Tổng thư ký NATO Stoltenberg kêu gọi tăng cường hợp tác với Nhật Bản

1
801

Tổng thư ký NATO cho biết những lo ngại về an ninh của liên minh quân sự phương Tây và Nhật Bản ‘có mối liên hệ chặt chẽ với nhau’ khi cuộc chiến của Nga với Ukraine làm gia tăng những nguy cơ toàn cầu.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự phương Tây sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản.

Đến Tokyo từ Hàn Quốc hôm thứ Hai, nơi ông đã thúc giục Seoul tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, ông Stoltenberg cho biết chuyến đi của ông nhằm tăng cường quan hệ giữa NATO và “đối tác được đánh giá cao của chúng tôi” là Nhật Bản.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng chứng tỏ rằng an ninh của chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,” ông Stoltenberg cho biết hôm thứ Ba trong chuyến thăm Căn cứ Không quân Iruma phía bắc Tokyo.

Nếu Tổng thống Vladimir Putin chiến thắng ở Ukraine thì đó sẽ là một bi kịch đối với người Ukraine, nhưng nó cũng sẽ gửi một thông điệp rất nguy hiểm tới các nhà lãnh đạo độc tài trên toàn thế giới bởi vì khi đó thông điệp sẽ là khi họ sử dụng vũ lực quân sự, họ có thể đạt được mục tiêu của họ,”.

Ông Stoltenberg nói thêm: “Cuộc chiến ở Ukraine quan trọng đối với tất cả chúng tôi, và do đó chúng tôi cũng rất biết ơn về sự hỗ trợ mà Nhật Bản đang cung cấp, bao gồm cả phi cơ và khả năng vận chuyển hàng hóa”.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng sự gây hấn của Nga ở châu Âu có thể xảy ra ở châu Á, nơi đang gia tăng mối lo ngại về căng thẳng leo thang của Trung Quốc với Đài Loan cũng như các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Đã là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, Nhật Bản trong những năm gần đây đã mở rộng quan hệ quân sự với các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác cũng như Vương quốc Anh, Châu Âu và NATO.

Nhật Bản cũng nhanh chóng tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu đối với Nga, đồng thời nước này cũng cung cấp viện trợ nhân đạo và thiết bị phòng thủ phi chiến đấu cho người Ukraine.

Trong một sự phá vỡ quan trọng khỏi nguyên tắc sau Thế chiến thứ hai giới hạn Nhật Bản trong khả năng tự vệ, Tokyo đã tiết lộ một chiến lược an ninh quốc gia mới vào tháng 12, trong đó sẽ chứng kiến ​​​​sự gia tăng lớn về khả năng quân sự của họ, bao gồm cả việc khai triển hỏa tiễn tầm xa để đánh phủ đầu kẻ thù.

Nhật Bản cũng hy vọng nới lỏng hơn nữa các hạn chế xuất khẩu vũ khí để củng cố ngành công nghiệp quốc phòng yếu kém của nước này.

Stoltenberg chuẩn bị gặp Kishida và tổ chức một cuộc họp báo chung sau đó vào thứ Ba.

Khi ở Hàn Quốc hôm thứ Hai, ông Stoltenberg kêu gọi Seoul cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine. Cho đến nay, Seoul đã cung cấp viện trợ nhân đạo và các hỗ trợ khác, với lý do chính sách lâu đời là không cung cấp vũ khí cho các quốc gia có xung đột.

Văn phòng của ông Yoon cho biết, ông Stoltenberg đã thảo luận với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol về vai trò có thể có của NATO trong việc ngăn cản Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân ngày càng tăng sau một số vụ thử hỏa tiễn đạn đạo chưa từng có vào năm 2022. Ông Stoltenberg cũng đề cập đến các báo cáo tình báo của Mỹ cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine.

Triều Tiên đã lên án các chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Hàn Quốc và Nhật Bản, nói rằng NATO đang cố gắng gây áp lực buộc các đồng minh châu Á của Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev.

Bình Nhưỡng đã chỉ trích sự hợp tác ngày càng tăng giữa NATO và các đồng minh của Mỹ ở châu Á là một quá trình nhằm tạo ra một “ phiên bản châu Á của NATO ”.

Việt Linh (Theo Asia Times)

1 COMMENT