Quốc gia nào dám bắt giữ Putin sau lệnh của ICC?

0
3083

Quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ đối với Vladimir Putin, về mặt lý thuyết đã cô lập tổng thống Nga khỏi 2/3 thế giới, nhưng Putin vẫn còn được một số các quốc gia mà ông ta có thể đến và không bị rắc rối gì.

Lệnh bắt giữ Putin và ủy viên quyền trẻ em của Nga, Maria Alekseyevna Lvova-Belova, có liên quan đến việc cưỡng bức và trục xuất trẻ em trong chiến tranh từ Ukraine đến Nga, nơi nhiều trẻ em đã được các gia đình Nga nhận làm con nuôi một cách bắt buộc.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Việc trục xuất và cưỡng bức người dân được công nhận là một tội ác theo quy chế Rome, mà Nga là một bên ký kết nhưng đã rút khỏi vào năm 2016. Vì Moscow không công nhận tòa án, nên khó có khả năng Putin hoặc Lvova-Belova sẽ từ bỏ quyền tài phán của mình.

Nhưng quyết định gửi một tín hiệu tới các quan chức cấp cao của Nga rằng họ có thể phải đối mặt với việc bị truy tố và hạn chế khả năng đến được nhiều quốc gia để du lịch hay thăm thân nhân, bè bạn bao gồm cả việc tham dự các diễn đàn quốc tế.

Balkees Jarrah, phó giám đốc tư pháp quốc tế tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định này gửi “một thông điệp rõ ràng rằng việc ra lệnh phạm tội hoặc dung túng cho những tội ác nghiêm trọng đối với thường dân có thể dẫn đường họ đi đến một phòng giam ở Hòa Lan, trụ sở của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC.”

Quyết định của ICC đưa ra hôm thứ Sáu có nghĩa là 123 quốc gia thành viên của tòa án sẽ phải bắt giữ tổng thống Nga và chuyển ông đến Hòa Lan, nơi đặt trụ sở của ICC để xét xử nếu ông đặt chân lên lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, với 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, thì vẫn còn 70 quốc gia không chịu sự rằng buộc hay ảnh hưởng bởi lệnh cấm đến từ ICC.

Hoa Kỳ đã tham gia vào các cuộc đàm phán dẫn đến việc thành lập ICC nhưng vào năm 1998, Hoa Kỳ là một trong bảy quốc gia bỏ phiếu chống lại Quy chế Rome, hiệp ước thành lập của tòa án. Các quốc gia khác đã bỏ phiếu chống lại Quy chế Rome là Iraq, Israel, Libya, Qatar, Yemen và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Mỹ đã trừng phạt Putin vào ngày 25 tháng 2 năm 2022, một ngày sau khi ông ta phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Bắc Kinh vẫn chính thức trung lập về cuộc xâm lược Ukraine của Putin và quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã được củng cố kể từ khi bắt đầu chiến tranh và do đó có khả năng sẽ chào đón chuyến thăm của Putin. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Putin vào tuần tới tại thủ đô Nga.

Putin vẫn có thể đến Iran, quốc gia đóng vai trò là đồng minh chủ chốt của Moscow, cung cấp máy bay không người lái cho nước này trong nỗ lực chiến tranh.

Nền dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ, cũng không phải là một bên ký kết ICC và cũng  không lên án cuộc xâm lược của Putin. Trong năm qua, Ấn Độ đã củng cố mối quan hệ với Moscow vì tranh thủ giá dầu rẻ, mua nhiều để được hưởng lợi.

Trong khi đó, Putin vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nước thuộc Liên Xô cũ, ngoại trừ các nước vùng Baltic và Georgia là các quốc gia công nhận ICC.

Điều này vẫn khiến ông ta có thể chọn đến thăm các quốc gia trong các liên minh do Moscow dẫn đầu của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) như Armenia và Azerbaijan. Belarus, nơi có nhà lãnh đạo Alexander Lukashenko cho phép các lực lượng Nga sử dụng đất nước này làm tiền đồn cho cuộc chiến, vẫn là một đồng minh vững chắc.

Ukraine không phải là một bên ký kết vào tòa án ở Hòa Lan nhưng họ đã trao quyền tài phán cho ICC để điều tra các tội ác chiến tranh được thực hiện trên lãnh thổ của mình. Ukraine cho biết hơn 16.000 trẻ em Ukraine đã bị cưỡng bức sang Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh với nhiều em được cho là đã bị đưa vào các cơ sở giáo dục và nhà nuôi dưỡng.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Điện Kremlin trong một số trường hợp đã cắt đứt liên lạc với gia đình và người giám hộ của những đứa trẻ, đồng thời không cung cấp danh sách đăng ký của những người đã bị cưỡng bức và trục xuất.

Đại diện của Tòa án Hình sự ICC cho biết rằng “việc cưỡng bức tái định cư, cải tạo giáo dục và nhận con nuôi của Ukraine” là một phần trong nỗ lực của Điện Kremlin “nhằm phủ nhận và đàn áp bản sắc, lịch sử và văn hóa của Ukraine,”. Những tác động tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược thất bại của Nga sẽ được cảm nhận cho các thế hệ mai sau.

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga “không công nhận thẩm quyền của tòa án này và theo đó, bất kỳ phán quyết nào thuộc loại này đều vô hiệu“.

Các nhà tuyên truyền của điện Kremlin đã đưa ra phản ứng giận dữ trước quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về việc ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga, Vladimir Putin, nhưng trên thực tế kể từ khi lệnh bắt giữ được đưa ra trên toàn cầu với con số 123 quốc gia, thì Putin đã tự động mất đi danh nghĩa là Tổng thống của một quốc gia, mà trong một tư cách thấp hơn rất nhiều, đó là một tên tội phạm chiến tranh, sẽ bị còng tay dẫn đi ngay khi đặt chân xuống lãnh thổ của một trong các quốc gia thành viên có ký kết hiệp ước dẫn độ với ICC.

Quyết định của ICC hôm thứ Sáu kết luận rằng tổng thống Nga đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine tập trung vào việc trục xuất bất hợp pháp trẻ em Ukraine. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Nhân đạo Yale đã công bố một báo cáo vào tháng 2 cáo buộc rằng ít nhất 16.000 trẻ em từ Ukraine đã bị gửi đến các trại “cải tạo” của Nga.

Công tố viên ICC Karim Khan nói rằng văn phòng của ông đã xác định được việc cưỡng bức trục xuất “ít nhất hàng trăm trẻ em bị bắt từ trại trẻ mồ côi và nhà chăm sóc trẻ em.” tại Ukraine.

Ủy viên phụ trách quyền trẻ em của Nga, Maria Lvova-Belova, cũng bị ICC truy nã vì tội danh tương tự. Moscow đã bác bỏ những quyết định của ICC là “thái quá” và khả năng muốn bắt giữ Putin đến Hòa Lan là không thể vì Nga không công nhận quyền tài phán của mình.

Nhưng những người xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga đã đưa ra quan điểm của họ về quyết định của ICC. Người đứng đầu kênh RT, Margarita Simonyan, đã viết trên kênh truyền thông xã hội Telegram của mình rằng: “Tôi muốn thấy xem có quốc gia nào dám cả gan bắt giữ Tổng thống Putin theo phán quyết của ICC hay không. Họ cần phải hiểu rằng chúng tôi chỉ cần khoảng 10 phút trở lại để bắn một hỏa tiễn hạt nhân bay đến chính xác vào thủ đô của quốc gia dám manh động đụng đến Tổng thống của nước Nga”.

Những lời đe dọa của giới truyền thông Nga, các cựu tướng lãnh khi nói về vũ khí hạt nhân thật buồn cười, cứ như thể những người này họ tin rằng chỉ có nước Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới này có vũ khí hạt nhân và muốn bắn hỏa tiễn hạt nhân đến bất cứ nơi đâu tùy thích.

Trong khi đó, người dẫn chương trình truyền hình Vladimir Solovyov trên kênh Russia 1 thì nói rằng Tòa án hình sự ICC “nên đề cử Vladimir Putin cho giải Nobel Hòa bình vì những đứa trẻ này.”

Dù quyết định của Tòa án Hình sự ICC có thể không có ảnh hưởng ở Nga, quốc gia không công nhận quyền tài phán của mình, nhưng Tổng thống Biden nói rằng việc ban hành lệnh của ICC “tạo ra một điểm nhấn rất mạnh mẽ,” rõ ràng, Putin đã phạm tội ác chiến tranh.

Các hành động của Nga đã nói lên tất cả điều đó. Cộng đồng quốc tế không thể phớt lờ thực tế rằng những vụ lạm dụng kinh hoàng là kết quả của các quyết định và hành động ở tất cả các cấp chính quyền Nga.

Riêng về phía Hoa Kỳ, mặc dù tham gia vào các cuộc đàm phán để thành lập ICC, Hoa Kỳ lại không phải là một quốc gia thành viên của Quy chế Rome dẫn đến tòa án ở Hòa Lan. Cựu Tổng thống Bill Clinton đã ký đạo luật nhưng không đệ trình hiệp ước lên Thượng viện để phê chuẩn. Năm 2002, cựu Tổng thống George W. Bush thông báo với Liên Hiệp Quốc rằng Hoa Kỳ không còn có ý định phê chuẩn hiệp ước và rằng họ không có bất kỳ nghĩa vụ nào đối với nó. Điều này cũng dễ hiểu, khi quân đội Mỹ tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh phi lý trên toàn cầu nên rất sợ phải tham gia và không muốn bị ràng buộc bởi Quy chế Rome là điều có thể khiến nhiều vị Tổng thống Mỹ có thể bị bắt giữ vì phạm tội ác chiến tranh nếu các quốc gia liên quan đến các cuộc chiến tranh yêu cầu ICC ra quyết định bắt giữ.

Như vậy, vô hình chung, tiếng nói của Hoa Kỳ trong quyết định bắt giữ Putin trên toàn cầu hoàn toàn vô giá trị, nói theo lý thuyết của pháp lý thì quyết định này không có hiệu lực tại Hoa Kỳ, vậy với câu hỏi, Putin có thể đến Hoa Kỳ hay không, về mặt pháp lý thì vẫn được nhưng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không bao giờ để một tên tội phạm chiến tranh đặt chân lên nước Mỹ, là quốc gia dân chủ đầu đàn của thế giới.

Lời kết:

Putin, từ đây đến lúc đi xa thật xa đến một thế giới mới, ông ta sẽ không còn cơ hội bắt tay, chào hỏi các lãnh đạo thế giới, sẽ không còn được đặt chân lên các quốc gia dân chủ, tự do, không còn được chào đón với tư cách là một nguyên thủ quốc gia, ông ta chỉ có tư cách là một tên tội phạm chiến tranh, như những cái tên xấu xí trong lịch sử như Tướng Nhật Bản, Yamashita Tomoyuki, cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic, cựu Tổng thống Chile, Augusto Pinochet, cựu Tổng thống Peru, Alberto Fujimori, nhà cựu lãnh đạo Libya, Muammar al-Qaddafi và cái tên mới nhất sẽ đuợc ghi vào bảng phong thần sẽ là cựu Tổng thống Nga, Vladimir Putin, tên tội phạm chiến tranh trong thế kỷ 21.

Việt Linh 19.03.2023