Giới tinh hoa chính trị Mỹ biết J6 sẽ xảy ra nhưng không ngăn cản?

0
1928

Không phải tất cả các cuộc đảo chính tại các quốc gia dân chủ và các phản ứng của chính phủ của họ đều giống nhau. Tôi muốn nói đến một “sự so sánh” về bốn nỗ lực đảo chính gần đây ở bốn nước cộng hòa lập hiến — Hoa Kỳ, Peru, Đức và Brazil — và tại sao các nước khác đã hành động gần giống nhau ngoại trừ nước Mỹ.

Tại Brazil, 1.000 kẻ bạo loạn đã bị bắt gần như ngay lập tức và trễ nhất là sau đó vài ngày. Ở Đức, âm mưu chỉ mới nhen nhúm, chưa công khai đã bị tóm gọn đưa vào ăn cơm tù chờ ngày ra tòa. Nhưng ở Mỹ…?

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Khoảng hai năm sau cuộc nổi dậy thất bại của Donald Trump ở Mỹ, ba cuộc đảo chính thất bại khác đã bị ngăn chặn hoặc đánh bại ở Nam Mỹ và Châu Âu. Chỉ một trong những nỗ lực đảo chính bất hợp pháp này không phải do tổng thống hoặc cựu tổng thống thực hiện.

Hai trong số các quốc gia này không có điểm chung nào với các phản ứng hậu pháp lý của Hoa Kỳ, và một số điểm tương đồng với cuộc đảo chính của Hoa Kỳ. Mặc dù quốc gia thứ ba có nhiều điểm chung với cuộc đảo chính ở Hoa Kỳ hơn so với các quốc gia khác, nhưng nó cũng có điểm chung trong các phản ứng hậu pháp lý với các quốc gia khác.

Ở Peru và Đức, kế hoạch thực hiện các cuộc đảo chính đã được chuẩn bị trước vào tháng 12 năm 2022.

Vào sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 2022, Tổng thống Peru, Pedro Castillo đã cố gắng giải tán Quốc hội Peru trước các thủ tục luận tội sắp xảy ra bởi cơ quan lập pháp có bản chất tương tự như cuộc luận tội lần thứ hai của Trump vào tháng 2 năm 2021. Castillo ban hành lệnh giới nghiêm, thành lập một chính phủ khẩn cấp và kêu gọi một hội đồng lập hiến.

Vào cuối ngày 7 tháng 12, Tổng thống Castillo đã bị bắt vì bị cáo buộc phạm tội nổi loạn và bị 101 thành viên trong cơ quan lập pháp gồm 130 người luận tội. Phó tổng thống đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống tiếp theo của Peru.

Cùng trong ngày, 25 người đã bị bắt trong các cuộc bố ráp khắp nước Đức vì tình nghi âm mưu lật đổ chính phủ. Nhóm này bao gồm các nhân vật cực hữu và cựu quân nhân rõ ràng bị ảnh hưởng bởi các thuyết âm mưu của QAnon và ít nhất là có chủ đề phù hợp với Trump. Kế hoạch có chủ đích của họ là xông vào các tòa nhà chính phủ và giành chính quyền đã không thể thực hiện được.

Điều khác biệt giữa Peru và Đức với Hoa Kỳ là các quốc gia này có khả năng can thiệp tốt hơn vì hệ thống pháp luật của họ có đủ các công cụ cần thiết, bao gồm luật chống khủng bố trong nước và các hành động chống nổi loạn, và sẵn sàng sử dụng chúng.

Peru đã có thể ngăn chặn các hoạt động nổi dậy của Castillo khi chúng mới vừa bắt đầu, và Đức đã nhanh hơn, ngăn chặn một âm mưu đảo chính trước khi nó có thể bắt đầu.

Ngay cả khi các nhà chức trách Hoa Kỳ có luật, họ có thể đã ngăn chặn cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 xảy ra ngay từ đầu nếu những người chịu trách nhiệm có ý định làm như vậy.

Chính quyền Hoa Kỳ đã có luật để ngăn chặn ngày 6 tháng 1 xảy ra. Các ví dụ từ Brazil, Peru và Đức cho thấy họ đơn giản là thiếu ý chí để làm như vậy.

Hãy xem xét một ví dụ lịch sử trước đó, khi có khoảng 35.000 người phản đối Chiến tranh Việt Nam bắt đầu tập hợp vào ngày 1 tháng 5 năm 1971, tại Công viên West Potomac, gần Đài tưởng niệm Lincoln và Đài tưởng niệm Washington. Họ đang chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn vào ngày 3 tháng 5, hô vang: “Nếu chính phủ không ngừng chiến tranh, chúng tôi sẽ ngăn chặn chính phủ.” Mục tiêu đã nêu của họ là phân tán nhân lực “khắp thủ đô, tại các cầu nối và tương tác chiến lược để tạo ra sự tắc nghẽn trong thành phố và ngăn nhân viên liên bang đi làm.”

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình được dự đoán trước là một vụ phá sản, chủ yếu là do chúng bị gián đoạn bởi sự tập trung đông đảo của cảnh sát-quân đội do Bộ trưởng Tư pháp John Mitchell ra lệnh, người sau này trở nên khét tiếng vì vai trò của ông trong vụ bê bối Watergate.

Đến tối ngày 1 tháng 5, “Bộ Quốc phòng đã bố trí hàng ngàn quân liên bang có vũ trang xung quanh vùng ngoại ô thủ đô và ra lệnh cho một tiểu đoàn cảnh sát quân sự cũng như một tiểu đoàn trực thăng. Trong thành phố, hơn 5.000 sĩ quan cảnh sát đang túc trực, được hỗ trợ bởi 1.400 Vệ binh Quốc gia.”

Chuyển sang trường hợp nỗ lực nổi dậy của Brazil hồi đầu tháng này, chính quyền ở đó cũng có luật thích hợp và sẵn sàng sử dụng chúng, ít nhất là sau khi các cuộc tấn công bắt đầu. Vào cuối ngày âm mưu đảo chính thất bại, chính quyền đã bắt giữ gần 1.000 kẻ bạo loạn, so với con số không có ai bị bắt giữ ở Washington, DC, vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đã thực hiện cuộc đảo chính của mình sau cuộc đảo chính của Trump, tung tin giả về gian lận bầu cử và từ chối thừa nhận thất bại của mình tại các cuộc thăm dò. Ông đã đặc biệt sử dụng ví dụ về cuộc tấn công Điện Capitol của Hoa Kỳ để biện minh cho việc hủy bỏ hệ thống bỏ phiếu điện tử của Brazil.

Vào ngày 8 tháng 1, khi những kẻ bạo loạn xông vào Quốc hội, dinh tổng thống và Tòa án tối cao của Brazil , Bolsonaro đã ở Florida. Trên thực tế, con trai ông ta là một nghị sĩ Brazil, được đồn đại là sẽ đến thăm Trump tại Mar-a-Lago.

Chỉ trong vòng 24 giờ sau sự kiện, bộ trưởng tư pháp đã công khai nói với các phóng viên rằng Bolsonaro phải chịu trách nhiệm chính trị về các sự kiện ngày 8 tháng 1, mặc dù trách nhiệm hình sự của ông ta sẽ phải được xác định về mặt pháp lý.

Âm mưu đảo chính của những người ủng hộ Bolsonaro đã tự động trao cho Lula quyền lực mà không ai có thể tưởng tượng được rằng ông ấy sẽ có được. Ngay cả một nhóm tướng lĩnh quân đội có liên quan đến vụ đảo chính hiện đang bị điều tra. Đối với Brazil, đây là một điều hoàn toàn mới! Tất cả các lực lượng dân chủ kể cả cánh hữu đang kêu gọi điều tra và truy tố và Bolsonaro hiện rất yếu về mặt chính trị.

Người dân Brazil đã vui mừng, lạc quan khi thấy đất nước họ đang đi theo con đường tốt hơn Hoa Kỳ sau những tội ác của Trump và vụ tấn công Điện Capitol dù đất nước này đã bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi một loạt vấn đề xấu xí “nhập khẩu từ Hoa Kỳ” mà nước này chưa từng gặp phải trước đây, bao gồm tin tức giả mạo của cánh hữu tràn lan và “một nhóm lớn người da trắng mê sảng, sùng bái thần tượng và đam mê súng ống.”

Lời kết:

Trở lại Hoa Kỳ, xét đến sự phân cực chính trị của người Mỹ, những kẻ vừa là đồng mưu vừa là tay chân trung thành của Trump tại Hạ viện bắt đầu các “cuộc điều tra chỉ để báo thù” và các “cuộc điều tra chỉ để bảo vệ giáo chủ” và họ có quyền lực hợp pháp để làm như vậy.

Người Mỹ dường như chỉ mạnh mẽ để chiến đấu ở các vùng đất xa xôi với những kẻ thù xa lạ để bảo vệ nền dân chủ cho các quốc gia khác, còn ngay tại quê hương của họ, người Mỹ bỗng trở nên hiền lành, bạc nhược và sẵn sàng bỏ qua những kẻ ác đang rắp tâm phá hoại nền dân chủ nước nhà.

Thật kỳ lạ và khó hiểu về người Mỹ.

Tương lai nền dân chủ của người Mỹ có vẻ không mấy tươi sáng.

Việt Linh 14.04.2023