Công cụ duy nhất có thể ngăn McCarthy phá hủy nền kinh tế quốc gia

1
2957

Kevin McCarthy đã giành được cây búa quyền lực trên danh nghĩa và cái ghế Chủ tịch Hạ viện vì đã tự biến mình thành con tin của những người theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa, và ông ta đã cam kết đối đầu quyết liệt về các vấn đề như trần nợ quốc gia và buông xuôi cho các thành phần cực đoan tha hồ lật tung các cuộc điều trần, điều tra, đấu tố, luận tội thả giàn như họ muốn.

Nhưng những người ôn hòa thuộc cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa có một chiến thuật khác khá mạnh mà họ có thể sử dụng để ngăn chặn Kevin McCarthy, đó là: đơn yêu cầu bãi nhiệm.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Thủ tục này được tạo ra để cho phép đa số Hạ viện buộc hành động đối với một dự luật mà Chủ tịch Hạ viện hoặc các Ủy ban chủ chốt quan trọng không tổ chức bỏ phiếu tại Hạ viện.

Chẳng hạn, nếu McCarthy không cho phép bỏ phiếu về dự luật tăng trần nợ thì 218 thành viên của Hạ viện có thể ký vào đơn yêu cầu bãi nhiệm buộc phải bỏ phiếu như vậy – và, vì đó là đa số, nên dự luật đó có thể sẽ được thông qua.

Sắp tới đây, sẽ có một ghế trống của Đảng Dân chủ được lấp đầy trong một cuộc bầu cử đặc biệt vào tháng tới và như vậy, chỉ cần có thêm 5 thành viên Đảng Cộng hòa sẽ tham gia cùng 213 thành viên Đảng Dân chủ để một đơn yêu cầu bãi nhiệm thành công.

Có nhiều kỹ thuật về thủ tục và thời gian khác nhau có thể làm phức tạp vấn đề này nếu nó phải xảy ra ngay trước thời hạn trần nợ hoặc thời hạn đóng cửa của chính phủ. Nhưng về lý thuyết, thì điều đó vẫn có thể xảy ra, nếu chỉ một số ít thành viên Đảng Cộng hòa muốn điều đó xảy ra.

Tất nhiên, vấn đề thực sự là chính trị – bởi vì có nhiều lý do chính trị khiến ngay cả những đảng viên Cộng hòa ôn hòa cũng phải miễn cưỡng hợp tác cùng các đảng viên Dân Chủ để thực hiện bước này vì họ không muốn thấy đất nước rơi vào cảnh vỡ nợ, kinh tế lao đao, chính phủ đóng cửa, lúc đó trách nhiệm trên vai họ sẽ càng nặng hơn và việc hàn gắn, sửa sai sẽ càng khó hơn.

Đơn yêu cầu bãi nhiệm là một thách thức táo bạo đối với quyền lực của người Chủ tịch Hạ viện và nó có thể tước quyền kiểm soát Hạ viện khỏi tay ông ta một cách hiệu quả.

Dĩ nhiên một các đảng viên ôn Hòa trong đảng Cộng Hòa nếu phải miễn cưỡng làm việc với các đảng viên Đảng Dân chủ về một đơn yêu cầu bãi nhiệm cũng sẽ là một dấu hiệu cho thấy sự không trung thành của đảng phái. Bất kỳ ai làm điều đó chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu bị ruồng bỏ, tấn công và tẩy chay trong cuộc bầu cử sơ bộ năm tới.

Thực sự mà nói, có rất ít đảng viên Cộng Hòa ôn hòa cảm thấy đủ tự tin và mạnh mẽ để thách thức đảng của họ về các vấn đề chính như Thượng nghị sĩ Joe Manchin (D-WV) ở Thượng viện, và lịch sử gần đây đã chỉ ra rằng những người ôn hòa của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đặc biệt khó có thể làm điều giống như những đồng nghiệp ở Thượng viện.

Nhưng một số ít người họ cũng hiểu ra một thực tế phủ phàng là lòng trung thành đảng phái và sự miễn cưỡng né tránh thực hiện một lập trường táo bạo rất có thể sẽ đẩy đất nước vào khủng hoảng.

Vì vậy, mặc dù các đảng viên Dân Chủ có một cách có thể cứu đất nước thoát khỏi cảnh vỡ nợ, nhưng thành công của nó vẫn sẽ phụ thuộc vào việc một số ít thành viên Cộng Hòa có thể tự điều hướng sự phân cực chính trị của bản thân hay không.

Trong lịch sử của Hạ viện năm 1910, Chủ tịch Đảng Cộng hòa cực kỳ bảo thủ Joseph Cannon đã tập trung quyền lực vào tay mình ở một mức độ chưa từng có. Nhưng cuối cùng thì cũng có đủ các Đảng viên Cộng hòa Cấp tiến đã tham gia cùng với các Đảng viên Đảng Dân chủ và họ đã cùng nhau nổi dậy, buộc Joseph Cannon phải nhượng bộ để hạn chế và chia sẻ quyền lực của mình. Một trong những thay đổi đó đối với các quy tắc của Hạ viện đã được thiết lập chính là đơn yêu cầu bãi nhiệm.

Trước đây, các đơn yêu cầu bãi nhiệm thường đạt được thành công rất hiếm – nhưng một số trường hợp lại rất quan trọng.

Năm 1938, dân biểu Mary Norton (D-NJ) đã sử dụng nó để đưa ra Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng, quy định mức lương tối thiểu liên bang.

Năm 1963, Đảng Dân chủ buộc chủ tịch Ủy ban Quy tắc bảo thủ Howard Smith tổ chức các phiên điều trần về luật dân quyền với đơn yêu cầu bải nhiệm – ông Smith đã phải nhượng bộ trước khi họ nhận được 218 chữ ký và Đạo luật Dân quyền năm 1964 đã được thông qua vào năm sau.

Nhưng để hiểu tại sao các đảng viên Cộng hòa có thể ngại sử dụng nó trong năm nay, thì chúng ta có thể cùng nhìn lại lần xảy ra đơn yêu cầu bãi nhiệm gần đây nhất đã gần đạt được thành công vào năm 2018.

Trận chiến đó xoay quanh chương trình Trì hoãn hành động đối với những người đến Mỹ từ nhỏ (DACA), cung cấp các biện pháp bảo vệ trục xuất tạm thời đối với một số người nhập cư trái phép đến Hoa Kỳ khi còn nhỏ. Tổng thống Obama đã thiết lập chương trình thông qua cơ quan hành pháp, nhưng sau đó Trump đã cố gắng loại bỏ nó. Nhiều người tin rằng nếu một bản sửa đổi pháp lý cho DACA được trình lên Hạ viện, thì nó sẽ được thông qua (với sự ủng hộ của các đảng viên Đảng Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa ôn hòa). Nhưng những người Cộng hòa đã kiểm soát Hạ viện và, chiều theo những người bảo thủ, họ đã không hành động.

Vì vậy, cuối cùng, dân biểu Carlos Curbelo (R-FL) và Jeff Denham (R-CA) đã cùng nhau đưa ra một đơn yêu cầu bãi hiệm nhằm cố gắng buộc Hạ viện bỏ phiếu về bốn dự luật DACA khác nhau, bao gồm một dự luật thỏa hiệp lưỡng đảng. Mười tám thành viên Đảng Cộng hòa đã ký trước, và sau đó trong tháng tiếp theo, mọi thành viên Đảng Dân chủ, cũng như một số thành viên Đảng Cộng hòa khác, đã thêm tên của họ, nâng số lượng chữ ký lên 216 – chỉ thiếu hai chữ ký so với mức cần thiết.

Sau đó, Chủ tịch Đảng Cộng hòa Paul Ryan đã hành động để ngăn chặn bất kỳ ai khác trong đảng Cộng Hòa có thể bị lung lay. Paul Ryan đã đạt được một thỏa thuận trong đó ông ta đồng ý giữ phiếu bầu đối với một số biện pháp DACA – nhưng không phải là dự luật lưỡng đảng.

Thay vào đó, Ryan muốn các đảng viên Cộng hòa thực hiện một thỏa thuận với nhau bao gồm các biện pháp an ninh biên giới mà những người bảo thủ đang tìm kiếm. Ryan lập luận rằng chỉ có quy trình đó mới có thể thúc đẩy một dự luật mà Tổng thống khi đó là Trump sẽ ký thành luật. Thỏa thuận cuối cùng đã thất bại nặng nề tại Hạ viện vào tháng 6 năm đó, với sự phản đối của hầu hết các đảng viên Cộng hòa và tất cả các đảng viên Dân chủ.

Vì vậy, cơ hội nào để một đơn yêu cầu bãi nhiệm sẽ được khai triển trong năm nay, để giành quyền kiểm soát từ McCarthy và quyền đối với một số vấn đề nhất định?

Chiến lược của McCarthy là thúc đẩy một cuộc mặc cả cứng rắn, giữ vững lập trường để buộc Thượng viện và Tổng thống Biden phải nhượng bộ Đảng Cộng hòa.

Điều đó có nghĩa là, đối với những đảng viên Cộng hòa, việc tham gia đơn yêu cầu bãi nhiệm là đồng nghĩa với việc cắt xén chiến lược đàm phán của các nhà lãnh đạo đảng của họ và làm giảm đòn bẩy của Đảng Cộng hòa sẽ được xem là một sự phản bội.

Lời kết:

Điều quan trọng cần nhớ là năm thành viên ôn hòa trong Đảng Cộng hòa thực sự có thể hành động táo bạo, chấp nhận bị tẩy chay, ruồng bỏ để cứu quốc gia khỏi một cuộc khủng hoảng nguy hiểm, nếu họ muốn. Họ cũng có thể sẽ không muốn, một khi họ không coi đó là lợi ích chính trị của họ.

Năm 2018, một đơn yêu cầu bãi nhiệm cần có chữ ký của 25 đảng viên Cộng hòa ôn hòa nhưng chỉ nhận được 23 chữ ký, còn thiếu 2 chữ ký để đạt được thành công.

Năm 2023, một đơn yêu cầu bãi nhiệm chỉ cần có 5 chữ ký của các đảng viên Cộng Hòa ôn hòa, xem ra tình hình có vẻ khả quan hơn, ít khó khăn hơn một chút nhưng nếu nói theo một nghĩa nào đó, điều này dường như lại khó xảy ra hơn dù cần ít chữ ký hơn, bởi vì tinh thần đảng phái bị phân cực quá mạnh như hiện nay.

Việt Linh 17.01.2023

1 COMMENT

  1. Viêt Linh viết bài bình luận này quá xuất sắc, trước đây tôi hiểu còn mập mờ nay cảm ơn nhà báo cho tôi nóỉ riêng và chăc chắn nhiều người nói chung nhin đầy dủ về vấn dề lịch sử và chiến trường chính trị Mỹ hiện nay. Cảm ơn VL.