Nga đuối sức, ra các điều khoản với Ukraine để chấm dứt chiến tranh

0
2137

Jon Jackson

Một quan chức hàng đầu của Điện Kremlin hôm thứ Bảy đề nghị Nga có thể đồng ý chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nếu một điều kiện quan trọng được đáp ứng.

Trong cuộc họp báo tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Nga sẽ công nhận biên giới Ukraine như trước cuộc xâm lược của Moscow nếu Kiev cam kết không tham gia liên minh quân sự.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, ông ta và các quan chức Điện Kremlin đã đưa ra nhiều lý do biện minh khác nhau cho cuộc xâm lược này. Nhưng một trong những lý do được đưa ra thường xuyên nhất là việc Putin phản đối việc mở rộng NATO dọc theo biên giới nước ông ta, và đặc biệt ông ta phản đối việc Ukraine trở thành thành viên của khối quân sự NATO.

Ông Lavrov nói với các phóng viên rằng vào năm 1991, Moscow “công nhận chủ quyền của Ukraine trên cơ sở Tuyên ngôn Độc lập mà nước này đã thông qua khi rời khỏi Liên Xô. Một trong những điểm chính quan trọng đối với chúng tôi là Ukraine sẽ là một quốc gia không liên kết và sẽ không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào. Chỉ với những điều kiện đó, chúng tôi sẽ ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này.”

Giáo sư Mark N. Katz tại Trường Chính sách Schar của Đại học George Mason nói rằng: “Tuyên bố về chủ quyền nhà nước năm 1990 của Ukraine thực sự tuyên bố Ukraine là một quốc gia trung lập vĩnh viễn và không tham gia vào các khối quân sự. Và tuyên bố của Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov ngụ ý rằng Moscow sẽ công nhận đường biên giới năm 1990 của Ukraine nếu Ukraine từ bỏ tham vọng trở thành thành viên NATO.”

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky kể từ khi bắt đầu chiến tranh đã thúc đẩy đất nước của ông trở thành một phần của NATO và những nỗ lực của ông đã nhận được sự ủng hộ của các quan chức chủ chốt của NATO. Nhưng ngay cả khi Zelensky đồng ý từ bỏ nỗ lực trở thành thành viên NATO để chấm dứt chiến tranh, Ukraine có thể vẫn tìm thấy điểm khúc mắc trong vấn đề bán đảo Crimea.

Putin đã xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, và Zelensky đã thề sẽ đòi lại bán đảo này như một phần của quốc gia mình. Sau khi Liên Xô tan rã, Crimea được tuyên bố là của Ukraine, điều này khiến một số người suy đoán rằng ông Sergey Lavrov có thể đã ám chỉ rằng Nga có thể sẵn sàng từ bỏ khu vực này.

Giáo sư Mark N. Katz nói rằng: “Mặc dù bán đảo Crimea là một tỉnh của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine vào năm 1990, nhưng ông có cảm giác rằng tuyên bố của Sergey Lavrov có thể không dứt khoát và có thể có thêm ‘sự làm rõ’ về điều đó và điều đó sẽ không quá hào phóng đối với Ukraine. Tuy nhiên, nếu Moscow chỉ muốn chấm dứt chiến tranh, họ có thể coi việc ngăn Ukraine gia nhập NATO là một chiến thắng ngay cả khi điều đó có nghĩa là từ bỏ các yêu sách của Nga đối với lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng. Nhưng tôi không chắc Putin có thể làm được điều này vì nó sẽ đặt ra câu hỏi liệu thương vong to lớn mà lực lượng Nga phải gánh chịu trong cuộc xung đột này có xứng đáng với một thỏa thuận như vậy hay không – giả sử rằng chính phủ Ukraine và NATO sẽ đồng ý với điều đó.”

David Silbey, phó giáo sư lịch sử tại Cornell và là giám đốc giảng dạy tại Cornell ở Washington, nói rằng ông nhận thấy tuyên bố của Sergey Lavrov và cách nó liên quan đến Crimea là “mơ hồ, không rõ ràng“.

Lẽ ra Sergey Lavrov có thể dễ dàng phân biệt rõ ràng, nhưng ông ấy đã không làm vậy, và ông ấy sẽ không làm điều gì đó như thế này nếu không có sự cho phép của Putin. Cả hai đều phải biết rằng điều này sẽ ngay lập tức đặt ra câu hỏi về Crimea.”

Ngay cả khi Nga không sẵn sàng trả lại Crimea cho Ukraine, bình luận của ông Sergey Lavrov có thể được hiểu là ông Putin có thể từ bỏ yêu sách của mình đối với các tỉnh Donetsk, Kherson, Lugansk và Zaporizhzhia. Một năm trước, Putin tuyên bố sáp nhập 4 vùng của Ukraine vào Nga trong một hành động bị cộng đồng quốc tế gọi là bất hợp pháp.

David Silbey nói thêm rằng: “Về bốn vùng lãnh thổ bị sáp nhập bất hợp pháp, tôi nghĩ, vâng, điều đó cho thấy rằng người Nga sẵn sàng trả lại chúng cho Ukraine”.

Lời kết:

Tôi hơi bị bất ngờ khi đọc bản tin này nhưng khi đọc xong, tôi cũng có thể hiểu được, Putin dường như đã thấm đòn và hiểu ra rằng, thời hiện đại này, không giống như thời kỳ đồ đá ngày xưa, các lãnh chúa hùng mạnh xua quân đi đánh chiếm giành đất đai của các nước nhỏ, áp đặt người cai trị và thâu tóm của cải, tài nguyên hay phải cống nạp hàng năm như ngày xưa.

Thời đại đó đã qua rồi, thế giới phát triển với công nghệ vượt bậc, không còn như ngày xưa đánh nhau xáp lá cà, lấy thịt đè người, vì bây giờ với vũ khí tối tân, những người lính của cả hai bên đều không thấy mặt nhau, những vũ khí chết người chỉ từ trên trời phóng xuống và gây tử vong, thương vong còn nhiều hơn ngày xưa. Những con tàu chiến có giá vài triệu đô la của Nga dễ dàng bị những máy bay không người lái của Ukraine với giá vài trăm đô la phá hủy tại bến cảng và trên biển trong những tuần vừa qua có thể là tiếng chuông cảnh báo đến những kẻ có tham vọng như Putin hiểu ra, rằng họ không thể thắng một cuộc chiến kéo dài với Ukraine, không quốc gia bị xâm lăng nào lại dễ dàng bị khuất phục, từ bỏ đất nước cả.

Hy vọng rằng một giải pháp hữu hiệu sẽ được hai bên đồng ý tiến hành với việc Ukraine đồng ý trở thành một quốc gia trung lập, không gia nhập vào bất cứ liên minh quân sự nào và Nga sẽ trả lại 4 khu vực đã sáp nhập trái phép và cả bán đảo Crimea, rút quân về và tự thưởng cho họ dù bằng lời nói dối với người dân Nga rằng họ đã chiến thắng, đã buộc được Ukraine phải giữ quy chế trung lập.

Và qua cuộc chiến Nga-Ukraine này, cũng là một bài học cho Trung Cộng và Triều Tiên hiểu rằng, với chiến tranh trong thời hiện tại, sẽ không có bên nào thắng hoàn toàn. Ai gây ra chiến tranh, chiến tranh sẽ thiêu đốt họ.

Translated & Summarized

Việt Linh