Biden hỗ trợ bom chùm cho Ukraine – quyết định khó khăn gây tranh cãi  

0
791
(The Hill) – Chính phủ Tổng thống Joe Biden vào thứ Sáu phê chuẩn chuyển bom đạn chùm cho Ukraine, làm dấy lên những lo ngại từ các tổ chức nhân quyền và từ các nhà lập pháp liên bang về khả năng vũ khí sẽ sát thương dân thường và trẻ em. 
Bom chùm được phi cơ thả từ không trung xuống, hay được bắn từ mặt đất đến khu vực mục tiêu, phóng ra từ hàng chục đến hàng trăm bom nhỏ. Vũ khí này có giá trị quân sự vì chúng có thể bắn nhiều mục tiêu. 
Nhưng vũ khí bị hơn 100 quốc gia cấm vì bom  nhỏ được phóng ra bừa bãi, không chính xác, và thường không phát nổ nên vẫn là mối nguy hiểm trong nhiều thập niên. 
Washington bật đèn xanh cung cấp bom đạn chùm cho Kiev diễn ra trong bối cảnh các lực lượng Ukraine đang tiêu tốn nhiều đạn dược, và phản công chậm chạp bắt đầu từ tháng trước.
Thứ trưởng về chính sách Quốc phòng Colin Kahl cho rằng, bom chùm của Mỹ “sẽ giúp Ukraine tiếp tục chiến đấu” khi họ tìm cách chọc thủng phòng thủ của Nga, điều theo ông “khá khó khăn.” 
“Điều tồi tệ nhất đối với dân thường ở Ukraine là thua cuộc chiến,” Kahl nói. “Chúng tôi muốn bảo đảm Ukraine có đầy đủ pháo binh để tiếp tục chiến đấu trong cuộc phản công hiện nay, và vì mọi việc diễn ra chậm hơn so với hy vọng.” 
Kahl cho rằng, đạn dược Mỹ cung cấp có tỉ lệ sát thương hay không nổ thấp hơn, trong khi Ngũ Giác Đài sẽ làm việc với Ukraine nhằm bảo đảm giảm tối thiểu rủi ro cho dân thường, trong đó Kiev có văn bản bảo đảm sẽ đánh giá chính xác sẽ sử dụng chúng ở những đâu. 
Ít nhất 39 tổ chức nhân quyền công khai phản đối việc Mỹ chuyển bom chùm cho Ukraine – quốc gia đang cạn kiệt vũ khí. 
Kyiv từ lâu kêu gọi được hỗ trợ bom chùm, các viên chức Ukraine đã yeu cầu hầu như mọi hệ thống vũ khí tân tiến từ đồng minh Western. 
18 thành viên NATO cấm bom chùm, và có khả năng sẽ không tán thành quyết định chuyển chúng cho Ukraine. Ngoại trưởng Đức vào thứ Sáu lên tiếng phản đối việc này. 

Tổng thống Joe Biden trong cuộc phỏng vấn với xướng ngôn viên nổi tiếng Fareed Zakaria của CNN cho biết, gởi bom chùm cho Ukraine là “một quyết định khó khăn.” Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải hành động khi Kiev cần thêm đạn dược phản công này. “Đó là một quyết định rất khó khăn đối với tôi, nhưng tôi cũng đã thảo luận với các đồng minh… Người Ukraine đang cạn kiệt đạn dược,”  ông Biden giải thích. 

Bom chùm sẽ tương thích với hoả pháo 155mm mà Mỹ từng gửi Ukraine. Đây từng là vũ khí giúp Ukraine giành lại một số phần lãnh thổ năm ngoái. Theo Tổng thống Mỹ, bom chùm sẽ đóng vai trò trong “giai đoạn chuyển tiếp,” cho tới khi Mỹ có thể sản xuất thêm hoả pháo 155mm.

Từ chối đưa ra ý kiến về quyết định của Hoa Kỳ, nhưng Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp báo diễn ra vào thứ Sáu cho rằng, các thành viên được tự do đưa ra lựa chọn của riêng họ về vũ khí.

Tuỳ viên báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn Tướng Pat Ryder cho biết, “sự đoàn kết tiếp tục duy trì rất mạnh mẽ” trong toàn liên minh trong cuộc họp vào thứ Năm.

Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2009 thông qua đạo luật hạn chế Hoa Kỳ triển khai hoặc chuyển giao bom chùm với tỷ lệ sai sót cao hơn 1%. Tổng thống có thể ký giấy qua mặt hạn chế đó. Luật hiện tại cũng cấm sử dụng vũ khí này trong các khu vực dân sự.

Cùng với Nga và Ukraine, Hoa Kỳ không tham gia hiệp ước năm 2008, – Công ước về bom chùm –  được 123 quốc gia ký kết. Trong hiệp ước này, các bên cam kết không sử dụng vũ khí bom chùm trong chiến tranh.

Cộng hoà trong Uỷ ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện, và các Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện ủng hộ bom chùm cho Ukraine. Lãnh đạo những uỷ ban này vào đầu năm nay gởi thư cho ông Biden, yêu cầu phê chuẩn vũ khí, cho rằng, vũ khí của Hoa Kỳ “có hiệu quả cao,” và đủ tân tiến để giảm tối thiểu thiệt hại đối với dân thường.
Trong khi đó, Dân chủ lên án quyết định này.  Họ cáo buộc chính quyền Biden  đưa ra quyết định đạo đức giả, gây rủi ro cho vị thế đạo đức của Hoa Kỳ.
Hương Giang (Theo Hill)