Elon Musk là kẻ thù của tự do ngôn luận

0
2412

Tim Karr

Trong suy nghĩ của Elon Musk, ông ta hoàn toàn là một người theo chủ nghĩa chuyên chế về tự do ngôn luận. Ông ta sẽ hoàn toàn bảo vệ quyền được lên tiếng của bạn, miễn là bạn không chỉ trích ông ta.

Elon Musk tự coi mình là người ủng hộ tranh luận tự do và cởi mở, đồng thời có những nỗ lực phi thường để dập tắt mọi lời chỉ trích trung thực và nghiên cứu độc lập có thể tác động tiêu cực đến ông ta hoặc doanh nghiệp của ông ta.

Không ai hiểu điều này rõ ràng hơn những người tại Trung tâm Chống lại Sự căm ghét Kỹ thuật số (CCDH). Đây là tổ chức phi lợi nhuận điều tra sự lan truyền của ngôn từ kích động thù địch trên mạng xã hội và đã dành phần lớn nghiên cứu gần đây của mình về nhiều thất bại của Elon Musk kể từ khi tiếp quản Twitter vào mùa thu năm ngoái.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Trung tâm Chống lại Sự căm ghét Kỹ thuật số đã phải nhận đơn kiện của X Corp., thực ra là là công ty Twitter, họ tuyên bố rằng tổ chức này “đã tham gia vào một loạt hành vi bất hợp pháp” khi nghiên cứu nền tảng này.

“Twitter đã thực hiện một loạt các hành động leo thang và ngày càng kỳ lạ hơn nhằm cố gắng bịt miệng hoặc đe dọa những người làm việc trong Trung tâm Chống lại Sự căm ghét Kỹ thuật số. Elon Musk gọi tổ chức này là ‘ác quỷ’ và Giám đốc điều hành của nó là ‘con chuột’.

Vụ kiện chỉ là cuộc tấn công mới nhất của Elon Musk vào quyền tự do ngôn luận. Chiến thuật bắt nạt của tỷ phú Elon Musk nhằm cố gắng dập tắt những lời chỉ trích ông ta đã rất mâu thuẫn với cam kết của ông ta đối với lời hứa sẽ có những cuộc tranh luận cởi mở và minh bạch.

Những nỗ lực nhằm bịt ​​miệng những người chỉ trích ông ta không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai theo dõi hành vi thất thường của Elon Musk.

Elon Musk đã nhắm mục tiêu đến Trung tâm Chống lại Sự căm ghét Kỹ thuật số vì đã phơi bày mức độ căm ghét và thông tin sai lệch đã mọc lên như nấm trên Twitter kể từ khi ông ta tiếp quản vào cuối tháng 10.

Sở thích dập tắt những tiếng nói bất đồng của Elon Musk được nhận thấy khá rõ nét qua những diễn biến như:

Elon Musk yêu cầu Trung Quốc kiểm duyệt người tiêu dùng phê bình Tesla

Khi Elon Musk bắt đầu khai triển doanh số bán Tesla tại Trung Quốc vào năm 2021, ông ta và các đồng nghiệp trong công ty trở nên lo lắng trước một số người tiêu dùng đã lên mạng xã hội Trung Quốc để phàn nàn về các vấn đề xảy ra với xe điện của công ty Tesla. Thay vì khắc phục những trở ngại, Tesla lại kêu gọi chính phủ Trung Quốc sử dụng quyền hạn kiểm duyệt của mình để chặn những người chỉ trích trực tuyến công ty Tesla.

Elon Musk sa thải nhân viên lên tiếng chống đối

Một nhân viên của Tesla đã bị sa thải vào năm 2022 sau khi anh ta đăng các video đánh giá phê bình hệ thống lái tự động của Tesla, bao gồm cả trường hợp anh ta phải ngắt chức năng này và điều khiển xe để tránh va chạm có thể xảy ra.

Các nhân viên khác tuyên bố họ bị sa thải vì báo cáo hành vi quấy rối phân biệt chủng tộc tại một số nhà máy của Tesla. Theo The Guardian, khi một người khiếu nại với ban quản lý của công ty, anh ta đã bị sa thải vì “không có thái độ tích cực”.

Elon Musk giúp các chế độ đàn áp để bịt miệng những người bất đồng chính kiến

Elon Musk đã nỗ lực để xoa dịu các chế độ đàn áp đang tìm cách đóng cửa các tài khoản mạng xã hội của những người chỉ trích họ. X Corp. đã giúp chính phủ Modi của Ấn Độ loại bỏ một bộ phim tài liệu của BBC chỉ trích giới lãnh đạo vì đã kích động bạo lực dựa trên tôn giáo chống lại người dân theo đạo Hồi của đất nước Ấn Độ.

Bên dưới bề ngoài của chủ nghĩa jingo tự do ngôn luận của Elon Musk là một người đàn ông sẵn sàng tuân theo các chế độ đàn áp. Elon Musk đã tweet vào năm 2022 để đáp lại những người kêu gọi ông ta bảo vệ những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​​​trên toàn thế giới và nói rằng: “Sở thích của tôi là tuân thủ luật pháp của các quốc gia nơi Twitter hoạt động,”.

Chúng ta cần biết rằng, trước khi Elon Musk mua lại công ty Twitter, chủ sở hữu trước thường xuyên có lập trường chống lại các chính phủ cố gắng dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến, kêu gọi các chế độ này tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Elon Musk đình chỉ các nhà báo đã đưa tin chỉ trích ông ta

Vào cuối năm 2022, Elon Musk đã đình chỉ tài khoản của một số nhà báo nổi tiếng đã đưa tin tiêu cực về các công ty của ông ta. Để biện minh cho hành động này, Elon Musk đã đột ngột thay đổi chính sách của công ty để ông ta cũng có thể chặn tài khoản của một người đã theo dõi tung tích chiếc máy bay riêng của Elon Musk bằng cách sử dụng thông tin có sẵn công khai. Hầu hết các nhà báo bị đình chỉ, bao gồm các phóng viên của CNN, The New York Times và The Washington Post, khi họ viết về việc đình chỉ này và đặt câu hỏi về sự trung thành được cho là của Elon Musk đối với quyền tự do ngôn luận chỉ là những lời nói dối. Elon Musk đã có một lịch sử lâu dài về việc cố gắng bịt miệng những người mà ông ta không thích hoặc chỉ trích những bài phát biểu của ông ấy.

Elon Musk chặn quyền truy cập vào các đối thủ của Twitter

Mới mùa xuân này, Elon Musk đã bắt đầu chặn các liên kết Substack trên Twitter. Substack là công ty vừa công bố kế hoạch tung ra một dịch vụ giống như Twitter có tên là Ghi chú, cho phép mọi người chia sẻ các bản cập nhật ngắn cho nguồn cấp dữ liệu ngược dòng thời gian. Hành động này đã khiến một số nhà báo đang sử dụng Substack và Twitter tức giận khi họ không thể tiếp tục xây dựng lượng người theo dõi lớn cho các bản tin và bài bình luận khác của họ. Elon Musk trước đây đã từng chặn khả năng liên kết của người dùng Twitter với Mastodon, một đối thủ cạnh tranh khác.

Lời kết:

Thói quen bắt nạt những người mà Elon Musk không thích đã khuyến khích nhiều người theo dõi ông ta và cổ võ cho sự bắt nạt, quấy rối những người chỉ trích ông ta cho đến khi họ im lặng. Mối nguy hiểm không chỉ là bất kỳ ai nói lên sự thật trước quyền lực đều phải chịu đựng sự lạm dụng ngày càng tăng, bao gồm cả các cuộc tấn công của chính Elon Musk.

Những nỗ lực tiêu cực của Elon Musk đang biến một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến thành một loại vũ khí mà ông ta có thể sử dụng để chống lại kẻ thù của mình và bất kỳ ai không tuân theo chương trình nghị sự phản động của ông ta. Đó không phải là tự do ngôn luận đúng nghĩa mà đó phải gọi là chủ nghĩa chuyên chế tự do ngôn luận một chiều của một tên nhà giàu hợm hỉnh.

Tim Karr

Translated & Summarized: Việt Linh

https://www.commondreams.org/opinion/elon-musk-free-speech