Một thẩm phán liên bang chế giễu Tòa án Tối cao về quyền phá thai

0
1979
Judge Colleen Kollar-Kotelly of the U.S. District Court for the District of Columbia. Official Investiture ceremony for new U.S. District judge for the District of Columbia Rudolph Contreras. June 20, 2012. Photo by Diego M. Radzinschi/THE NATIONAL LAW JOURNAL.

Một thẩm phán liên bang đảng Dân chủ gợi ý rằng việc cấm phá thai vi phạm quy định cấm “nô lệ không tự nguyện” của Tu chính án thứ 13.

Tháng 6 năm ngoái, Tòa án Tối cao đã tuyên bố trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson (2022) rằng “Hiến pháp không trao quyền phá thai.”

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Tuy nhiên, vào thứ Hai, một thẩm phán liên bang ở Washington, DC đã ban hành một lệnh ngắn gọn cho thấy rằng Tòa án Tối cao đã sai khi cho rằng: “Hiến pháp không trao quyền phá thai.”

Thẩm phán Colleen Kollar-Kotelly, người được cựu Tổng thống Clinton bổ nhiệm, viết rằng: “Không phải là liệu có bất kỳ điều khoản nào trong Hiến pháp cung cấp quyền phá thai hay không mà thay vào đó, câu hỏi được đặt ra là liệu Tu chính án thứ mười bốn của Hiến pháp có cung cấp quyền như vậy hay không.”

Và điều đó để ngỏ khả năng rằng Tu chính án thứ mười ba , nghiêm cấm “chế độ nô lệ” và “nô lệ không tự nguyện”. Lệnh của Thẩm phán Kollar-Kotelly yêu cầu các bên tham gia truy tố hình sự liên quan đến quyền phá thai phải trình bày tóm tắt liệu Tu chính án thứ mười ba hay “bất kỳ điều khoản nào khác của Hiến pháp có thể trao quyền phá thai hay không.”

Đa số bảo thủ trong Tòa án Tối cao kịch liệt phản đối quyền phá thai. Nói một cách đơn giản, những người phản đối quyền phá thai này sẽ không đảo ngược hướng đi vì một thẩm phán do một tổng thống Đảng Dân chủ bổ nhiệm viết một ý kiến ​​thông minh lập luận rằng “việc ép buộc ai đó mang thai cho đến khi đủ tháng là một hình thức nô lệ không tự nguyện”.

Như giáo sư luật đại học Harvard, ông Laurence Tribe đã viết rằng: “một người phụ nữ bị pháp luật buộc phải cam chịu nỗi đau và sự lo lắng khi mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng đứa con mà cô ấy không muốn có, được quyền tin rằng không chỉ là một cách chơi chữ đã liên kết người phụ nữ bị cưỡng bức lao động với khái niệm nô lệ không tự nguyện.”

Lệnh của Thẩm phán Kollar-Kotelly được xem là một nỗ lực để mỉa mai Tòa án Tối cao, thì việc mỉa mai này thường là thông lệ của các thẩm phán tòa án cấp dưới trong toàn bộ hệ thống tư pháp liên bang.

Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ cho Vòng thứ năm bị những thẩm phán cánh hữu cực đoan chi phối, họ là những người thường đưa ra các quyết định với lý do kỳ quặc tuyên bố toàn bộ các cơ quan liên bang là vi hiến, ra lệnh cho chính quyền Biden thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hoặc thậm chí cho phép quân nhân bất chấp mệnh lệnh chích vaccine của Bộ Quốc Phòng.

Đất nước này sẽ thanh bình với luật pháp nghiêm minh nếu tất cả các thẩm phán liên bang và Tòa án Tối cao đều nỗ lực hết mình để tuân thủ luật pháp, bao gồm cả các tiền lệ pháp lý đã được thiết lập tốt trước đây. Nhưng vì người Mỹ đã không có may mắn được sống trong một thế giới thần tiên như vậy, khi các thẩm phán liên bang và trong Tòa án Tối cao thường đưa ra những phán quyết theo xu hướng đảng phái hơn là tuên theo tiền lệ tốt đẹp đã có sẳn hay làm theo mong muốn của đa số người Mỹ.

Và, một lần nữa, trong một thế giới tốt đẹp hơn, nếu các thẩm phán sẽ hành xử như những người phục vụ luật pháp một cách chí công vô tư – thay vì cố gắng trụ trong Tòa án Tối cao lâu nhất có thể để hưởng những thứ đặc quyền do người dân chi trả, là những người mà họ muốn tước đoạt những thứ quyền hiến định căn bản.

Nhưng ở đây trong thế giới thực tế, các tòa án cấp dưới không phải lúc nào cũng hoạt động như những người tuân theo tiền lệ của Tòa án Tối cao. Họ thường đóng vai trò là tổ chức tư vấn cho những ý tưởng pháp lý mới chưa nhận được sự ủng hộ của Tòa án Tối cao, nhưng điều đó có thể xảy ra vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Việt Linh 10.02.2023