Trump, Pence và Biden sẽ không bị trừng phạt vì tài liệu mật. Tại sao?

0
2937

Vào tù vì liên quan đến hồ sơ mật, tài liệu mật của chính phủ thì chỉ có những người bình thường, nhưng đối với những lãnh đạo của nước Mỹ như Joe Biden, Donald Trump, Mike Pence thì đừng hòng có thể thấy được một trong những người họ phải vào tù, đó là sự thật, một bộ mặt thật của chính trường Mỹ và sự đạo đức giả, sĩ diện hão của người Mỹ.

Sau khi có thêm tên cựu Phó Tổng thống Mike Pence vào danh sách các cựu tổng thống và phó tổng thống đã tìm thấy thông tin mật trong nhà của họ thì câu chuyện tài liệu mật hay đạo luật gián điệp hay các cuộc điều tra liên quan đến ông Biden, Trump đã được truyền thông bớt nói đến, vì dường như điều này đang dần trở nên bình thường tại nước Mỹ chăng?

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt giữa việc Donald Trump cố ý giữ các tài liệu mật tại Mar-a-Lago và từ chối hợp tác với chính quyền so với việc Mike Pence và Joe Biden đã tự nguyện trả lại và thông báo đến Cục Lưu trữ Quốc Gia và Bộ Tư Pháp, nhưng điểm chung giữa những vụ tài liệu mật của Donald Trump và hai vụ kia của Joe Biden và Mike Pence là hệ thống Tư pháp và Hiến pháp Mỹ hầu như thiếu đi một hệ thống trừng phạt nghiêm khắc.

Trong lịch sử Hoa Kỳ, đã có hàng chục người tố giác những tin mật đã bị điều tra hình sự, truy tố và bỏ tù vì bị cáo buộc lưu giữ hoặc làm rò rỉ thông tin mật, điều này đã nói lên nước Mỹ, hay nói chính xác hơn là hệ thống Tư pháp Mỹ có hai cấp khi giải quyết những vụ việc liên quan đến thông tin, tài liệu mật của chính phủ.

Một cấp để giải quyết các nhân vật quan chức chính phủ cấp cao và một cấp để giải quyết những người dân bình thường hay nhân viên chính phủ cấp thấp và truyền thông báo chí Mỹ.

Các quan chức có quyền lực sẽ bị phạt bằng một cái tát yêu vào má, như nựng má người yêu và thường là dưới hình thức xử phạt hành chính hoặc không xử phạt gì cả.

Còn những người tố giác và các nguồn tin truyền thông cùng lắm là bị hủy hoại sự nghiệp, và tệ nhất là phải ngồi tù, một vài trường hợp điển hình, đó là Daniel Hale , một nhà phân tích tình báo của Lực lượng Không quân từng phục vụ ở Afghanistan.

Chính phủ Mỹ công khai quảng cáo các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là “tiêu diệt chính xác, có mục tiêu”. Nhưng Daniel Hale tiết lộ rằng trong khoảng thời gian 5 tháng, hơn 90 phần trăm những người thiệt mạng do không kích không phải là mục tiêu dự kiến. Và để trả giá cho những phát ngôn đó, anh ta hiện đang thụ án 45 tháng tù giam.

Tương tự, cựu quân nhân được vinh danh và nhà thầu tình báo của chính phủ đã phải thụ án 63 tháng vì đã cung cấp cho báo chí một tài liệu chính xác, duy nhất về các nỗ lực hack của Nga. Đó là bản án dân sự dài nhất từ ​​trước đến nay đối với một nguồn tin tiết lộ thông tin trung thực cho báo chí. Bản án dành cho Winner được áp dụng mặc dù luật sư đặc biệt Robert Mueller đã tiết lộ công khai thông tin gần như giống hệt nhau trong một bản cáo trạng khác một tháng trước khi tuyên án.

Việc vạch ra ranh giới giữa việc giữ lại thông tin mật và tiết lộ thông tin đó cho báo chí có thể rất hấp dẫn, nhưng luật hà khắc thường được sử dụng nhất để truy tố những trường hợp này không phân biệt như vậy. Cũng không thành vấn đề nếu người rò rỉ tiết lộ thông tin về hành vi bất hợp pháp hoặc vi hiến của chính phủ, chẳng hạn như chương trình tra tấn của Hoa Kỳ, giám sát bí mật hàng loạt trong nước hoặc tội ác chiến tranh. Những người tố giác thường bị truy tố hình sự hoặc bị bỏ tù ngay cả trong những trường hợp không liên quan đến thông tin mật và ngay cả khi chính phủ đồng ý rằng không có tổn hại nào đối với an ninh quốc gia.

Nhưng nói đến tài liệu mật được lấy đem về, để trong nhà riêng của mình, tương tự như trường hợp của Donald Trump thì phải nói đến một nhân viên của NSA, Thomas Drake đã phải ngồi tù suốt phần đời còn lại của mình vì bị cáo buộc lưu giữ thông tin mật trong nhà. Chính xác là Donald Trump đã phạm một tội tương tự như Thomas Drake nhưng ông ta thì vẫn không bị gì, vẫn đang là một công dân trong sạch, bình thường và đang tham gia tranh cử Tổng thống, tôi nói điều này để chúng ta thấy rõ ràng nước Mỹ đang có một hệ thống Tư pháp kép cho hai loại đối tượng khác nhau.

Người tố giác làm việc cho CIA, Jeffrey Sterling bị kết tội tiết lộ bí mật không dựa trên nội dung của thông tin mật được tiết lộ, mà dựa trên dữ liệu ghi lại các cuộc trò chuyện giữa anh ta và một nhà báo. Sterling đã chấp hành án tù 42 tháng.

Người tố giác làm việc cho CIA, John Kiriakou, đã thụ án 30 tháng tù vì anh ta là nhân viên CIA đầu tiên gọi trấn nước là một hình thức “tra tấn“.

Trong trường hợp nổi tiếng nhất gần đây, người tố giác NSA, Edward Snowden đã bị buộc phải sống lưu vong vì anh ta không thể được xét xử công bằng tại Hoa Kỳ. Snowden không thể tranh luận tại phiên tòa rằng những tiết lộ của anh ta là vì lợi ích công cộng, mặc dù cựu Bộ trưởng Tư pháp dưới thời Barack Obama, Eric Holder đồng ý rằng Snowden đã thực hiện một “công vụ” khi anh ta tiết lộ hoạt động giám sát hàng loạt và bất hợp pháp của NSA cho các nhà báo.

Trong trường hợp của người tố giác quân đội Chelsea Manning, bản đánh giá thiệt hại của chính phủ cho thấy những tiết lộ của cô ấy không gây tổn hại đáng kể đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cô ấy đã bị buộc tội “giúp đỡ kẻ thù” và bản án của cô ấy quá nặng (35 năm), đến nỗi Barack Obama đã phải giảm án cho cô ta.

Trong khi đó, các quan chức cấp cao cố tình tiết lộ thông tin mật vì lợi ích cá nhân hoặc chính trị thì dường như không hề bị trừng phạt. Trong khi Daniel Hale, Winner, Thomas Drake, Jeffrey Sterling, John Kiriakou và Chelsea Manning đều phải đối mặt với các cáo buộc theo Đạo luật Gián điệp.

Và một trường hợp khác mà tôi phải đưa ra để chúng ta thấy là trong việc giải quyết hậu quả của tài liệu mật đã có một hệ thống kép, đó là trường hợp của cựu Giám đốc CIA, David Petraeus đã nhận được một thỏa thuận nhận tội theo một luật về tội nhẹ ít nghiêm trọng hơn vì đã tiết lộ thông tin mật cho người viết tiểu sử của ông ta, là người mà ông đang có quan hệ tình cảm. Cũng làm sai như vậy, nhưng chức vụ của ông này cao hơn những người khác nên không phải ngồi tù mà chỉ bị quản chế trong hai năm và nộp phạt. Và một cựu giám đốc CIA khác, Leon Panetta, chưa bao giờ bị trừng phạt vì tiết lộ bí mật cho các nhà làm phim “Zero Dark Thirty“.

Trở lại với ba người đã và đang là những lãnh đạo cao cấp nhất của nước Mỹ, Joe Biden, Donald Trump và Mike Pence thì những nỗ lực của Bộ Tư pháp Biden nhằm buộc Trump phải chịu trách nhiệm bằng cách sử dụng hệ thống phân loại bị phá vỡ một cách vô vọng này đã dẫn người Mỹ đến với con đường hủy diệt của cuộc chiến đảng phái bất tận và chủ nghĩa hai bên.

Bởi vì hệ thống phân loại và Đạo luật Gián điệp đã bị lạm dụng để trừng phạt các nguồn truyền thông và làm tê liệt hoạt động báo chí điều tra của tổng thống từ cả hai đảng chính trị, nên sự khác biệt giữa hành động của Trump và hành động của những người khác sẽ không bao giờ gây được tiếng vang như Bộ Tư pháp hy vọng.

Lời kết:

Công chúng Mỹ giờ đây đã hiểu rằng, những hành vi sai trái mà các quan chức cấp cao và giới chóp bu có thể thoát khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc của một hệ thống ngầm trong khi những người bình thường thì phải ngồi tù với cùng tội danh sai phạm, điều này đã phơi bày sự kém cỏi hoặc sai trái của chính phủ.

Đối xử bất bình đẳng theo luật không phải là công lý nghiêm minh của một quốc gia dân chủ đúng nghĩa.

Việt Linh 03.02.2023