Biden không phải là quan chức duy nhất có thể ân xá cho Trump

0
2883

Một ngày gần đây, nếu cựu tổng thống Donald Trump bị kết án, ai cũng nghĩ rằng chỉ có Tổng thống Biden mới là người có quyền đưa ra một lệnh ân xá nếu ông ấy thực sự muốn, như Gerald Ford đã làm cho người tiền nhiệm Richard Nixon, nhưng thực ra, không chỉ là Tổng thống mới là người duy nhất.

Trong thời điểm hiện tại, hệ thống tư pháp hình sự đã bắt đầu đưa ra các cáo buộc chống lại cựu Tổng Thống Donald Trump, việc ông ấy sẽ bị kết án về một tội gì đó, ở một nơi nào đó chỉ còn là vấn đề thời gian.  Và ngay sau khi điều đó xảy ra, câu hỏi tiếp theo mà hệ thống chính trị của chúng ta phải đối mặt là liệu ông ta có được ân xá hay không?

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Câu trả lời khá phức tạp và đáng ngạc nhiên hơn chúng ta nghĩ. Có ba cách để Trump có thể được ân xá: 1) Bởi một Thống đốc tiểu bang; 2) Bởi Tổng thống đương nhiệm hoặc 3) Bởi chính Donald Trump.

  1. Ân xá bởi Thống đốc tiểu bang:

Mỗi tiểu bang có quy trình riêng về ân xá. Điểm đặc biệt ở đây là một Thống đốc của một tiểu bang chỉ có thể giảm hình phạt cho tội phạm thay vì xóa bỏ chúng hoàn toàn. Một số tiểu bang trao quyền ân xá đó cho thống đốc của họ và một số tiểu bang khác trao quyền ân xá cho các quan chức hành pháp.

Trump hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự đã, đang và sẽ xảy ra ở hai tiểu bang New York và Georgia. Ông ta đã bị đại bồi thẩm đoàn Manhattan truy tố 34 trọng tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh theo luật New York. Quyền ân xá thích hợp duy nhất liên quan đến những cáo buộc đó thuộc về Thống Đốc New York, bà Kathy Hochul, một đảng viên Đảng Dân Chủ, người không có khả năng sẽ đồng ý ân xá cho một cựu tổng thống Đảng Cộng Hòa bất xứng như Donald Trump, điều này là hoàn toàn rất khó xảy ra.

Cuộc điều tra cấp tiểu bang thứ hai đang diễn ra ở Fulton County, tiểu bang Georgia liên quan đến cuộc gọi khét tiếng được ghi âm của Trump khẩn cầu Ngoại Trưởng Raffensperger để kiếm cho ông ta 11.780 phiếu bầu để lật ngược kết quả. Khi Biện lý Quận Fani Willis đưa ra một bản cáo trạng có thể xảy ra vào mùa hè này, với tiểu bang Georgia, thì khác với New York, đó là không phải Thống đốc có toàn quyền ân xá mà trường hợp của Trump sẽ phải chuyển sang Hội Đồng Ân Xá và Phóng Thích của tiểu bang Georgia gồm năm thành viên để được ân xá. Thống đốc Cộng hòa tiểu bang Georgia, Brian Kemp chỉ có quyền bổ nhiệm các thành viên, nhưng thường họ phục vụ trong các nhiệm kỳ bảy năm xen kẽ và phải được Thượng viện tiểu bang xác nhận. Và không giống như các lệnh ân xá của Tổng thống, có thể được thực hiện tùy ý với một ít ràng buộc pháp lý, chương trình ân xá của tiểu bang Georgia được yêu cầu với đủ điều kiện nghiêm ngặt nhất.

Trump chỉ có thể nộp đơn xin ân xá ở tiểu bang Georgia sau khi ông ta bị truy tố và kết án, và chỉ sau 5 năm nữa kể từ khi mãn hạn tù.

Do đó, ở cả New York và Georgia, một lệnh ân xá mang động cơ chính trị mà chính Trump đã không ngần ngại chấp nhận bằng cách ân xá cho những cố vấn như Steven Bannon, Roger Stone và Paul Manafort không có trong các lá bài.

  • Ân xá bởi Tổng thống đương nhiệm:

Nếu một bản cáo trạng liên bang được ban hành, thì luật và lịch sử xung quanh quyền ân xá của tổng thống sẽ kém rõ ràng hơn.

Trump hiện đang bị vướng vào ba cuộc điều tra hình sự ở cấp liên bang. Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland đã giao nhiệm vụ cho Cố Vấn Đặc Biệt Jack Smith xem xét vụ các tài liệu mật mà Trump đã ăn cắp từ Tòa Bạch Ốc đem về giấu ở nơi ở riêng tại Mar-a-Lago, vụ thứ hai liên quan đến Ủy Ban Chứng Khoán và Giao Dịch cộng với đại bồi thẩm đoàn liên bang, đang xem xét liệu công ty của ông, Trump Media, có vi phạm luật hình sự liên bang liên quan đến đợt phát hành lần đầu ra công chúng cho nền tảng mạng xã hội của ông, Truth Social, cũng như báo cáo đã nhận được 8 triệu đô la trong các khoản vay liên quan được chuyển từ các thực thể có liên hệ với một đồng minh của Tổng Thống Liên Bang Nga Vladimir Putin, vụ thứ ba là cuộc điều tra của Cố Vấn Đặc Biệt Jack Smith về vai trò của Trump trong cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại Điện Capitol, một cuộc điều tra hiện được cho là bao gồm khả năng gian lận chuyển khoản liên quan đến việc gây quỹ lớn xảy ra do các tuyên bố bầu cử sai của ông ta.

Nếu bất kỳ điều nào trong số này tạo ra một bản cáo trạng, câu hỏi chắc chắn sẽ được đặt ra: Tổng Thống Joe Biden có nên ân xá cho Trump không?

Với tiền lệ do Tổng Thống Gerald Ford ân xá cho cựu tổng thống bị thất sủng, Richard Nixon, sẽ có áp lực đáng kể buộc Tổng thống Biden phải làm như vậy và có thể nói rằng, lúc đó áp lực ân xá sẽ đến từ cả hai đảng chính trị. Có lẽ đó là vì sĩ diện quốc gia hơn là vì quan điểm đạo đức và luật pháp, người Mỹ thường bỏ qua những quy tắc chuẩn đạo đức để tránh được hình ảnh một cựu Tổng thống của một đại cường quốc phải tra tay vào còng và lê bước vào nhà tù như các nước Đồng Minh nhỏ hơn, âu đây cũng là một quan điểm đáng chê trách người Mỹ một cách thật lòng, vì luật pháp không nghiêm thì sẽ không thể có được một hệ thống ổn định, khi bất cứ Tổng thống nào trong tương lai, cứ tha hồ làm bậy trong nhiệm kỳ với niềm tin chắc chắn rằng, khi mãn nhiệm, rồi trước sau gì người kế nhiệm cũng sẽ ân xá.

Theo tiền lệ lịch sử, Tổng thống Gerald Ford đã tạo ra một bước đột phá mới bằng cách ân xá cho Nixon trước khi có bất kỳ cáo buộc nào, mở ra một quy tắc hiện đại về trách nhiệm giải trình của tổng thống. Gerald Ford đã viết trong lời ân xá của ông rằng: “Một phiên tòa xét xử Richard Nixon, nếu cần thiết, sẽ không thể bắt đầu một cách công bằng cho đến khi một năm hoặc lâu hơn đã trôi qua. Trong khi chờ đợi, sự yên bình của quốc gia này, có thể bị mất mát không thể khắc phục được trước triển vọng đưa ra xét xử một cựu Tổng Thống Hoa Kỳ.”  Logic tương tự cũng có thể đúng với Trump: Ông ta là ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào năm 2024 và một phiên tòa liên bang có thể sẽ kéo dài sau cuộc bầu cử.

Hành động của Gerald Ford được cho là đã khiến ông phải trả giá bằng nhiệm kỳ thứ hai. Riêng với Tổng thống Biden thì vừa thông báo rằng ông sẽ tái tranh cử. Quyết định đó thay đổi bất kỳ tính toán chính trị tiềm năng nào xung quanh việc ân xá cho Trump.

Đương nhiên, sự khoan hồng dành cho cựu tổng thống bị truy tố đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ sẽ được đo lường dựa trên truyền thống lâu đời về việc các tổng thống ban hành lệnh ân xá dưới danh nghĩa ân xá hoặc để hàn gắn quốc gia sau thời kỳ khủng hoảng.  

Rất lâu trước khi Gerald Ford ân xá cho Richard Nixon, các Tổng Thống Abraham Lincoln và Andrew Johnson đều đã ân xá hàng loạt cho các binh sĩ Liên Minh Miền Nam sau Nội Chiến (1861-1865), Andrew Johnson giải thích rằng, hành động của ông sẽ “làm mới và khôi phục hoàn toàn niềm tin và tình cảm anh em trong toàn dân cũng như sự tôn trọng của họ đối với sự gắn bó cho Chính Phủ Quốc Gia, được thiết kế bởi những người sáng lập yêu nước vì lợi ích chung.”

Vào ngày đầu tiên nhậm chức vào năm 1977, người kế nhiệm Gerald Ford, Tổng Thống Jimmy Carter, đã ân xá vô điều kiện cho hàng chục ngàn người Mỹ trốn quân dịch trong Chiến Tranh Việt Nam, nhiều người đã di cư sang Canada vì sợ hãi. Quyết định này đã gây tranh cãi, khiến các nhóm cựu chiến binh tức giận, những người phản đối việc ân xá cho những người trốn quân dịch. Ông Jimmy Carter cũng bị chỉ trích vì đã loại trừ những người đào ngũ khỏi phạm vi của Tuyên Bố 4483, còn được gọi là “Luật Quyền Tha Thứ Dịch Vụ Chọn Lọc Cho Những Vi Phạm Đạo Luật”, bởi vì những người trốn quân dịch có xu hướng thuộc tầng lớp trung lưu và được giáo dục tốt bao gồm cả những người như Tổng Thống Clinton, George W. Bush và Trump, trong khi những người đào ngũ trong quân đội có nhiều khả năng đến từ các gia đình có thu nhập thấp hơn.  Giống như Gerald Ford trước đó, Jimmy Carter đã thất bại trong cuộc tái tranh cử, lần này là trước Tổng Thống Ronald Reagan, một đảng viên Đảng Cộng Hòa.

Nếu, trong trường hợp Tổng thống Biden tái đắc cử nhiệm kỳ hai, chắc chắn ông sẽ khó có thể tha thứ cho một kẻ tệ hại, phạm những lỗi lầm lớn với người dân và đất nước như Trump, không thể được, vì tôi tin rằng, dù có ân xá hay không, đất nước này vẫn bị phân cực rất nặng nề từ xã hội đến chính trường.

Với bất cứ ai khác trước đây, Richard Nixon, hay những người Mỹ trốn quân dịch trong chiến tranh Việt Nam hay những kẻ tay chân tệ hại dưới thời Trump, ít nhiều còn có thể miễn cưỡng chấp nhận nhưng với một kẻ bất xứng, ngàn năm có một như Donald Trump thì không thể nào có chuyện ân xá xảy ra.

  • Ân xá bởi chính Trump

Nói đến trường hợp thứ ba và cũng là cuối cùng, mặc dù đó là một lựa chọn mang tính suy đoán cao, nhưng có khả năng Trump đã cố gắng tự ân xá cho mình.

Có nghĩa là, Trump có thể đã tự ban hành lệnh tự ân xá khi còn là tổng thống và cất nó trong ngăn kéo bàn hoặc tủ đựng đồ để xử dụng trong việc bác bỏ các cáo buộc liên bang có thể xảy ra sau này.  Nếu Trump đã ban hành lệnh tự ân xá khi còn là tổng thống, thì hành động của ông ấy sẽ một lần nữa đẩy phạm vi hiến pháp vượt ra ngoài bất kỳ ranh giới nào mà đất nước này từng thấy trước đây.

Nhà hoạt động đảng Dân chủ Andrew Wortman, đã cho biết ràng: “Theo tôi, có 99% khả năng Trump đã tự ân xá cho mình khi còn đương chức và cố gắng sử dụng nó như một tấm thẻ ra tù thực sự vào thời điểm cuối cùng khi ông ta bị truy tố/bắt giữ.”

Chưa có tòa án nào xem xét câu hỏi liệu các tổng thống có thể ân xá cho chính mình hay không, ngay cả đối với những tội phạm trong Phòng Bầu Dục. Điều I, Mục 3 của Hiến Pháp quy định luận tội, đây là biện pháp khắc phục rõ ràng nhất đối với hành vi sai trái của tổng thống khi đương nhiệm, rằng “bên bị kết án vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị truy tố, xét xử, phán xét và trừng phạt theo luật.”  

Nếu cho rằng các bản luận tội không thể được ân xá theo Điều II, ngôn ngữ luận tội khiến các cựu tổng thống phải tuân theo luật hình sự về hành vi có thể bị luận tội, được gợi ý rằng các tội liên quan đến các bản luận tội cũng không thể được ân xá. Trump đã bị luận tội vì vai trò của mình vào ngày 6 tháng 1, với việc Hạ Viện buộc tội ông ta “kích động nổi dậy” chống lại chính phủ Hoa Kỳ và “hành động vô luật pháp tại Điện Capitol.”  Khi đó, có thể cho rằng bất kỳ tội ác nào phát sinh từ hành vi tương tự sẽ được miễn trừ khỏi sự tự ân xá.

Ngoài ra, Mục 3 của Tu Chính Án Thứ 14 còn ghi rõ rằng: “Một người nếu tham gia vào cuộc nổi dậy hoặc nổi dậy chống lại hiến pháp, hoặc hỗ trợ hoặc an ủi kẻ thù của chính phủ Hoa Kỳ sẽ không được nắm giữ bất kỳ chức vụ nào, dân sự hay quân sự”.

Nếu đại bồi thẩm đoàn của Jack Smith truy tố Trump theo phần của luật nổi loạn liên bang quy định rằng “Bất cứ ai xúi giục, tham gia, hỗ trợ vào bất kỳ cuộc nổi loạn nào chống lại chính quyền của Hoa Kỳ hoặc luật pháp của Hoa Kỳ, sẽ không có khả năng nắm giữ bất kỳ chức vụ trong Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,” thì việc tự ân xá sẽ xung đột với sự công nhận lâu đời của Tòa Án Tối Cao, được thảo luận rằng việc ân xá không thể làm suy yếu các phần khác của Hiến Pháp. 

Vào tháng 8 năm 1975, trong nhiệm kỳ tổng thống của Richard Nixon, Văn Phòng Cố Vấn Pháp Lý của Bộ Tư Pháp cũng đã đưa ra ý kiến ​​rằng: “Theo quy tắc cơ bản rằng không ai có thể là thẩm phán trong vụ án của chính mình, Tổng Thống không thể tha thứ cho chính mình.”

Do đó, việc hợp pháp hóa việc tự ân xá vào ngày 6 tháng 1 theo hiến pháp là điều không được chấp nhận. Ít nhất, cuộc tranh luận đó có thể đẩy đất nước vào một cuộc thảo luận rất cần thiết về việc liệu Điều II tha thứ cho quyền lực dễ bị lạm dụng có tồn tại lâu hơn lợi ích của nó hay không.

Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận cho rằng ngoại trừ trường hợp luận tội, quyền lực ân xá của tổng thống là không bị hạn chế và thậm chí có thể mở rộng đến quyền tự ân xá, một quan điểm có khả năng bắt nguồn từ đặc điểm của Tòa Án Tối Cao về quyền lực là “không giới hạn”.

Quyền ân xá của tổng thống Hoa Kỳ bắt nguồn từ nước Anh thời trung cổ, bắt nguồn từ năm 668 đến năm 725 sau Công Nguyên. Lịch sử đó tạo thành bối cảnh để hiểu phạm vi quyền lực ân xá của tổng thống ngày nay.

Ngược lại, có những quy tắc phức tạp chi phối hệ thống tư pháp hình sự tại các tòa án Mỹ thời hiện đại, bao gồm thủ tục tố tụng theo hiến pháp, quyền chống tự buộc tội và quyền được xét xử trước bồi thẩm đoàn, cùng nhiều quy tắc khác.

Quyền ân xá đã được đưa vào Hiến Pháp Hoa Kỳ hầu như không phải là một quyền lực giống như chủ quyền. Mặc dù các ý tưởng hạn chế khả năng ân xá đã được đưa ra và bị bác bỏ, chẳng hạn như cấm ân xá vì tội phản quốc, yêu cầu phải có sự đồng ý của Thượng Viện. Tổng thống chỉ có thể ân xá cho các tội phạm liên bang và họ không thể tha thứ “trong các trường hợp luận tội.”

Liệu đặc quyền ân xá của tổng thống có mở rộng cho chính các tổng thống không?

Trump đã thực hiện 73 lệnh ân xá trong những giờ cuối cùng của chính quyền, bao gồm cả những người có quan hệ thân thiết với ông ta, chẳng hạn như Charles Kushner (cha của con rể Jared Kushner), cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử năm 2016 Paul Manafort và cựu cố vấn Steve Bannon. Tuy nhiên, danh sách công khai không bao gồm lệnh tự ân xá trước cho ông ta. Nhưng nếu có thì sao?

Có hợp lệ không nếu một Tổng thống tự ân xá cho chính mình trong bí mật?

Lời kết:

Để biện minh cho quyền lực ân xá rộng rãi dành cho tổng thống, Alexander Hamilton đã từng nói rằng: “Quyền lực của Tổng thống Mỹ sẽ “kém hơn rất nhiều” so với quyền lực của Vua nước Anh, George III. Vua của Vương Quốc Anh là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, vì ở nước Anh, không có tòa án hiến pháp nào mà ông ấy có thể tuân theo; không có hình phạt nào mà ông ta có thể phải chịu nếu không liên quan đến cuộc khủng hoảng của một cuộc cách mạng quốc gia.”

Liệu vị cha già dân tộc Alexander Hamilton có nhận định đúng hay không, hay liệu một tổng thống thời hiện đại như Donald Trump đã tự động xem ông ta có quyền lực như một ông Vua, là bất khả xâm phạm và không có tòa án nào có thể trừng phạt ông ta hay không?

Câu hỏi này sẽ có ngay những câu trả lời trong mùa hè này, khi có thêm những cuộc truy tố mới từ tiểu bang Georgia và từ liên bang sẽ cho chúng ta biết, Donald Trump là một ông Vua thật hay dỏm. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Trấn Nguyễn