chẳng thiết tha gì đến chuyện chính phủ có đóng cửa hay vỡ nợ, đã sống thọ đến 100 tuổi nhưng Henry Kissinger vẫn chưa ngừng kiếm tiền trên những tư vấn chính sách đen tối và bất công, một phần ông ta biết các lợi ích doanh nghiệp từ ngành công nghiệp quốc phòng, tài chính và các lĩnh vực khác của người Mỹ đều cần đến sự quan hệ cao cấp để vận động chính quyền đưa ra những chính sách mang lại lợi nhuận cho những người giàu có, và Henry Kissinger là một trong số những người họ.

Và một lần nữa, so với các hành vi tham nhũng và phá hoại khác nhau mà Henry Kissinger đã hỗ trợ và kích hoạt khi cầm quyền trong chính phủ và kể cả sau khi bước chân ra ngoài chính phủ nhưng đôi tay của Kissinger vẫn còn nắm chặt lấy các thể chế này không buông.

Chính những hành động đó đã làm suy yếu uy tín của Hoa Kỳ ở nước ngoài, song song đó, sự thống trị của những nhóm lợi ích giàu có, vô trách nhiệm ở tất cả các cấp chính trị của người Mỹ hiện nay đã và đang làm suy yếu hoạt động của nền dân chủ của nước Mỹ.

Bất kỳ ai muốn gìn giữ, bảo vệ nền dân chủ cho các thế hệ tương lai đều phải chấp nhận việc đối đầu với những kẻ bại hoại, xấu xa như Henry Kissinger và một số nhân vật trong ban hoạch định chính sách của chính phủ Biden. Họ đang ăn mòn nền dân chủ của nước Mỹ từng ngày một, mỗi ngày một ít, ít đến nỗi chẳng mấy ai nhận ra đó là mối đe dọa thực sự đến sự tồn vong của một quốc gia.

Việt Linh, 04.06.2023