Trump có thể thắng với vụ kiện tại Tòa án tối cao

0
2094

Katherine Fung

Trong vòng chưa đầy hai tuần nữa, Tòa án Tối cao dự kiến ​​​​sẽ đưa ra quyết định về John Castro kiện Donald Trump, trong một vụ án do một ứng cử viên Đảng Cộng hòa lâu năm chống lại cựu tổng thống đưa ra, yêu cầu các thẩm phán loại Trump khỏi tư cách tranh cử dựa trên Tu chính án thứ 14. Các thẩm phán có thời hạn đến ngày 9 tháng 10 để đưa ra quyết định.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Donald Trump sẽ sớm biết liệu Tòa án Tối cao có thụ lý vụ kiện thách thức khả năng ứng cử của ông ta trong cuộc đua tổng thống năm 2024 và đe dọa nghiêm trọng nỗ lực quay trở lại Tòa Bạch Ốc của ông ta hay không. Nói ví von một chút, đây cũng là dịp để tay giáo chủ MAGA, tay đầu đảng Cộng hòa Trump thử thách lòng trung thành của các thẩm phán không được người dân bầu chọn mà do đảng chính trị đưa lên để phục vụ các lợi ích chính trị của đảng.

Có thể nói đây là vụ án quan trọng nhất và phán quyết đưa ra cũng quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng đến Mục 3 Tu chính án thứ 14 là mục tiêu mà nhiều tổ chức dân sự đang thúc đẩy các Tổng thư ký hành chính của nhiều tiểu bang tiến hành để loại Trump ra khỏi lá phiếu vì đã tham gia vào cuộc nổi dậy gián tiếp hay trực tiếp.

John Castro lập luận rằng vì ông và Trump đang kêu gọi cùng một cử tri và các nhà tài trợ, nên việc Trump ra ứng cử – điều mà ông cho là vi hiến vì sự tham gia của Trump vào cuộc bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021 – sẽ khiến bản thân ông bị tổn thương vì “cạnh tranh chính trị“.

Điều khoản không đủ tư cách trong Tu chính án thứ 14 ngăn chặn các cá nhân nắm giữ chức vụ công nếu họ “tham gia nổi dậy hoặc nổi loạn” chống lại Hoa Kỳ. Trump chưa bị buộc tội nổi dậy, mặc dù ông ta đã bị truy tố trong một vụ án liên bang liên quan đến nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Nếu Trump bị loại khỏi cuộc bỏ phiếu ở bất kỳ tiểu bang quan trọng nào, điều đó có thể sẽ làm mất đi cơ hội chiến thắng của ông ta vào năm 2024.

John Castro nói rằng: “Nếu Tòa án tối cao ra phán quyết có lợi cho tôi, tên của ông ấy không thể xuất hiện trên lá phiếu ở bất kỳ tiểu bang nào vì điều khoản bầu cử trong Hiến pháp trao quyền cho các tiểu bang trong bầu cử chỉ áp dụng cho các cuộc đua vào quốc hội. Sẽ có một lệnh cấm vĩnh viễn trên toàn quốc đối với tất cả các quan chức bầu cử tiểu bang để không nêu tên ông ấy trong các lá phiếu và không tính bất kỳ phiếu bầu nào của ông ấy.”

Nếu điều thần kỳ này xảy ra, nếu các thẩm phán trong Tòa án Tốo đồng ý với nguyên đơn là John Castro, thì không những là Donald Trump, mà các quan chức cao cấp như các Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Ted Cruz, Josh Hawley hay các dân biểu như Jim Jordan, Paul Gosar, Jim Bank, Kevin McCarthy và những quan chức cao cấp ở tiểu bang cũng phải chịu chung số phận, họ phải bị tước bỏ chức vụ, bãi nhiệm, về nhà đuổi gà cho vợ.

John Castro đã đệ đơn kiện liên bang tại ít nhất 14 tiểu bang: Alaska, Arizona, Idaho, Kansas, Maine, Montana, New Mexico, Nevada, North Carolina, Oklahoma, Pennsylvania, Utah, West Virginia và Wyoming và nay mai là Massachusetts.

John Castro nói rằng: “Tôi có thể thắng nếu công lý được thực thi và tôi cũng có thể bại, nếu các thẩm phán bảo thủ chọn đứng về phía Trump, phía đảng chính trị Cộng hòa, bảo vệ những kẻ phạm tội. “Được ăn cả, ngã về không” nhưng ngay cả tôi thất bại thì những người họ, những thẩm phán do đảng chính trị đưa lên, đặt ngồi vào ghế sẽ phải có trách nhiệm trước người dân Mỹ. Tôi tin, họ không thể làm khác được với những gì Hiến pháp đã quy định. Tòa án Tối cao là cơ quan duy nhất có thể đưa ra câu trả lời cuối cùng và nó sẽ được áp dụng cho tất cả 50 tiểu bang.”

Michael McAuliffe, cựu công tố viên liên bang và luật sư dân cử của tiểu bang, nói rằng: “Vụ án của John Castro có thể là vụ đầu tiên liên quan đến điều khoản không đủ tư cách của Tu chính án thứ 14 đã được đưa lên Tòa án Tối cao theo bất kỳ cách thức cân nhắc nào. Tuy nhiên, không nên dựa vào việc các thẩm phán ấn định vấn đề cụ thể này trong cuộc họp đầu tiên để suy đoán về quan điểm cuối cùng của Tòa án về vấn đề này. Thuật ngữ “thận trọng” là từ nên được áp dụng cho vấn đề quan trọng ở giai đoạn này.”

Một vụ kiện Tu chính án thứ 14 khác chống lại việc ứng cử của Trump đã được đệ trình tại Colorado bởi Tổ chức Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức, một nhóm giám sát có trụ sở tại Washington DC (CREW) và sẽ đồng loạt tiến hành nhiều vự kiện với mục đích tương tự tại nhiều tiểu bang khác.

Người phát ngôn của Trump, Steven Cheung trước đó đã chỉ trích những thách thức pháp lý trong một thuyết âm mưu cho rằng: “Những người đang theo đuổi một cuộc tấn công chính trị nhằm vào cựu Tổng thống Trump đang vượt quá sự công nhận của luật pháp, giống như các công tố viên chính trị ở New York, Georgia và Washington DC

Bản thân Trump đã ví lập luận hiến pháp với “can thiệp bầu cử“, gọi đó “chỉ là một ‘thủ đoạn’ khác đang được những người Cộng sản cánh tả cấp tiến, những người theo chủ nghĩa Marx và những người theo chủ nghĩa Phát xít sử dụng để một lần nữa đánh cắp một cuộc bầu cử.”

McAuliffe cho biết Tòa án Tối cao có thể sẽ xem xét liệu vụ kiện của John Castro có giá trị gì hay không khi họ quyết định vấn đề này trong vài tuần nữa, thay vì lập luận thực sự về Tu chính án thứ 14.

McAuliffe cho rằng: “Thông thường, đây là một vấn đề cơ bản và sẽ là chủ đề thảo luận trong hội nghị sắp tới của Tòa án. Tòa án thậm chí có thể bác bỏ đơn kiện dựa trên tình hình tố tụng của vụ án.”

Cựu công tố viên liên bang Neama Rahmani nói rằng ngay cả khi Tòa án tối cao đứng về phía John Castro, thì phán quyết như vậy sẽ “xóa bỏ một rào cản pháp lý quan trọng“.

Rahmani nói rằng: “Những người thách thức trước đây đã bị các thẩm phán trong Tòa án Tối cao ra phán quyết cho là thiếu tư cách để thách thức nhưng họ lại không nói rõ rằng những ai mới là người có đủ tư cách pháp nhân để đưa ra vụ kiện lên Tòa án Tối cao, ví dụ một Tổng thư ký hành chính của một tiểu bang, một Tổng chưởng lý của một tiểu bang hay Bộ trưởng Tư pháp liên bang. Theo lệ thường, các thẩm phán trong Tòa án Tối cao sẽ không giải quyết vấn đề liệu Trump có tham gia vào một cuộc nổi dậy hay nổi dậy hay không cho đến khi các tòa án cấp dưới giải quyết và dẫn đến tranh cãi, kháng cáo.”

Lời kết:

Vẫn là dự đoán của tôi, thời thế hiện tại và chính trị Mỹ đang phân cực nặng nề như hiện nay, thì xác suất có được đa số thẩm phán bảo thủ trong Tòa án Tối cao đồng ý với Mục 3 Tu chính án thứ 14 là bằng KHÔNG.

Không ai có đủ can đảm tự chặt chân tay mình cả. Nên có lẽ mọi quyết định quan trọng sẽ nằm trong lá phiếu của cử tri Mỹ mà thôi, phải đi bỏ phiếu thật đông, ông Biden phải thắng với số phiếu áp đảo không thể phủ nhận, không thể tranh cãi, không thể đảo ngược thì chiến thắng đó mới dẫn đến sự ổn định xã hội, phục hưng đất nước. Chính vì thế, đừng trông mong, hy vọng gì nhiều ở các vụ án của Mục 3, Tu chính án thứ 14.

Translated & Summarized

Việt Linh