Hạ viện trục xuất George Santos trong cuộc bỏ phiếu lịch sử 

0
1402

(CaliToday) – Hạ viện vào thứ Sáu quyết định trục xuất Dân biểu George Santos ra khỏi Quốc hội, chấm dứt nhiệm kỳ đầy biến động của nhà lập pháp Cộng hòa ở New York sau cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng.
Bước đi bất thường, chưa từng thấy trong 20 năm qua, diễn ra trong nỗ lực thứ 3 trong 6 tháng qua, và cần sự ủng hộ lớn từ cả hai bên mới vượt qua ngưỡng ⅔ Hạ viện để có thể trục xuất thành công 1 thành viên.
Kết quả bỏ phiếu 311-114-2, với 105 nhà lập pháp Cộng hoà cùng với hầu hết Dân chủ đồng ý “đá” Dân biểu nhiệm kỳ đầu đầy tai tiếng ra khỏi Hạ viện chỉ sau 11 tháng nhậm chức. Dân biểu Bobby Scott (Virginia) và Nikema Williams (Georgia) là 2 thành viên Dân chủ duy nhất bỏ phiếu chống trục xuất Santos. Dân biểu Al Green (Dân chủ – Texas) và Jonathan Jackson (Dân chủ – Illinois) đã bỏ phiếu trắng. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng hoà – Louisiana) làm chủ toạ khi cuộc bỏ phiếu lịch sử khép lại. Ông gõ nhẹ vào chiếc búa trong căn phòng im lặng – phản ánh sự trang nghiêm vào lúc đó. “Tổng số phiếu mới của Hạ viện bây là 434,” Johnson tuyên bố đầy thất vọng, xác nhận rằng với việc Santos bị cách chức, tỉ lệ đa số của Cộng hoà vốn mỏng như tờ giấy bị giảm xuống còn 3 phiếu.
Cách chức Santos sẽ tạo ra những rắc rối ngay lập tức cho Chủ tịch Johnson, và lãnh đạo Cộng hoà, những người với đa số Hạ viện sít sao hơn một ghế tiến vào các cuộc chiến có tính quyết định cao nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, và cung cấp tài trợ mới cho Ukraine. và Israel – 2 chủ đề vốn đã tạo ra những rạn nứt gay gắt trong nội bộ Cộng hoà.
Kết quả này đã đưa Santos, người trong suốt sự nghiệp chính trị ngắn ngủi đã bịa đặt ra những mối quan hệ với diệt chủng Do Thái, 9/1, và vụ thảm sát tai hộp đêm Pulse ở Orlando, đến vị trí thực sự trong lịch sử: Là người thứ 6 trong lịch sử Hạ viện bị trục xuất, và là người đầu tiên bị trục xuất khỏi Hạ viện mà không bị truy tố tội hình sự liên bang hay ủng hộ Liên minh Miền Nam.
Việc cách chức Santos chấm dứt một trong những cuộc phiêu lưu chính trị hỗn loạn nhất gần đây, một sự đảo ngược đáng kinh ngạc đối với một người ngoài chính trường mà cuộc bầu cử ở Long Island và Queens vào năm ngoái từng được báo trước là dấu hiệu cho sự hồi sinh của Cộng hòa. Thay vào đó, Santos trở thành người chịu trách nhiệm cho Cộng hoà, với những dối trá và hành vi xấu xa rộng lớn, khiến nhiều người đặt câu hỏi bằng cách nào mà ông ta lại trốn tránh trách nhiệm trong thời gian dài. Santos đang phải đối mặt với cáo trạng liên bang truy tố 23 tội danh gian lận, trộm danh tánh, và các cáo buộc tài chánh vận động tranh cử.
Sau nhiều tháng bị Quốc hội chỉ trích, Santos cuối cùng “đối mặt với thần chết” sau khi mỗi bên Cộng hòa và Dân chủ đưa ra các nghị quyết trục xuất riêng.
35 tuổi, nhà lập pháp nhiệm kỳ đầu vượt qua được 2 nỗ lực trục xuất trước đây. Đa số Cộng hoà và khoảng hơn 20 nhà lập pháp Dân chủ ủng hộ Santos với quan điểm đã trở thành cốt lõi trong lập luận biện hộ: Trục xuất trước khi bị Uỷ ban Đạo đức Hạ viện kết tội hay phán quyết có tội sẽ đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho các thành viên Hạ viện trong tương lai.
Nhưng trong báo cáo gay gắt 56 trang được Uỷ ban Đạo đức công bố vào tháng trước, các nhà điều tra của Hạ viện phát gia ra “bằng chứng xác đáng” cho thấy Santos vi phạm luật liên bang, Các nhà điều tra kết luận, Santos sử dụng quỹ vận động tranh cử cho những mục đích cá nhân, lường gạt nhà đóng góp, và báo cáo sai trái và không đầy đủ về tài chánh vận động tranh cử.
Ông Santos “tìm cách khai thác một cách gian lận mọi khía cạnh của việc ứng cử vào Hạ viện để trục lợi tài chính cá nhân,” báo cáo cho hay. Theo các nhà điều tra, nhà lập pháp duy trì chiến dịch tranh cử của mình “qua hàng loạt dối trá với cử tri, các nhà tài trợ, và nhân viên về lý lịch và kinh nghiệm làm việc.”
Khi làn sóng chính trị nhanh chóng thay đổi, Santos lập tức tuyên bố sẽ không tái tranh cử, nhưng vẫn kiên quyết không từ chức, cho đến phút chót.
George Santos bước ra khỏi Hạ viện trước khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Trước khi rời khỏi Quốc hội trên chiếc xe đang chờ sẵn, ông ta chia sẻ đã sẵn sàng sang trang mới, để Quốc hội lại sau lưng. “Tại sao tôi lại muốn ở lại đây?” Santos nói. “Quên m… nơi này đi.”
Hương Giang (Tổng hợp)