Bản cáo trạng ‘TUYỆT VỜI NHẤT LỊCH SỬ’ đã thay đổi nước Mỹ như thế nào?

0
2930

Tôi đã nghĩ đến những trường hợp tương tự ở những nơi khác trên thế giới. Như Thủ tướng Benjamin Netanyahu ở Israel, như Evo Morales ở Bolivia hay những cựu tổng thống Nam Hàn, Philippines, Brazil, những người họ đã trải qua các giai đoạn truy tố hoặc luận tội khác nhau, một số bị kết án và một số phải ngồi tù.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Tôi cũng nghĩ về chính trị nước Mỹ và cách Trump sẽ phải đi theo con đường của những nhà lãnh đạo tham nhũng, đam mê với quyền lực chính trị trên thế giới, họ phải chịu trách nhiệm cho những việc làm sai trái khi còn đượng chức, và hầu như tất cả những người họ đều bị quy trách nhiệm, bị đưa ra trước tòa án, bị còng tay, bị xe chở thẳng vào nhà tù, nhưng tại sao những thủ tục tố tụng, trừng phạt đó lại rất khó xảy ra ở nước Mỹ này.

Trump sẽ còn đi bao xa nữa đây? Sau khi đưa ra nhiều lời đe dọa các thẩm phán, công tố viên, nhân chứng và bồi thẩm đoàn một cách công khai. Đây là điều mà những nhà lãnh đạo khác trên thế giới vướng phải sai phạm khi còn đương chức, và bị truy tố sau khi mãn nhiệm, họ đã không dám hành xử như Donald Trump của nước Mỹ.

Bản cáo trạng lịch sử đã thay đổi nước Mỹ

Nếu Trump là một nhà độc tài, ông ta chắc chắn sẽ tìm mọi cách để ngăn cản nền dân chủ tồn tại và đứng vững, vì ông ta sợ bị truy tố, sợ phải ngồi tù như những nhà lãnh đạo khác trên thế giới, điều đó trông sẽ rất khó coi.

Ngay cả Trump đã mất quyền lực của một Tổng thống nhưng ông ta vẫn có một thứ quyền lực khác, không công khai nhưng lại rất mạnh khi điều khiển cả một Hạ viện với nhiều Ủy ban khác nhau nhưng có cùng một nhiệm vụ, mục đích để thi hành, đó là rửa tội cho những kẻ gây bạo loạn trong ngày 6 tháng 1 và rửa tội cho chính ông ta.

Một nỗ lực nhằm giành quyền lực bất hợp pháp của Trump đã thiếu thẩm quyền và sự ủng hộ của quần chúng, là điều cần thiết để đánh cắp một cuộc bầu cử mà ông ta đã thua áp đảo. Ông ta không kiểm soát được các quan chức bầu cử của các tiểu bang hoặc có đủ ảnh hưởng để đạt được mục tiêu đó.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Trump đã nhiều lần vi phạm các quy tắc dân chủ, chẳng hạn như thúc đẩy mạnh mẽ lợi ích kinh doanh của mình, can thiệp vào Bộ Tư pháp, từ chối sự giám sát của quốc hội, xúc phạm thẩm phán, quấy rối giới truyền thông và không thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử.

Công bằng mà nói, khi chúng ta thường hay nói về một cuộc đảo chính hụt của Donald Trump, nhưng có lẽ chúng ta đã sai, vì Trump chưa bao giờ thực sự đe dọa đảo chính, đó chỉ là cản trở sự chuyển giao quyền lực từ người này sang người khác, trong đó sẽ sử dụng vũ lực để cài đặt một nhà lãnh đạo mới với sự hỗ trợ của quân đội. Còn đảo chính đúng nghĩa là cách mà một nhà độc tài mới lật đổ một nhà độc tài đương nhiệm.

Một cuộc đảo chính lật đổ một chính phủ được bầu hợp pháp là khá hiếm trên thế giới, những ví dụ nổi bật trong 100 năm qua trên khắp thế giới bao gồm Tây Ban Nha năm 1923, Iran năm 1953, Guatemala năm 1954, Brazil năm 1964, Hy Lạp năm 1967, Chile năm 1973, Pakistan năm 1999 và Thái Lan năm 2006. Với Donald Trump tại nước Mỹ, ngay cả khi những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Trump mù quáng tin rằng ông ta đã thắng, thì con số những người ủng hộ đó không đủ để đe dọa một cuộc nội chiến. Bất chấp khả năng gây được bạo loạn tại Điện Capitol tháng 1 năm 2021, vì một cuộc nổi dậy thực sự lớn và kéo dài sẽ dễ dàng bị cơ quan thực thi pháp luật dập tắt.

Một cuộc tiếp quản do quân đội hậu thuẫn sẽ không bao giờ có thể xảy ra ở Mỹ. Các lực lượng vũ trang của nước này rất khó có thể can thiệp vào chính trị trong nước để thay đổi chế độ, đặc biệt là không ủng hộ một tổng thống vốn không được lòng dân trong hàng ngũ của mình.

Giờ đây, Trump không còn quyền hạn gì để kiểm soát bộ máy chính phủ hay Bộ Tư pháp. Trump chỉ còn quyền lực của một nhà lãnh đạo của Đảng Cộng hòa và là người dẫn đầu trong Đảng Cộng hòa cho đề cử năm 2024. Nhưng việc truy tố lần này dường như sẽ không thể làm khó được Trump trên con đdường tiến đến với quyền lực một lần nữa trong năm 2024, ngoại trừ khi một phép lạ xảy ra, đó là những vụ truy tố khác đến từ liên bang, đúng như vậy, chỉ có cách đó thôi, là bức tường thanh cao nhất mà Trump không thể vượt qua.

Mục tiêu duy nhất của Trump hiện nay, trước và sau bản cáo trạng lịch sử, là khiến cho phong trào MAGA và các Cơ đốc nhân nhìn nhận ông ta là một người tử vì đạo và vũ khí hóa biểu tượng của một cựu tổng thống bị truy tố và tuyên bố rằng nó hoàn toàn bị chính trị hóa.

Lời kết:

Các nhà lãnh đạo mới được bầu thường có thể phải đối mặt với những động cơ mạnh mẽ – và sự khuyến khích – để truy tố những người tiền nhiệm của họ, như trong trường hợp của Tổng thống Biden hiện nay.

Cách giải quyết này, thường được gọi là phục hồi công lý, cũng có thể làm mất ổn định của nền dân chủ nếu những người tiền nhiệm quyết định thu mình lại và chiến đấu thay vì thừa nhận thất bại. Hãy xem trường hợp của Moammar Gadhafi của Libya, bị lật đổ bởi sự can thiệp quân sự của phương Tây và bị người dân của ông ta giết chết vào năm 2011. Ông ta từ chối chạy trốn hoặc xin tị nạn vì sợ rằng cả chính phủ nước ngoài và những người kế nhiệm ông ta sẽ truy tố ông ta vì tội vi phạm nhân quyền.

Ngược lại, việc ân xá như Gerald Ford đã làm với Richard Nixon – có nguy cơ tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với nền dân chủ vì ông ta đã lấy đi cơ hội của Quốc Hội để thiết lập một tiền lệ trừng phạt nhằm ngăn ngừa các Tổng thống Mỹ tương lai cảm thấy e ngại, không dám lạm dụng quyền lực thì hệ thống dân chủ có nhiều khả năng sẽ tồn tại lâu hơn.

Nếu các công tố viên hoặc Quốc hội bỏ qua cho Trump, họ có thể là những người tạo ra bước đột phá mới và nguy hiểm, thực sự phá vỡ nền pháp trị vốn là nền tảng cho nền dân chủ Mỹ.

Việt Linh 06.04.2023