HỆ TƯ TƯỞNG ĐẢNG CỘNG HOÀ: phi dân chủ và vô cảm

0
1971

Cuộc tranh giành ghế Chủ tịch Hạ viện của đảng Cộng hòa một lần nữa chứng minh một quan điểm khá rõ là: Đảng Cộng hòa ngày nay được điều khiển bởi cái tôi và sự cạnh tranh quyền lực, chứ không phải lý tưởng và sự chuẩn mực.

Chiến tranh tư tưởng ở Hoa Kỳ với sự trỗi dậy của nhóm cấp tiến mới vào cuối những năm 1960 và với sự trỗi dậy của nhóm bảo thủ cực đoan mới vào đầu những năm 1980.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Ngày nay, những cơn bão ý thức hệ cấp tiến hay bảo thủ đã lắng xuống phần nào. Tuy nhiên, lần này, chiến tranh tư tưởng đã kết thúc không phải vì bảo thủ hay cấp tiến đã đạt được sự đồng thuận mà bởi vì Đảng Cộng hòa đã tự rời khỏi cuộc chiến ý thức hệ này.

Chính trường Mỹ đang đi đến tận cùng sự chia rẽ chính trị; điều đó ngày nay còn tồi tệ hơn trước đây kể từ khi những người theo chủ nghĩa cấp tiến và những người theo chủ nghĩa bảo thủ công khai nó trong những năm 60 và 70 về quyền công dân, về Chiến tranh Việt Nam và Watergate. Thật vậy, những định kiến giận dữ, chứng hoang tưởng và chiến tranh văn hóa lan truyền nhanh chóng qua mạng xã hội, qua các hệ thống truyền thông bảo thủ như Fox News ngày nay có phạm vi tiếp cận lớn hơn nhiều so với nửa thế kỷ trước.

Việc Đảng Cộng hòa đã không thể đưa ra cương lĩnh cho đảng vào năm 2020 đã chứng minh rằng không có thứ gọi là hệ tư tưởng GOP. Thay vào đó, chúng ta có chủ nghĩa hư vô GOP hay còn gọi là chủ nghĩa phi dân chủ, vô cảm.

Những ý tưởng bảo thủ đã trở thành hiện thực cách đây bốn thập niên trong nhiệm kỳ tổng thống của Ronald Reagan đã không đứng vững trước thử thách của thời gian, bởi vì chúng đã sai lầm ngay từ đầu hoặc do hoàn cảnh và dư luận đã thay đổi, và một vài ý tưởng mới được một số đảng viên Cộng hòa tiếp thu trong những năm gần đây gây ra quá nhiều bất đồng trong đảng và cử tri Cộng hòa.

Sự tồn tại của một đảng chính trị vì lợi ích của chính nó được thúc đẩy bởi sự thờ ơ trước sự thật và lý trí, được thể hiện qua những lời kích động bạo lực và chối bỏ thực tế.

Khi chúng ta nghe những đảng viên Cộng hòa ngày nay nói chuyện qua những cuộc biểu tình chính trị, chúng ta không thể gọi đó là một ý thức hệ Cộng hòa được.

Dự án vô cảm, mất tính người nhất của Hạ viện Cộng hòa là sự thành lập một Tiểu ban Chọn lọc về Vũ khí hóa của Chính phủ Liên bang. Đây là một vở kịch trắng trợn nhằm can thiệp vào các cuộc điều tra tội phạm khác nhau của cựu Tổng thống Donald Trump. Chủ tịch của tiểu ban được chọn là Jim Jordan, cũng là chủ tịch của Ủy ban Tư pháp Hạ viện. Việc Jim Jordan làm chủ tịch tiểu ban được chọn là một xung đột lợi ích rõ ràng, vì cùng với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, Jim Jordan đã từ chối tuân thủ trát đòi hầu tòa trong kỳ Đại hội trước từ ủy ban điều tra cuộc nổi dậy ngày 6 tháng Giêng. Jim Jordan đã bảo vệ Trump trong hai cuộc luận tội.

Mục tiêu hàng đầu của tiểu ban vũ khí hóa sẽ là tấn công Cục Điều tra Liên bang FBI, cơ quan lo về luật pháp và trật tự. Ngoài việc bảo vệ Trump tốt nhất có thể, tiểu ban mói của đảng Cộng hòa sẽ ép buộc FBI không được mạnh tay với chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước ở quốc gia vì họ cho đó là những người yêu nước nhưng bất mãn với chính phủ chứ không phải là những kẻ nổi loạn.

Cũng dễ hiểu cho yêu cầu này bởi vì chủ nghĩa cực đoan chính trị bạo lực ở Hoa Kỳ có bản chất chủ yếu là trong nước và phần lớn chủ nghĩa đó đến từ những người bảo thủ. Họ là những người đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với bạo lực chính trị với tuyên bố không thể hiểu khác được khi nói rằng: “Bởi vì mọi thứ đã đi quá xa, những người Mỹ yêu nước chân chính có thể phải dùng đến bạo lực để cứu lấy đất nước chúng ta.”

Jim Jordan và những người bảo thủ đã nói quá rõ, thưa đúng như vậy, chính “Những người Mỹ yêu nước chân chính” này đã hành động vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Ban đầu, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa đã lên tiếng phẫn nộ. Một tuyên bố của RNC cho biết: “Những cảnh bạo lực mà chúng tôi đã chứng kiến không thể hiện hành động yêu nước mà là một cuộc tấn công vào đất nước của chúng tôi và các nguyên tắc thành lập của nó”. Than ôi, nhận định này không tồn tại được lâu vì vào tháng 2 năm 2022, cũng chính Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa từng lên tiếng trong sự phẫn nộ đã miễn cưỡng bào chữa cho các cuộc bạo loạn và gọi chúng là một hình thức “diễn ngôn chính trị hợp pháp”.

Nhưng trên thực tế, không có nguyên tắc bảo thủ nào cho phép bạo lực và phá hoại ngăn cản Quốc hội xác nhận một cuộc bầu cử tổng thống.

Tại sao đảng Cộng hòa không có được cương lĩnh trong năm 2020. Để biện minh cho quyết định của mình, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa đã thông qua một nghị quyết khẳng định rằng, nếu một cương lĩnh được viết ra, thì “chắc chắn” nó sẽ khẳng định “sự ủng hộ mạnh mẽ của đảng đối với cựu Tổng thống Donald Trump.” Nhưng một cương lĩnh chính trị của một đảngphái không thể thay đôi xoành xoạch như thay áo được,nhưng dường như Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa và giới tinh hoa chính trị đã nhìn thấy trước kết quả, họ không muốn bị ràng buộc vào một cương lĩnh và miễn cưỡng thực thi nó kéo dài trong nhiều năm.

Trên thực tế, Đảng Cộng hòa đã cam kết ủng hộ bất cứ điều gì mà Donald Trump muốn đạt được trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Nhưng đó chỉ là lời hứa tạm thời, vì Trump đã thua, và Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa biết Trump thua.

Ngày nay, Donald Trump không còn là tổng thống nữa và triển vọng trở lại Tòa Bạch Ốc của ông trông có vẻ ảm đạm, buồn tẻ, thiếu sức sống. Các quan chức Đảng Cộng hòa vẫn cảnh giác với Trump, nhưng ảnh hưởng của Trump đối với Đảng Cộng hòa đã bị suy yếu do GOP giành được chiến thắng ít ỏi một cách đáng thất vọng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Hiện nay GOP có 222 đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện và 49 tại Thượng viện. Trong số này có những người theo chủ nghĩa tự do, những người ôn hòa, những người theo chủ nghĩa diều hâu về chính sách đối ngoại, những người theo chủ nghĩa không can thiệp, những người bảo thủ về tài khóa, những người theo chủ nghĩa bảo hộ, những người phản đối phá thai, những người ủng hộ phá thai, những người theo chủ nghĩa truyền thống ủng hộ doanh nghiệp và những người theo chủ nghĩa dân túy chống lại doanh nghiệp. Luôn luôn có sự chia rẽ về ý thức hệ giữa các đảng viên Cộng hòa.

Trong phần lớn thế kỷ 20, chủ nghĩa bảo thủ của Mỹ có từng tồn tại như một hệ tư tưởng hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Hệ tư tưởng bảo thủ đã đạt đến đỉnh cao với cuộc bầu cử của Ronald Reagan vào năm 1980. Đảng Cộng hòa tự đánh giá mình là đại diện cho điều mà Tổng thống Richard Nixon đã gọi là Đa số đạo đức. GOP đã giành lại quyền lực vào năm 1980, không chỉ Tòa Bạch Ốc mà còn cả Thượng viện, nhưng không giành được đa số quốc hội ở cả hai viện trong 28 năm.

Cuộc chiến tại Hạ viện vào tháng Giêng về việc liệu McCarthy có được làm Chủ tịch Hạ viện hay không là đỉnh điểm của sự chuyển đổi từ bảo thủ truyền thống thành chủ nghĩa hư vô, không có hệ tưởng rõ rệt của Đảng Cộng hòa.

Lời kết:

Thực tế khủng khiếp đáng buồn cho nước Mỹ ngày nay, đó là hầu hết tầng lớp giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ, giới truyền thông đều né tránh sự thật, không muốn đối mặt với hệ tư tưởng bệnh hoạn, vô cảm của đảng Cộng Hòa chỉ vì lý do bảo vệ lợi ích, danh vọng, địa vị, sự an toàn của bản thân và nghề nghiệp.

Điều gì sẽ xảy ra, đất nước này sẽ đi về đâu nếu một đảng phái chủ trương bạo lực và một hệ tư tưởng vô cảm có thể làm bất cứ điều gì tệ hại nhất để buộc những người Mỹ còn lại phải đương đầu với sự thật về tương lai ảm đạm, chia rẽ của một quốc gia đơn độc trước những thể chế dân chủ tốt đẹp khác?

Đâu là gốc rễ của cuộc khủng hoảng dân chủ tại Hoa Kỳ? 

Tôi khá tự tin rằng, có lẽ người Mỹ đang ở vào một thời điểm mà trong lịch sử nước Mỹ có thể sẽ không còn một cuộc bầu cử nào nữa mà cả hai bên đều chấp nhận một người chiến thắng.

Việt Linh 16.03.2023