Đảng Cộng hòa chỉ quan tâm đến nợ khi đảng Dân chủ làm tổng thống

0
2059
UNITED STATES - NOVEMBER 14: Speaker of the House Mike Johnson, R-La., conducts a news conference in the Capitol Visitor Center where he addressed the continuing resolution to fund the government and the war in Israel, on Tuesday, November 14, 2023. (Tom Williams/CQ-Roll Call, Inc via Getty Images

John Avion, Chelsey Cox, Lisa Mascaro

Ngoài sự gia tăng thâm hụt và nợ nần, quan điểm đảng phái bên bờ vực thẳm của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện còn là động lực đằng sau mọi cảnh báo và hạ xếp hạng tín dụng mà Hoa Kỳ nhận được trong nhiều năm qua – là một minh chứng cho sự vô lý của chính họ, chính các đảng viên Cộng hòa đã tạo ra điều này.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Khi chính trường Mỹ chơi trò đá gà với việc chính phủ có thể đóng cửa lần nữa, Moody’s Investor Service, cơ quan xếp hạng tín dụng, cảnh báo rằng họ đang thay đổi quan điểm về xếp hạng của Mỹ từ ổn định sang tiêu cực. Điều này nghe có vẻ giống như chuyện ngớ ngẩn ở thị trường chứng khoán của nước Mỹ, nhưng trên thực tế đó là một lời nhắc nhở trong thế giới thực rằng từ sự phân cực đảng phái chính trị đã khiến cả nước phải trả giá cụ thể.

Trở lại với năm 2011, trước một diễn biến khác xung quanh việc chính phủ đóng cửa và vỡ trần nợ quốc gia, nước Mỹ đã bị hạ xếp hạng tín dụng lần đầu tiên từ S&P.

Làn sóng Tiệc trà năm 2010 nhằm phản ứng với cuộc bầu cử của cựu Tổng thống Barack Obama đã phát huy hết tác dụng. Vào thời điểm đó, nó nhằm mục đích thể hiện mong muốn giảm thuế và giảm chi tiêu thâm hụt sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.

Những người cánh hữu đang trỗi dậy yêu cầu cắt giảm sâu chi tiêu để đổi lấy việc tăng trần nợ. Những tuần lễ nguy hiểm bên bờ vực thẳm – và rõ ràng là những người cánh hữu sẵn sàng tạo ra sự cắt giảm tín dụng của Mỹ để đạt được các mục tiêu ý thức hệ – đã làm lung lay niềm tin vào khả năng quản lý của Mỹ.

Đó là lý do tại sao S&P chỉ ra vấn đề cơ bản về cơ cấu của nền chính trị đảng phái, cũng như thâm hụt và nợ ngày càng tăng và đưa ra nhận định cho rằng: “Qua những hỗn loạn chính trị trong những tháng gần đây đã nêu bật những gì chúng ta thấy khi việc quản lý và hoạch định chính sách của Mỹ trở nên kém ổn định hơn, kém hiệu quả hơn và khó dự đoán hơn những gì chúng ta tin tưởng trước đây. Trần nợ theo luật định và nguy cơ vỡ nợ đã trở thành những con bài thương lượng chính trị trong cuộc tranh luận về chính sách tài khóa.”

Như Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện của Đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã nói vào thời điểm đó rằng: “Tôi nghĩ một số thành viên của chúng tôi có thể đã nghĩ rằng vấn đề trần nợ là một con tin mà họ đã sử dụng bừa bãi, vô ý thức. Nhưng hầu hết chúng tôi không nghĩ vậy. Những gì chúng tôi đã học được là thế này – đó là một con tin đáng được chuộc với một cái giá chấp nhận được.”

Nếu S&P hạ bậc xếp hạng của Mỹ quá sớm vào năm 2011 thì chỉ 10 năm sau, lập trường của họ đã được chứng minh là đúng. Khoản nợ của nước Mỹ tiếp tục tăng – được thúc đẩy bởi các tổng thống của Đảng Cộng hòa cũng như Đảng Dân chủ. Nhưng sự bất ổn về cơ cấu trong chính quyền thường gia tăng bởi sự hỗn loạn liên tục của cánh hữu thuộc Đảng Cộng hòa.

Có phải những đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện thực sự quan tâm về thâm hụt và nợ quốc gia vì họ nghĩ đến tương lai của đám con cháu thế hệ mai sau hay không? Thưa không. Họ chỉ quan tâm về nợ trần quốc gia khi có những Tổng thống đảng Dân chủ mà thôi. Còn khi họ có những Tổng thống đảng Cộng hòa, họ tha hồ giảm thuế gây thất thu cho quốc gia và như vậy, nợ quốc gia ngày càng phình ra nhanh hơn dưới thời các Tổng thống Cộng hòa, và những số tiền thâm hụt đó không chạy vào túi của những người nghéo tại Mỹ và chạy vào kho bạc của những người giàu có, những công ty lớn, những chính trị gia giàu có ở lưỡng viện.

Trở lại với lịch sử, mức nợ khiêm tốn đã được nước Mỹ sử dụng một cách hữu ích kể từ thời  Alexander Hamilton, người đã viết rằng: “Một khoản nợ quốc gia nếu nó không quá mức sẽ là một phước lành cho quốc gia đối với chúng ta”. Và khi Hoa Kỳ thoát khỏi tình trạng thâm hụt nhờ tăng trưởng dưới thời cựu Tổng thống Đảng Dân chủ Bill Clinton, thì sau đó điều đầu tiên mà Đảng Cộng hòa làm dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush là phung phí khoản thâm hụt đó bằng cách cắt giảm thuế, dẫn đến một chu kỳ chi tiêu thâm hụt khác.

Rõ ràng, rằng các tổng thống của Đảng Cộng hòa đã làm nợ quốc gia tăng cao hơn so với các tổng thống Đảng Dân chủ.

Và điều đó đặc biệt đúng với cựu Tổng thống 45, Donald Trump, người đã tăng khoản nợ  lên hơn 7 ngàn tỷ USD trong 4 năm – điều mà cựu Thống đốc South Carolina, Nikki Haley  đã đúng khi cố gắng đưa vấn đề này ra trong cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa.

Hồ sơ bỏ phiếu của quốc hội cho thấy đảng Cộng hòa thực sự chỉ quan tâm đến thâm hụt và nợ khi đảng Dân chủ làm tổng thống. Đó là khi họ đe dọa đóng cửa để đạt được các mục tiêu chính sách và chơi trò chính trị với niềm tin và sự tín nhiệm hoàn toàn của Hoa Kỳ.

Chúng tôi đã thấy điều đó vào tháng 8 năm nay khi Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ từ AAA xuống AA+ và nói rằng: “Những bế tắc chính trị liên tục về giới hạn nợ và các nghị quyết vào phút chót đã làm xói mòn niềm tin vào quản lý tài chính”.

Một trong số ít việc có trách nhiệm mà cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã làm là đạt được thỏa thuận với các đảng viên Đảng Dân chủ để ngăn chặn chính phủ đóng cửa và cũng chính vì việc này mà ông ấy đã bị lật đổ.

Giờ đây, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang cố gắng thoát khỏi cái bẫy tương tự. Chúng ta sẽ xem liệu ông ấy có thành công hay không. Một số người trong cuộc họp kín của Johnson đang cổ vũ cho việc đóng cửa vì họ cảm thấy điều đó sẽ mang lại cho họ đòn bẩy để thúc đẩy chương trình nghị sự tư tưởng của riêng họ khi không có đa số lâu dài trong Hạ viện và Thượng viện.

Những người gây ồn ào nhất hiện nay trong Hạ viện là những người trung thành theo Trump.

Moody’s Investor Service chỉ trích đảng phái chính trị phân cực làm tăng nguy cơ các chính phủ kế nhiệm sẽ không thể đạt được sự đồng thuận về kế hoạch tài chính nhằm làm chậm sự suy giảm khả năng chi trả nợ.

Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội phi đảng phái, kiểu chính trị đóng thế tồi tệ nhất là cố gắng bù đắp chi tiêu khẩn cấp như viện trợ cho Israel bằng cách cố gắng cắt giảm kinh phí cho việc thực thi IRS – như Mike Johnson đề xuất – điều này thực sự sẽ làm tăng thêm thâm hụt và gây thất thu cho quốc gia.

Lời kết:

Cũng có những người tốt ở cả hai đảng quan tâm đến thâm hụt và nợ dài hạn của đất nước nhưng thói đạo đức giả của phần lớn những người thuộc phe cực hữu đã khiến cho việc thảo luận cùng nhau gần như không thể xảy ra giữa hai đảng.

Việc đất nước bị hạ bậc xếp hạng tín dụng chỉ làm sâu sắc thêm hố sâu chia rẽ mà hai đảng chính trị đang mắc phải. Đồng thời sự rối loạn chức năng của nền dân chủ đã trở thành một món quà dành cho những kẻ độc tài muốn đẩy đất nước sớm đi đến một thể chế chuyên quyền theo mô hình dân chủ phi tự do của chúng.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://www.nytimes.com/2023/11/14/us/politics/government-shutdown-vote-mike-johnson.html

https://www.cnbc.com/2023/11/14/house-passes-bill-to-avoid-government-shutdown-senate-to-vote-next.html

https://apnews.com/article/government-shutdown-house-republican-speaker-johnson-9cb26b703804a9e82e776e44caedcaa2

https://edition.cnn.com/2023/11/13/opinions/republicans-us-credit-rating-moodys-avlon/index.html