Âm mưu ‘Bầu cử ngẫu nhiên”của No Labels nhằm trao chiến thắng cho Trump

0
1675

Robert Reich, Matt Ford

No Labels, một nhóm trung dung được tài trợ tốt ở Washington, D.C., tự mô tả mình là “một tổ chức gồm các đảng viên Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và những người độc lập làm việc để tập hợp các nhà lãnh đạo Mỹ lại với nhau để giải quyết các vấn đề”. Nhóm No Labels dường như muốn tạo ra một sự thay thế khả dĩ dễ chấp nhận trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.

Nhưng trên thực tế, rõ ràng nhóm No Labels quyết định bắt đầu gieo rắc hỗn loạn hiến pháp.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Hôm Thứ ba, một nhóm phi lợi nhuận liên kết với Đảng Dân chủ, đã buộc tội No Labels dàn dựng một “kế hoạch mới” nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden giành được đa số trong Cử tri đoàn. Kế hoạch này bao gồm việc vận động một ứng cử viên bên thứ ba được tài trợ tốt ở các tiểu bang quan trọng, sau đó gửi cuộc phiếu đại cử tri đến Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, nơi cựu Tổng thống 45, Donald Trump gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng.

No Labels đã nói rõ rằng kế hoạch mới của họ là đưa một đảng viên Cộng hòa đứng đầu trong tấm vé của họ,” No Labels đã khẳng định rằng, họ biết chắc chắn rằng họ không thể giành được chức tổng thống, nên ý định của họ bây giờ là tạo đòn bẩy đối với người chiến thắng bằng cách từ chối cả hai đảng lớn đang cần 270 phiếu bầu của Cử tri đoàn. Kế hoạch mới này của No Labels sẽ bảo đảm chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ hai của Trump.

Ryan Clancy, chiến lược gia trưởng của No Labels, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN vào tháng 5 rằng No Labels có thể sử dụng phiếu đại cử tri của mình như một “con chip thương lượng” với một trong hai ứng cử viên của đảng lớn nhằm ngăn chặn một cuộc bầu cử ngẫu nhiên. Vì Trump gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử ngẫu nhiên và sẽ không có động cơ để tránh một cuộc bầu cử như vậy, điều đó có nghĩa là “thương lượng” với Biden.

Và trong phần giải thích được xuất bản trên RealClearPolitics vào tháng 8, No Labels đã nhấn mạnh cuộc bầu cử ngẫu nhiên là một con đường tiềm năng để “chiến thắng” cuộc bầu cử tổng thống, kể lại những trường hợp trong quá khứ mà một phe nhỏ có thể dẫn trước kết quả. “Các nhà khoa học chính trị tranh luận về điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc bầu cử ngẫu nhiên như vậy ở thời hiện đại, nhưng năm 1824 cho thấy rằng con đường đến Phòng Bầu dục có thể khó xảy ra hơn những gì cử tri thường tưởng tượng”.

Các ứng cử viên của bên thứ ba luôn không có hy vọng và cơ hội trong nền chính trị Mỹ. Họ thiếu sự hỗ trợ của công chúng hoặc cơ sở hạ tầng chính trị để thực hiện các nỗ lực nghiêm túc cho chức tổng thống. Nỗ lực mạnh mẽ nhất gần đây diễn ra vào năm 1992, khi doanh nhân Ross Perot ở Texas tài trợ cho một thách thức khả thi đối với đương kim Đảng Cộng hòa George H.W. Bush và đối thủ đảng Dân chủ của ông, Bill Clinton. Nhưng Ross Perot vẫn không giành được đa số cử tri ở bất kỳ tiểu bang nào, điều mà chưa có bên thứ ba nào làm được kể từ năm 1968. Kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, sự cố gắng tranh cử của bên thứ ba thường được coi là những kẻ phá hoại có thể dẫn đến một cuộc bầu cử sát nút.

Đó dường như là mục tiêu của No Labels. Hầu hết các tài liệu công khai đều nhấn mạnh rằng họ muốn có được quyền tiếp cận lá phiếu ở tất cả 50 tiểu bang và Quận Columbia. Nhưng các tài liệu thăm dò khác nhấn mạnh rằng con đường thành công khả thi nhất của nhóm No Labels đến từ việc đưa ra một ứng cử viên Đảng Cộng hòa như cựu Thống đốc Maryland, Larry Hogan ở các tiểu bang mà Biden đã giành chiến thắng vào năm 2020 với tỷ số chênh lệch thấp nhất, như Arizona, Nevada, Michigan, Wisconsin và Georgia. Trong những trường hợp đó, cuộc thăm dò của họ cho thấy Trump có lợi thế hơn một chút khi Larry Hogan hoặc một ứng cử viên No Labels khác có thể thu hút những đảng viên Cộng hòa chống Trump và bất mãn rời xa Biden.

Chiến lược này dựa vào việc khai thác lỗ hổng trong trật tự hiến pháp của Mỹ. Trong hầu hết các cuộc bầu cử tổng thống, ai giành được phiếu phổ thông cũng giành được 270 phiếu đại cử tri trong Cử tri đoàn. Điều đó thường làm cho việc lựa chọn một tổng thống khá đơn giản. Cử tri đoàn cũng tạo điều kiện cho một ứng cử viên giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri mà không cần bỏ phiếu phổ thông. Donald Trump là ứng cử viên gần đây nhất đạt được điều này, vào năm 2016, đây là lần thứ năm trong lịch sử Hoa Kỳ điều này xảy ra.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu không có ứng cử viên nào giành được 270 phiếu đại cử tri? Hầu như tất cả các cuộc bầu cử ở Mỹ chỉ đơn giản trao chiến thắng cho các chức vụ như ghế Thượng nghị sĩ, ghế Thống đốc, v.v. – cho bất kỳ ai nhận được đa số phiếu bầu. Nhưng thay vào đó, các cuộc bầu cử tổng thống lại có một cơ chế dự phòng. Nếu không có ứng cử viên nào nhận được đa số trong tổng số phiếu đại cử tri, Cử tri đoàn sẽ trở nên bế tắc và không thể chọn được người chiến thắng. Hiến pháp sau đó yêu cầu Hạ viện bầu một tổng thống mới và Thượng viện bầu một phó tổng thống mới, cách thức này được gọi là bầu cử ngẫu nhiên.

Hình thức này có một phương pháp bỏ phiếu duy nhất: Thay vì các thành viên Hạ viện bỏ phiếu riêng lẻ, thì mỗi tiểu bang nhận được một phiếu bầu duy nhất và các thành viên từ mỗi tiểu bang sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên mà tiểu bang đó sẽ bỏ phiếu. Ví dụ: đại diện duy nhất của Wyoming có thể sẽ bỏ một phiếu cho một ứng cử viên Đảng Cộng hòa, trong khi phái đoàn gồm 53 thành viên của California có thể sẽ bỏ một phiếu cho một ứng cử viên Đảng Dân chủ. Sự sắp xếp theo đảng phái ở các tiểu bang đỏ và các sự kiện cơ bản khác về địa lý chính trị Hoa Kỳ có nghĩa là đảng Cộng hòa đang kiểm soát phần lớn các phái đoàn của các tiểu bang trong Hạ viện. Như vậy, nếu một cuộc bầu cử ngẫu nhiên xảy ra, thì Trump sẽ chắc chắn giành chiến thắng.

Mặc dù các cuộc bầu cử ngẫu nhiên đã diễn ra ba lần trong lịch sử Hoa Kỳ nhưng chưa có cuộc bầu cử nào trong gần hai trăm năm qua. Lần đầu tiên là trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai vào năm 1800. Hạ viện cuối cùng đã bầu chọn Thomas Jefferson sau 35 lá phiếu trong khoảng thời gian sáu ngày vào năm 1801. Vì cuộc bỏ phiếu rất phức tạp bởi thực tế là bất cứ ai nhận được nhiều phiếu bầu thứ hai sẽ trở thành phó tổng thống, nên Quốc hội và các tiểu bang sau đó đã thông qua Tu chính án thứ mười hai để thiết lập các lá phiếu riêng biệt cho tổng thống và phó tổng thống.

Trường hợp thứ hai khét tiếng hơn. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1824, một ứng cử viên tổng thống cần 131 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng hoàn toàn. Các tiểu bang cuối cùng đã trao phiếu đại cử tri cho bốn ứng cử viên: John Quincy Adams, Andrew Jackson, Henry Clay và William Crawford. Jackson đã nhận được đa số phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông. Nhưng Clay đã ủng hộ Adams, và khối tiểu bang kết hợp của họ đã giúp Adams chiếm đa số trước Jackson.

Hành động đó đã làm mất ổn định nền chính trị của nền cộng hòa sơ khai. Nhiều người ủng hộ Jackson đã tố cáo hành động của Clay là một “thương vụ tham nhũng”, đặc biệt là sau khi Adams chọn Clay làm ngoại trưởng cho mình. Đảng Dân chủ-Cộng hòa tan rã, với những người theo đạo Jackson hình thành nên Đảng Dân chủ hiện đại. Chiến thắng của họ trong cuộc bầu cử năm 1828 đã tạo tiền đề cho sự trở thành hệ thống hai đảng.

Trường hợp cuối cùng cũng là trường hợp mang tính hướng dẫn nhất. Năm 1836, Jackson từ chối tranh cử nhiệm kỳ thứ ba và bổ nhiệm Martin Van Buren làm người kế nhiệm. Van Buren đã dễ dàng giành được cả phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Nhưng người bạn đồng hành của ông, Richard Johnson, thì không. Các đại biểu Virginia, đóng vai trò là những đại cử tri không có đức tin, đã từ chối bỏ phiếu cho Johnson trở thành phó tổng thống vì mối quan hệ được báo cáo rộng rãi của ông và cuộc hôn nhân theo luật thông thường với một phụ nữ nô lệ.

Do không có ứng cử viên phó tổng thống nào nhận được đa số đại cử tri nên Thượng viện phải bầu một người thay thế. Họ áp đảo chọn Johnson. Mặc dù cuối cùng Johnson đã thắng thế, nhưng cuộc bầu cử ngẫu nhiên của ông đã cho thấy làm thế nào một phe có thể đẩy một cuộc bầu cử tổng thống hoặc phó tổng thống bằng một cuộc bầu cử ngẫu nhiên là cơn ác mộng đối với đảng Dân chủ.

Về phần mình, No Labels thường tuyên bố sẽ chỉ tranh cử một ứng cử viên vào năm 2024 nếu họ có con đường khả thi để giành được 270 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, vì điều đó hầu như không thể xảy ra trong nền chính trị Mỹ hiện đại, nên kế hoạch của họ thay vào đó sẽ chuyển tiền của các nhà tài trợ giàu có vào một chiến dịch cảm tử, điều này chỉ có thể khiến ứng cử viên của một đảng khó giành được Tòa Bạch Ốc hơn.

Lời kết:

Cuộc bầu cử của Trump vào năm 2016 đã đủ gây bất ổn sau khi ông ta chiến thắng dù không giành được đa số phiếu phổ thông, khiến ông ta có được toàn bộ quyền lực và không có nhiệm vụ dân chủ hay tính hợp pháp nào để hỗ trợ điều đó.

Thất bại của Trump và nỗ lực đảo chính sau đó vào năm 2020 đã chấm dứt truyền thống chuyển giao quyền lực một cách hòa bình kéo dài hai thế kỷ của đất nước. Nếu Trump chiếm lại Tòa Bạc Ốc trong năm 2024 vì No Labels đã dọn đường cho ông ta giành chiến thắng bằng một cuộc bầu cử ngẫu nhiên ngay cả khi không có đa số trong Cử tri đoàn, vậy thì còn có bao nhiêu người Mỹ chân chính, hiểu biết có được niềm tin vào hệ thống dân chủ của đất nước này một lần nữa?

Translated & Summarized

Việt Linh

https://robertreich.org/post/732283623833796608

https://www.thirdway.org/memo/the-no-labels-partys-radical-new-plan-to-force-a-contingent-election

https://www.thirdway.org/series/the-dangerous-illusion-of-a-presidential-third-party-in-2024

https://newrepublic.com/article/176422/no-labels-plan-tip-2024-election

https://www.nytimes.com/2023/10/24/us/politics/no-labels-third-party-democrats.html