Đồng minh của nước Mỹ nghĩ gì về nhiệm kỳ thứ hai tiềm năng của Trump?

0
2895

Frida Ghitis

Vài tháng trước, những người bạn ở Hà Lan, Pháp đã hỏi tôi rằng tôi nghĩ ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024. Họ điềm nhiên gật đầu tán thành khi tôi nói rằng tôi nghĩ khả năng có lợi cho Tổng thống Joe Biden, nhưng họ suýt nhảy khỏi ghế khi tôi nói rằng cựu Tổng thống Donald Trump cũng có cơ hội không nhỏ để trở lại Tòa Bạch Ốc.

Những bạn bè của tôi, hóa ra họ đã không chú ý, theo dõi nhiều về chính trường Mỹ sau khi Trump mãn nhiệm. Họ nghĩ Trump đã là lịch sử, là quá khứ đáng xấu hổ của nước Mỹ. Bây giờ họ biết rõ hơn. Châu Âu và phần lớn thế giới đã nhận ra khả năng thực sự rằng, một Donald Trump với hai lần bị luận tội, ba lần bị truy tố vẫn có thể là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, và vẫn có thể tái đắc cử, và điều này làm họ đang ngày càng lo lắng.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Và nếu những người châu Âu, người Ukraine, người Hàn Quốc, người Nhật Bản hay người Đài Loan có nhiều điều để lo ngại, thì người Mỹ có nhiều lý do hơn để lo lắng.

Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên đầy hỗn loạn của Trump đã không đạt được nhiều mục tiêu do sự thiếu kinh nghiệm, kém năng lực và thiếu kỷ luật của các thành viên chủ chốt trong chính quyền của ông ta, cùng với sức mạnh của các thể chế dân chủ Hoa Kỳ và những người làm việc để bảo vệ chúng.

Nhưng nhiệm kỳ thứ hai có thể khác rất nhiều.

Phải thừa nhận rằng nhiều điều có thể xảy ra trước cuộc bầu cử. Các cuộc bầu cử sơ bộ của GOP có thể gây bất ngờ và những rắc rối pháp lý của Trump có thể cản đường ông ta. Tuy nhiên, hiện tại, các đối thủ chính của ông ấy hầu như không đạt được sức thu hút. Mười sáu tháng kể từ bây giờ, khả năng ông ta có thể giành được chiếc vé ứng viên đại diện cho đảng Cộng hòa ngày càng rõ nét hơn.

Tôi dự đoán rằng bất kỳ ai từng nghĩ rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump là thảm họa — và các cuộc thăm dò cho thấy bao gồm nhiều người Mỹ và hầu hết công dân của các quốc gia đồng minh của Mỹ — sẽ thấy một nhiệm kỳ Trump 2.0 thậm chí còn thảm khốc và tàn nhẫn hơn gấp nhiều lần so với thời Trump 1.0.

Trump hiện có một hoạt động mạnh mẽ trong việc phát triển các kế hoạch tỉ mỉ cho nhiệm kỳ thứ hai có thể xảy ra. Mục tiêu bao trùm là làm cho cựu tổng thống trở nên quyền lực hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho một số khuynh hướng chuyên quyền của ông ta.

Trong chính quyền thứ hai của Trump, theo những kế hoạch đó, Bộ Tư pháp có thể mất đi sự độc lập, nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của tổng thống, người sẽ có thể điều động bộ này để chống lại kẻ thù và bảo vệ bạn bè của mình. Các cơ quan độc lập khác, cơ quan quản lý truyền thông hoặc độc quyền cũng sẽ mất quyền tự chủ nếu chiến lược thành công.

Trump thề sẽ phá bỏ các tổ chức kiểm định giáo dục và bổ nhiệm người của mình giám sát các trường cao đẳng và đại học, để ông ta có thể loại bỏ những sắc thái đặc trưng trước đây.

Quyền lực của tổng thống sẽ chạm tới mọi khía cạnh của chính phủ nếu, như ông ta hứa, sẽ khôi phục “Lịch trình F”, với một sắc lệnh hành pháp cho phép hàng chục ngàn công nhân liên bang bị sa thải theo ý muốn của tổng thống và được thay thế bằng những người trung thành với MAGA mà không cần chuyên môn đi kèm.

Trong khi đó, những người ủng hộ Trump, làm việc tại một nhóm chuyên gia cố vấn mới, đang tổng hợp danh sách những người theo chủ nghĩa Trump trung thành để bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt. Bất kỳ ai nghi ngờ về cuộc tấn công ủng hộ Trump vào ngày 6 tháng 1 ở Điện Capitol sẽ bị loại.

Tìm cách tối đa hóa sự kiểm soát của mình, Donald Trump thề sẽ dành quyền “ngưng” những quỹ tài chính đã được quốc hội thông qua cho các dự án mà ông ta phản đối – đây chính là giấc mơ của một nhà độc tài đã bị Quốc hội tuyên bố là bất hợp pháp cách đây nửa thế kỷ.

Và, với tư cách là một người kiên quyết phủ nhận biến đổi khí hậu là bởi con người và nhiên liệu hóa thạch, Trump sẽ làm suy yếu, nếu không muốn nói là chấm dứt hoàn toàn, những nỗ lực làm chậm sự nóng lên toàn cầu. Ông ta cũng sẽ chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh, tước bỏ quyền tự động trở thành người Mỹ do được sinh ra ở Mỹ.

Trong khi đó, những ký ức xấu xí của những nhà lãnh đạo thế giới đang quay trở lại về việc Trump ca ngợi những kẻ độc tài từ những ngày đầu tiên ông ta nắm quyền, trong khi xúc phạm các đồng minh của Mỹ. Khi Trump được hỏi trên CNN vào tháng 5 năm ngoái rằng liệu ông muốn Ukraine hay Nga chiến thắng trong cuộc chiến, Trump đã không trả lời.

Thay vào đó, ông ta tuyên bố rằng: “Tôi sẽ giải quyết chiến tranh trong vòng 24 giờ,” xác nhận lo ngại rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Kiev sẽ không còn lại một chút gì dưới thời một tổng thống chưa bao giờ thốt ra một bình luận tiêu cực nào về Tổng thống Nga Vladimir Putin – ngay cả khi bây giờ Putin đang bị buộc phạm tội ác chiến tranh.

Với những bình luận của mình, Trump đã cung cấp thêm bằng chứng cho chúng ta, những người tin rằng Putin thực sự muốn kéo dài cuộc chiến đủ lâu để trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump, ông ta sẽ rút hoàn toàn viện trợ ra khỏi Ukraine.

Và, hơn thế nữa, Trump cũng có thể rút nước Mỹ ra khỏi liên minh NATO.

Những người châu Âu vẫn còn nhớ rất rõ lần đầu tiên Trump xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh NATO, khi ông ta nói rằng sẽ rất khó khăn khi buộc Mỹ phải tuân thủ Điều 5 nghĩa vụ hỗ trợ đồng minh. Nhiều người khi đó lo lắng Trump sẽ rút Mỹ ra khỏi NATO – một hành động sẽ làm suy yếu liên minh và khiến Mỹ yếu đi trước các đối thủ.

Một trong những thế mạnh lớn nhất của Mỹ là mạng lưới liên minh quốc tế rộng lớn. Nhưng nhiều bạn bè của Mỹ không tin cựu tổng thống Donald Trump, họ cho rằng Trump là hạng người bốc đồng, bất nhất, thất thường và rối loạn nhân cách.

Chính quan điểm cho rằng Trump có thể trở thành tổng thống một lần nữa đang làm dấy lên những lo ngại của các quốc gia châu Âu về độ tin cậy của Washington ngay cả bây giờ, bất kể sau khi chính quyền Biden đã xây dựng lại niềm tin cùng các liên minh của Hoa Kỳ. NATO giờ đây mạnh mẽ và đoàn kết hơn so với những thập niên trước, có lẽ là chưa từng có. Nhưng một tổng thống Mỹ có quyền lực rất lớn. Các đồng minh của Mỹ biết điều đó. Putin cũng biết điều đó.

Trước cuộc bầu cử năm 2020, tôi đã tự hỏi liệu Đài Loan có thể tồn tại trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump hay không. Mục tiêu chiếm lấy hòn đảo dân chủ Đài Loan của Trung Quốc có thể đã bị trì hoãn sau khi Bắc Kinh thấy sự phản kháng quyết liệt của Ukraine, nhưng người dân Đài Loan lại bất an về Trump.

Sau nhiều lần nhận được bảo đảm từ chính quyền của Tổng thống Joe Biden rằng Hoa Kỳ sẽ luôn sát cánh với Đài Loan, các nhà quan sát ở đó nhận định rằng: “Đài Loan phải sẵn sàng cho một nhiệm kỳ thứ hai với nhiều bất lợi cho an ninh của Đài Loan nếu Trump tái đắc cử nhiệm kỳ 2.”

Người Đài Loan vẫn còn nhớ Donald Trump đã từng ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, ngay trước đại dịch Covid – ngay cả khi Bắc Kinh tiếp tục bóp chết nền dân chủ của Hồng Kông. Trump chỉ cứng rắn với Trung Quốc về thương mại, không quy trách nhiệm cho Trung Quốc và đổ lỗi cho việc các cơ quan y tế trong nước Hoa Kỳ đã thực hiện trách nhiệm kém và tồi tệ đối với đại dịch. Trump không hề quan tâm đến nhân quyền hay dân chủ.

Người Nam Hàn cũng đang lo lắng về sự trở lại của Trump. Với tư cách là tổng thống, ông ta đã bắt nạt đồng minh lâu năm đó trong khi ve vãn kẻ thù không đội trời chung của họ, tỏ ra thân thiết với nhà độc tài Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un.

Người Nam Hàn rất ủng hộ Mỹ, nhưng họ phải chịu đựng sự lo lắng sâu sắc về Trump trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta trước đây. Khoảng 9 trên 10 người có quan điểm tích cực về liên minh của họ với Hoa Kỳ. Nhưng quan điểm về Trump rất ảm đạm, giống như ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Khi Trump bước vào Tòa Bạch Ốc, chỉ có 9% người Nam Hàn có thiện cảm với Trump, và một cuộc khảo sát của Pew vào năm 2020, khi Trump sắp rời nhiệm kỳ tổng thống, cho thấy chỉ có 17% số người Nam Hàn được hỏi tin tưởng rằng Trump sẽ “làm điều đúng đắn đối với các vấn đề thế giới”. Và triển vọng về một nhiệm kỳ tổng thống khác của Trump đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của các bảo đảm an ninh của Washington. Kết quả là, nhiều người Nam Hàn Quốc hiện nay nói rằng đất nước của họ nên sở hữu vũ khí hạt nhân và phát triển quân sự mạnh hơn để tự bảo vệ mình, không nên trông chờ vào Mỹ, nhất là một khi Trump quay trở lại thành công.

Đối với những người sống bên ngoài Hoa Kỳ nói chung, từ Châu Âu đến Châu Á, khái niệm về quan điểm chính trị của người Mỹ với một nhiệm kỳ 2 có thể xảy ra với Trump làm họ thật khó tin, rằng tại sao một người phạm nhiều tội tày trời đến như thế vẫn có thể được người Mỹ bỏ phiếu vào Tòa Bạch Ốc một lần nữa?

Lời kết:

Thật là khó hiểu cho nhận thức của một số người Mỹ.

Nhiệm kỳ tổng thống lần 1 của Trump đã khiến nước Mỹ bị bầm dập và chia rẽ, mất mát nhiều lĩnh vực mà mãi đến bây giờ, sau hơn nữa nhiệm kỳ của tổng thống tiếp theo, nhiều lĩnh vực vẫn chưa thể gầy dựng và phục hồi trở lại.

Lần đầu tiên ông ấy làm tổng thống có hại như thế nào, thì lần thứ hai ông ấy sẽ còn gây hại nhiều hơn rất nhiều lần. Nhưng nếu quốc gia vẫn chưa được chữa lành sau 4 năm dưới sự tàn phá của Trump, thì các quốc gia Đồng Minh vẫn không thể nào có được niềm tin và hợp tác với Hoa Kỳ.

Những người bạn của Hoa Kỳ đã từng lo lắng rằng họ có thể không bao giờ có cơ hội phục hồi sau nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Nhưng chưa hết, giờ đây họ đang chuẩn bị tinh thần, với sự lo lắng nhiều hơn về khả năng xảy ra một bất ngờ bầu cử kinh hoàng khác ở Mỹ. Sự trở lại của Trump quả thật không chỉ tàn phá riêng một nước Mỹ của ông ta mà còn hủy hoại cả thế giới này.

Frida Ghitis

Translated & Summarized: Việt Linh

https://edition.cnn.com/2023/07/18/opinions/trump-second-term-us-allies-foreign-policy-ghitis/index.html