“Thần chiến tranh” của Nga đang thất bại

0
2230

William M. Arkin

Theo các nhà phân tích tình báo Mỹ, các loại pháo từng là tâm điểm trong cuộc tấn công của Nga ở Ukraine đang bị thiếu hụt nghiêm trọng do các loại vũ khí cùng loại ngày càng hiệu quả của Ukraine đã gây ra những tổn thất nặng nề cho quân đội Nga.

Pháo binh, được Joseph Stalin gọi là “Thần chiến tranh” vì tính sát thương của nó, cũng là trọng tâm trong cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine. Mặc dù điều đó đạt được tiến bộ chậm hơn so với những tiến bộ ấn tượng của năm ngoái chống lại cuộc xâm lược của Nga, nhưng các nhà phân tích tin rằng sự thiếu hụt pháo binh của Nga không chỉ cho phép người Ukraine hoạt động linh hoạt hơn mà còn đứng đằng sau cuộc binh biến gây chú ý của Yevgeny Prigozhin vào cuối tháng 6.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Pháo binh là lợi thế của Nga, cho đến tận bây giờ,” một quan chức tình báo quốc phòng cấp cao cho biết trong một tuyên bố rằng: “Mặc dù cuộc đọ súng giữa hai nước diễn ra không ngừng và có tác động tiêu cực đối với cả hai bên, nhưng đúng ra phía Nga mới là bên có lợi thế nhưng lại đang chịu tổn thất lớn nhất.”

Cuộc phản công của Ukraine hiện đang bị cản trở chủ yếu bởi nhiệm vụ chọc thủng các bãi mìn và hệ thống phòng thủ của Nga.

Bộ Quốc phòng Nga đã không giải quyết công khai tình trạng thiếu hụt hoặc các vấn đề cung cấp liên quan đến pháo binh. Bộ đã nói rằng các lực lượng Nga đang ngày càng sử dụng máy bay không người lái nhỏ để phát hiện các mục tiêu cho cuộc tấn công bằng pháo.

Sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm việc phương Tây cung cấp súng và đạn tốt hơn, thông tin tình báo vượt trội và hỏa lực phản công, cũng như các cuộc tấn công tầm xa vào các tuyến tiếp tế của Nga đã tích lũy có lợi cho Ukraine trong 10 tháng qua.

Các nhà phân tích cho biết, các cuộc tấn công rời rạc và không có sự phối hợp của Nga, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng sóng người của nhóm lính đánh thuê Wagner của Prigozhin cũng dẫn đến thương vong ngày càng cao cho các binh sĩ Nga.

Đó là một yếu tố dẫn đến cuộc nổi dậy của Prigozhin vào cuối tháng 6 khi lực lượng của ông ta tiến về Moscow trước khi đạt được thỏa thuận rút lui.

Một sĩ quan tình báo quân đội cấp cao, người đã liên tục dự đoán rằng Nga sẽ thua trong cuộc chiến Ukraine, viết rằng: “Sự khôn ngoan thông thường liên quan đến toàn bộ tình tiết của đội quân đánh thuê Wagner là sai. Không có cuộc đảo chính nào và Prigozhin rất có thể đã công khai tiếp cận trực tiếp với Putin để nêu bật những tổn thất nặng nề và chiến lược thất bại của Moscow.”

Tình trạng thiếu hụt pháo binh của Nga và thương vong leo thang là chủ đề thường xuyên của các báo cáo tình báo kể từ khi Nga đẩy mạnh chiếm thị trấn Bakhmut. Tình báo Hoa Kỳ hiện ước tính rằng Ukraine có ưu thế hơn Nga về pháo ống, trong khi Nga dẫn đầu về bệ phóng hỏa tiễn. Cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Anh hồi đầu tháng 7 tuyên bố rằng Nga đã “thực hiện chế độ định mức đạn cho pháo binh nhằm cố gắng duy trì khả năng bắn gián tiếp quan trọng của mình.” Trong phía Anh, điều này có nghĩa là Nga, trước đây đã từng bắn tới 50.000 quả đạn pháo trong một ngày, giờ chỉ còn hơn một phần mười con số đó, với việc Nga chỉ sử dụng pháo binh trong các cuộc tấn công mang tính biểu tượng trên nhiều khu vực dọc theo mặt trận 1.500 dặm.

Tình báo quân đội Anh cũng nói rằng Nga đã bị hạn chế bởi việc Ukraine phá hủy và thu giữ nhiều radar quân đội được sử dụng để phát hiện và đáp trả các cuộc tấn công bằng pháo binh của Ukraine. Các radar “phản pháo” này định vị chính xác vị trí của các khẩu pháo và bệ phóng hỏa tiễn của Ukraine khi chúng bắn, cho phép pháo binh Nga tấn công chính xác vào những vị trí đó.

Khả năng sống sót của lực lượng mặt đất Nga phụ thuộc vào việc phát hiện hiệu quả pháo binh Ukraine và tấn công chống lại nó, thường là bằng pháo binh của chính lực lượng này”.

Tình trạng thiếu súng pháo, đạn dược và hỏa tiễn đã buộc các chỉ huy Nga phải hạn chế khả năng cơ động của bộ binh mặt đất trong việc phòng thủ. Đặc biệt, các nhà phân tích chỉ ra vị trí của hàng trăm xe tăng T-62 và T-54/55 thời Liên Xô, một số đã 75 tuổi, trong chiến hào. Những chiếc xe tăng cũ đã bị chôn vùi và đang được sử dụng như pháo binh để bắn ở khoảng cách ngắn, mặc dù tầm bắn của chúng (tối đa khoảng 3.000 mét) và hiệu quả của chúng không bằng hỏa lực gián tiếp, tức là các loại súng pháo thực sự được bắn ra ngoài tầm bắn. Do đó, các lực lượng Nga ở tiền tuyến dễ bị tấn công bằng pháo binh Ukraine hơn.

Hơn nữa, các kho đạn và hỏa tiễn cũ không đáng tin cậy đã được chuyển đến các đơn vị pháo binh của Nga. Một số loại đạn này, từ thời chiến tranh Triều Tiên, đã bị hỏng 90%, phá hủy các ống phóng hoặc không phát nổ. Tình trạng thiếu nòng thay thế cho súng pháo, một vấn đề cũng gây khó chịu cho Ukraine do tốc độ bắn cao, là mối quan tâm đặc biệt ở các đơn vị Nga buộc phải bắn đạn cũ.

Nếu có một điều mà không ai dự đoán được sẽ đánh dấu chiến thắng trên chiến trường cho Ukraine, thì đó là ưu thế về pháo binh.

Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái với số lượng súng nhiều hơn Ukraine, trong đó pháo binh là trọng tâm trong chiến lược sử dụng hỏa lực kéo dài hàng thập niên để buộc quân địch phải khuất phục. Tại một thời điểm trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Ukraine, Nga đã bắn số đạn pháo nhiều gấp 10 lần so với Ukraine. Sự phụ thuộc của Nga vào hỏa lực – nghĩa là các cuộc tấn công tầm xa bằng pháo binh, hỏa tiễn tầm ngắn – luôn được coi là người chiến thắng trong cuộc chiến đối với Moscow.

Cục diện chiến trường bắt đầu đổi hướng. Ukraine bắt đầu nhận được nguồn cung cấp đạn pháo mới của Mỹ và phương Tây cho súng của mình, tiếp theo là các loại pháo mới hơn, có khả năng và đáng tin cậy hơn. Bệ phóng hỏa tiễn tầm xa (HIMARS) và đạn pháo dẫn đường chính xác cũng mang lại lợi thế cho Ukraine.

Tính đến tháng 7, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 2 triệu quả đạn pháo và hỏa tiễn tầm xa. Với sự hướng dẫn và kinh nghiệm của phía Mỹ, với sự chỉ huy và tinh thần binh lính của phía Ukraine tốt hơn, cùng với các đường tiếp tế tương đối an toàn, Ukraine có nhiều khả năng sử dụng súng và hỏa tiễn tầm xa và chính xác hơn để tấn công lực lượng Nga. Ukraine không bằng Nga về số lượng (ước tính Ukraine đã bắn khoảng 4.000-7.000 quả đạn pháo mỗi ngày), họ đang sử dụng vũ khí của mình hiệu quả hơn.

Kết quả đã rõ ràng vào khoảng thời gian “huy động toàn quốc” của Putin vào tháng 9 năm ngoái, với thương vong của Nga cao hơn, đặc biệt là khi các lực lượng của Điện Kremlin chuyển sang phòng thủ dọc theo chiến tuyến, củng cố các công sự phòng thủ của mình. Hỏa lực pháo binh của Nga trong tháng 1 cũng giảm so với mức cao thời chiến, ở một số nơi giảm tới 50% do việc bảo tồn đạn pháo tăng lên ở một số khu vực nhất định và Ukraine đã tấn công hiệu quả các nguồn cung cấp của Nga.

Vào cuối tháng 2, tình báo Hoa Kỳ ước tính rằng Nga đã phải chịu tổng số thương vong vào khoảng trên dưới 200 ngàn người, bao gồm trên dưới 40 ngàn người tử vong và khoảng 160 ngàn người bị thương.

Đến tháng 5 này, Mỹ ước tính khoảng 20.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trên chiến trường chỉ trong 4 tháng đầu năm. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, đô đốc đã nghỉ hưu John Kirby gọi những con số này là “đáng kinh ngạc“. Tình báo Hoa Kỳ báo cáo rằng chính quyền Nga đang kêu gọi chính quyền khu vực và địa phương không công bố cáo phó cho những người lính thiệt mạng ở Ukraine. Nỗi sợ hãi của Điện Kremlin là sự lặp lại sự xuất hiện của một số “Ủy ban các bà mẹ của những người lính Nga“, ám chỉ đến các cuộc biểu tình của người dân vào những năm 1980 đã góp phần rất nhiều vào quyết định của Mikhail Gorbachev nhằm chấm dứt cuộc xâm lược Afghanistan kéo dài một thập niên của Liên Xô.

Trong khoảng thời gian 10 năm từ 1979-1989, khoảng 15.000 quân Liên Xô đã chết và hơn 50.000 người bị thương ở Afghanistan. Số binh sĩ Nga thiệt mạng ở Ukraine, trong một phần mười thời gian, đã con số lại cao hơn gấp đôi.

Lời kết:

Sự bất mãn với chiến tranh sẽ tiếp tục gặm nhấm giới lãnh đạo Nga và làm tiêu hao tinh thần của những người lính Nga, họ đến giờ vẫn không hiểu những đồng đội của họ đã ngã xuống trên đất Ukraine là vì cái gì, vì điều gì. Chỉ có Prigozhin là tiếng nói duy nhất của sự thật, ông ta có thể nói ra những điều khó nghe nhất mà Điện Kremlin luôn muốn che giấu.

William M. Arkin

Translated & Summarized: Việt Linh

https://www.newsweek.com/russias-god-war-failing-1816722