Thất bại của Pháp ở châu Phi là dấu hiệu cảnh báo đối với Mỹ

0
1405

Tom O’Connor

Quyết định của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rút đại sứ và quân đội của nước ông khỏi Niger theo yêu cầu của giới lãnh đạo quân sự hiện tại của nước này có thể coi như một lời cảnh báo đối với Hoa Kỳ về tư thế của nước này trong một khu vực bất ổn nơi Washington đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhà lãnh đạo Pháp ban đầu có lập trường thách thức khi Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) lần đầu tiên phế truất Tổng thống Nigeria Mohamed Bazoum vào tháng 7 và yêu cầu đại sứ Pháp Sylvain Itté rút lui, cáo buộc đặc phái viên của cựu thuộc địa đã cấu thành một chính quyền đe dọa trật tự công cộng ở quốc gia Tây Phi này. Tuy nhiên, vài tuần sau khi chính quyền quân sự rút quyền miễn trừ ngoại giao của Itte, ông Macron hôm Chủ nhật tuyên bố rằng đại sứ sẽ rời khỏi đất nước và khoảng 1.500 quân Pháp sẽ theo sau vào năm tới.

Việc rút lui này sẽ đánh dấu lần rút quân mới nhất của Pháp khỏi các nước châu Phi trong những năm gần đây, bao gồm Burkina Faso, Cộng hòa Trung Phi và Mali, trong bối cảnh làn sóng chống Pháp khắp các khu vực lục địa.

Nhưng khi Ngũ Giác Đài quyết tâm duy trì khoảng 1.100 quân ở Niger và tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Phi, Nathaniel Powell, nhà phân tích tại Oxford Analytica, lập luận rằng Washington nên chú ý đến bước thụt lùi của Pháp và đưa ra nhận định rằng: “Tôi nghĩ rằng, về thông điệp qua sự thất bại của Pháp ở Sahel gửi đến, đặc biệt là đối với Mỹ, là việc khiến sự thành công của chính sách an ninh của Hoa Kỳ phụ thuộc vào các chế độ tham nhũng và bất hợp pháp sẽ mang lại những rủi ro rất lớn. Khi những chế độ đó bị lật đổ, những người ủng hộ nước ngoài của họ thường bị coi là đồng lõa và có thể mất ảnh hưởng.”

Việc người Pháp rời Burkina Faso và Mali cũng diễn ra sau những biến động chính trị do các nhân vật quân sự ở hai quốc gia Tây Phi này lãnh đạo, cả hai quốc gia này đều nổi lên là những người ủng hộ CNSP nhiệt thành nhất ở Niger. Đầu tháng này, một sự thay đổi chính phủ đột ngột khác đã làm rung chuyển khu vực ở Gabon, nơi mà sự hiện diện của quân đội Pháp hiện vẫn còn là một vấn đề đáng nghi ngờ.

Các sự kiện ở Niger có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt. Trước khi Tổng thống Bazoum bị lật đổ, Niger từng là trung tâm của các hoạt động chống khủng bố của cả Pháp và Mỹ ở khu vực Sahel, nơi các nhóm chiến binh bao gồm các chi nhánh của Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (ISIL) có sự hiện diện tích cực.

Cả Pháp và Hoa Kỳ đã phớt lờ lịch sử lâu dài của đất nước Niger về các mối quan hệ dân sự-quân sự căng thẳng, việc Tổng thống Bazoum đàn áp phe đối lập và tính chất gây tranh cãi trong cuộc bầu cử của ông đã làm lung lay mối quan hệ đối tác vững chắc.

Tuy nhiên, với việc cựu Tổng thống Bazoum bị quản thúc tại gia, Washington đã tìm cách hợp tác với CNSP, bất chấp việc kêu gọi khôi phục chế độ cai trị dân chủ. Đầu tháng này, Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Châu Âu và Lực lượng Không quân Châu Phi, tiết lộ rằng các cuộc đàm phán như vậy đã dẫn đến việc nối lại một số nhiệm vụ giám sát và thu thập thông tin tình báo ở Niger, bao gồm cả các hoạt động của máy bay không người lái.

Bình luận về tình hình lực lượng hiện tại của Hoa Kỳ ở Niger, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Châu Phi Hoa Kỳ (AFRICOM) nói rằng: “Chưa có quyết định chính sách nào của Hoa Kỳ về sự hiện diện lâu dài của quân đội Hoa Kỳ ở Niger trong khi chúng tôi chờ đợi tiến trình ngoại giao có hiệu quả.”

Về phía Pháp, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Pháp cho biết trong một tuyên bố trực tuyến rằng nước này “sẽ tiếp tục giúp châu Phi chống khủng bố, nhưng chúng tôi sẽ chỉ làm như vậy nếu đó là yêu cầu của các cơ quan được bầu cử dân chủ và chính quyền khu vực”.

Nhưng Rama Yade, người trước đây từng là đại sứ Pháp tại UNESCO và là ngoại trưởng, đã xác định việc thiếu kết quả không rõ ràng trong việc can thiệp quân sự của Pháp là một trong những yếu tố thúc đẩy phản ứng dữ dội hiện nay.

Với việc Pháp hiện đang phải đối mặt với “sự kết thúc của một kỷ nguyên” đối với vị thế của mình ở châu Phi, thì phía Mỹ đang cố gắng lấp đầy khoảng trống ở đây bằng cách phân biệt chiến lược của họ với Pháp, ngay cả khi hai quốc gia vẫn là đồng minh trong cuộc chiến rộng lớn hơn chống lại khủng bố.

Mặc dù kỷ nguyên cai trị trực tiếp của Pháp ở châu Phi đã chính thức kết thúc với sự độc lập của Algeria vào năm 1962, Pháp vẫn tiếp tục nắm giữ quyền kiểm soát có ảnh hưởng đối với nền kinh tế của khu vực, bao gồm cả việc tiếp tục sử dụng đồng franc vào sự hiện diện khá lớn của khu vực tư nhân.

Về vấn đề này, Hoa Kỳ không mang theo cùng một gánh nặng lịch sử như Pháp vì Hoa Kỳ chưa bao giờ tham gia vào ý thức thuộc địa và bóc lột truyền thống trên lục địa châu Phi. Lập luận này giúp giải thích tại sao một số cuộc biểu tình ở châu Phi, như cuộc biểu tình ở Niger, lại kêu gọi rõ ràng việc dỡ bỏ các căn cứ quân sự của Pháp trong khi không nhắm vào các căn cứ của Hoa Kỳ.

Trong trường hợp của Pháp, sự hiện diện của Pháp tại Châu Phi được xem là phục vụ lợi ích của Pháp hơn là các nước sở tại.

Lời kết:

Sự ra đi của Pháp không hẳn là một cơ hội để Hoa Kỳ nhảy vào thế chỗ mà không phải trả giá gì. Nếu Hoa Kỳ hiểu được tâm tư của người dân Châu Phi, về những gì họ muốn nói với người Pháp rằng: “Hãy đối xử tôn trọng với chúng tôi, giống như các bạn làm với các quốc gia khác. Hãy đến châu Phi với tư cách là một đối tác bình đẳng, chúng tôi sẽ chào đón bạn. Nếu bạn đến Châu Phi để tiếp tục khai thác, làm giàu và bóc lột sức lao động, điều đó sẽ không có tác dụng ở Châu Phi. Nếu bạn muốn tồn tại ở Châu Phi, tốt hơn bạn nên điều chỉnh lại chính sách và sự hoạt động, nếu không bạn sẽ phải rời khỏi đất nước chúng tôi”.

Translated & Summarized

Việt Linh