Đời là một cuộc hí trường

0
1496

Lâm Hữu Đức

Cali Today News – Chúng tôi còn nhớ thời ngây thơ vô số kể ấy, nhất là trong những lớp học việt văn nhập môn của các năm trung học đệ nhất cấp. Môn Việt văn được chia ra làm hai phần Kim văn và Cổ văn. Kim văn đa số là những đoạn văn trích ra từ sách trong Nhóm Tự Lực Văn Đoàn như Anh Phải Sống, Hồn Bướm Mơ Tiên, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, và chêm vào một chút bài ngoại quốc như Tâm Hồn Cao Thượng. Sau các đoạn văn ghi chép, chúng tôi thường chia ra vài nhóm riêng để cùng nhau nhận xét, mỗ xẽ, và phê bình. Cuối cùng khi đút kết qủa xong, chúng tôi họp lại thành lập ra các buổi thuyết trình để luận bàn cái kết qủa ngây ngô của chúng tôi với lối lý luận như ảnh ương đòi to hơn bò.

Chúng tôi nhớ phần Cổ văn bắt đầu từ các bài thơ lục bát, với từ ngữ rất giản dị mộc mạc thường được nghe qua lời ru truyền khẩu trong nhân gian

Một thương tóc bó đuôi gà, 

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

rồi trôi qua dòng thơ nhân bản Gia Huấn Ca, học tập xử thế  

Lấy điều ăn ở dạy con,

Dẫu mà gặp tiết nước non chuyển vần

Ở cho có đức có nhân,

Mới mong đời trị được ăn lộc trời

khi trai gái đã trưởng thành gia thất, buộc vào vòng đạo lý tam tòng tứ đức     

Canh một dọn cửa dọn nhà,

Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm

Canh tư bước sang canh năm,

Trình anh giậy học, chớ nằm làm chi

Thơ thân phận con người, lật qua trang, nổi trôi bồng bền trên giòng sông lịch sử đất nước, từ người hiền phụ quay tơ tiềm ẩn dòng giỏi 

Bà Trưng Quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

khi bổng khi trầm sâu dưới dòng sông định mệnh, từ cung thành Vua Chúa tráng lệ, vang tiếng Ngâm Khúc song thất lục bát

Duyên đã may cớ sao lại rủi?
Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang?
Vì đâu nên nỗi dở dang,
Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình!

Khi thế sự lênh đênh trên ghềnh tổ quốc lâm nguy, có ai không tự hỏi đã biết bao nhiêu

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,

Xếp bút nghiêng theo việc đao cung

thì cũng có bây nhiêu thuyền quyên nhớ tơ cuộn lòng 

Dấu chàng theo lớp mây đưa, 

Thiếp nhìn rặng núi ngẫn ngơ nhớ nhà

Cuối dòng nước, ngoẵng mặt thuyền thơ chỉ còn Thúy Kiều lục bát.      

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng 

Khi chúng tôi lên lớp, bị gò ép trong vần thơ Đường. Mọi việc đều trở lại từ dòng sông êm đềm đang xuôi chảy, bổng “trời đất nổi cơn gío bụi” như bảo tố khuấy động không gian và dòng thời gian, cuồn cuộn xoáy lên thành các vòng đời lẫn quẫn. Nào là từ cái oai phong uy vũ của đấng quân vương văn vỏ song toàn

Một phen vùng vẫy trời tung gío,

Bốn cõi tung hoành đất sạch gai 

xuống đến cuộc đời dân dã làm lụng quần quật

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà

Kết thúc cũng “Trăm năm trong cỏi người ta” ngồi nghỉ lại dòng thơ Đường luật:

Tạo Hóa gây chi cuộc hí trường,

Tới nay thấm thoái mây tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền củ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương củ soi kim cổ

Cảnh ấy người đây luấn đoạn trường.

Kinh nghiệm bản thân cho thấy, đường chông gai trau dồi mọi ngôn ngữ từ nhỏ đến lớn, tử thấp lên cao, từ dể tới khó, luôn bắt đầu bằng nghĩa từ theo đúng nghĩa đen (literally) tiến dần lên nghĩa từ theo nghĩa bóng (figuratively). Ý nghĩa đen là từ bất di bất dịch nói sao nghĩa vậy; còn nghĩa bóng là chỉ điểm lên đặc tính của nghĩa đen. Khi viết Thúy Kiều gặp Sở Khanh, thì nghĩa từ Sở Khanh theo đúng nghĩa đen. Sở Khanh là một nhân vật tên Sở Khanh trong Truyện Kiều; ngược lại khi nói Con gái tui gặp Sở Khanh, thì nghĩa từ Sở Khanh phải hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa là cái tính hay bản chất của Sở Khanh. 


Nghệ thuật của mọi ngôn ngữ là trước tiên phải học qua cách phân tách khi nào người phát biểu dùng từ mang nghĩa đen, và cũng từ đó khi nào theo nghĩa bóng của nó. Dùng từ khi nghĩa đen kết hợp khi nghĩa bóng là một nghệ thuật, tạo lời phát biểu tuy ngắn ngọn nhưng đầy đủ phong phú ý ng/hiã hơn.

Lâm Hữu Đức