Nga thất bại khi sử dụng biện pháp cấm vận khí đốt sang châu Âu

0
1163

The Economist: Tác động của vụ chính phủ Nga giảm cung cấp khí  đốt đã không dẫn đến mức “thảm họa gas” như  một số người lo ngại. Giá khí tự nhiên tại Châu Âu đã giảm từ hơn 300 euro mỗi megawatt-giờ vào mùa hè năm ngoái xuống còn 30 euro trong những ngày gần đây.

The Politico Europe: Vào năm 2021, nguồn cung cấp từ Nga chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU ở mức 150 tỷ mét khối mỗi năm. Nhưng đến tháng 11 năm 2022, nó chỉ chiếm dưới 13 phần trăm, và con số này tiếp tục giảm.


Theo báo chí châu Âu, sau cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine, khối  NATO đoàn kết viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine để chống lại Nga. Để trả đũa, Nga dùng biện pháp cấm vậm khi đốt sang châu Âu với hy vọng ” hậu phương của Ukrine ”  sẽ gặp khủng hoảng về năng lượng, dẫn đến khủng hoảng kinh tế và chính trị… Nhưng Nga đã thất bại  khi áp dụng biện pháp này vì  ” đã không gây ra những biến động chính trị hoặc xã hội đáng kể nào  ở các quốc gia chủ chốt ủng hộ Ukraine”…

✱ EU thoát vụ Nga bắt chẹt về khí đốt 

Khi cuộc xâm lược Ukraine của ông Vladimir Putin  bị sa lầy vào năm ngoái, tổng thống Nga, đã tìm đến một loại vũ khí mà ít người tưởng tượng rằng ông sẽ dám sử dụng: điều tiết các đợt giao hàng từ các mỏ khí rộng lớn của Nga tới các khách hàng chính của Nga  ở châu Âu. Đặc biệt đối với Đức và nhiều quốc gia khác vốn  đã đưa thẳng những khí đốt vào  các tư gia và nhà máy của họ –  những người theo chủ nghĩa diệt vong đã dự đoán những hậu quả thảm khốc – e ngại  GDP giảm hai con số, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, chưa kể đến các hộ gia đình bị lạnh cóng. Thế nhưng, vũ khí hủy diệt kinh tế hàng loạt của ông Putin hóa ra lại là một thứ vô hại. Cuộc khủng hoảng gần như đã qua và tác hại của nó ít hơn nhiều so với dự kiến. Sau khi thở phào nhẹ nhõm, nay các nhà hoạch định chính sách suy nghĩ về ý nghĩa của điều này khi họ cân nhắc các thách thức địa chính trị tiếp theo: làm thế nào để “giảm thiểu rủi ro” về  thương mại của lục địa này với Trung Quốc. Nếu siêu vũ khí của Putin xì hơi, châu Âu phải trả bao nhiêu tiền để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc nhập khẩu mọi thứ từ đất hiếm đến điện thoại di động?

Nhìn lại quá khứ, sự phụ thuộc của các nhà hoạch định chính sách lơ là và các doanh nghiệp thiển cận về khí đốt của Nga là liều lĩnh: khí đốt chiếm 1/4 mức tiêu thụ năng lượng ở châu Âu và Nga chiếm 1/3 trong số đó. Tuy nhiên, tác động của vụ chính phủ Nga cắt giảm cung cấp khí  đốt (không cắt giảm  hoàn toàn, vì một số khí gas Nga vẫn được vận chuyển về phía tây qua Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine) đã không dẫn đến mức “thảm họa gas” như  một số người lo ngại. Giá khí tự nhiên tại Châu Âu đã giảm từ hơn 300 euro (324 đô la) mỗi megawatt-giờ vào mùa hè năm ngoái (2022) xuống còn 30 euro trong những ngày gần đây. Đó là mức cao, nhưng lại nằm trong phạm vi thông thường của lịch sử. Ngay cả khi giá cả tăng lên khi bước vào mùa đông, ít người mong đợi giá cả sẽ tăng đột ngột.


• Còn lâu mới rơi vào vực thẳm như điều Nga mong muốn 


Làm thế nào mà châu Âu đã đi từ cạn kiệt khí đốt đến băn khoăn không biết sẽ cất giữ những thứ đó ở đâu? Benjamin Moll, Georg Zachmann và Moritz Schularick, ba nhà kinh tế học, gần đây đã so sánh tầm nhìn của những người theo thuyết diệt vong với thực tế ở Đức. Thay vì rơi vào vực sâu, nền kinh tế lớn nhất của châu Âu chỉ gặp phải suy thoái kỹ thuật nhẹ nhàng nhất. Một số người cho rằng điều này là do may mắn, đặc biệt là mùa đông ôn hòa ở phần lớn châu Âu giảm nhu cầu sưởi ấm. Trên thực tế, các nhà kinh tế đã nhận ra, thời tiết không khác biệt so với những năm gần đây.  Ngay cả  khi nhà máy điện hạt nhân của Pháp lại ngưng đột ngột vào thời điểm tồi tệ nhất vì cần bảo dưỡng.

Thực tế là hàng triệu công ty và người dân ở châu Âu đã  vô tình trở thành những người hùng trong việc chịu đựng và vượt qua khó khăn.  Ông Moll, giáo sư tại Trường Kinh tế London, cho biết: “Các nền kinh tế thị trường có khả năng thích ứng to lớn với những hoàn cảnh thay đổi. Các hộ gia đình đã cắt giảm sưởi ấm, ít nhất là ở các quốc gia nơi các chính trị gia không giới hạn giá năng lượng nhằm xoa dịu cử tri. Các nhà máy từng phụ thuộc vào khí đốt đã tìm cách chuyển sang các loại nhiên liệu khác. Các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn nhất như sản xuất giấy, xi măng, nhôm và một số hóa chất đã phải tạm ngừng hoạt động. Thay vào đó, các sản phẩm đó đã được nhập khẩu: một cách hiệu quả, đây là một cách thay thế để mang năng lượng đến bờ biển châu Âu.


Việc cung cấp năng lượng cũng thích nghi. Đường ống dẫn khí mới đã được tìm thấy, từ Na Uy, Algeria hoặc Azerbaijan. Với mức giá cao ngất trời, các tàu chở đầy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ồ ạt tuuon vào. Việc lắp đặt một cơ sở mới để bốc dỡ những chiếc tầu như vậy được cho là cần nhiều năm, nhưng Đức đã hoàn thành nó trong mười tháng. Các nhà máy đốt than bị đóng băng đã được hồi sinh và năng lượng tái tạo được lắp đặt. Các quốc gia xa xôi cũng góp phần vào trục năng lượng của châu Âu. 

• Từ Nord Stream đến No Stream

Châu Âu sẽ không sớm lại phụ thuộc vào khí gas  của Nga – không chỉ vì đường ống Nord Stream, nơi mang đến một lượng lớn khí gas từ Nga, đã bị phá hủy vào tháng 9 chưa rõ ai đứng sau vụ này. Nhưng sự việc này đã làm các chính trị gia lo ngại, khiến họ nghĩ về những quyền lực đen tối khác có thể vào một ngày nào đó đưa họ vào tình thế khó khăn. Với sự khuyến khích không nhỏ từ Mỹ, châu Âu muốn đảm bảo rằng họ không bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Việc giảm thiểu hiểm họa khí gas của Nga sẽ có ý nghĩa gì nếu nó được thay thế bằng sự phụ thuộc tương tự vào tấm pin mặt trời Trung Quốc?


Một cơ chế đối phó là thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hóa được sản xuất tại châu Âu. Ý tưởng này, được tán đồng bởi những người hoài nghi về thương mại ở Pháp, đã trở nên phổ biến trong suốt đại dịch Covid-19, khi Liên minh châu Âu (EU) thiếu khẩu trang và thuốc giảm sốt. Cử tri đã được hứa hẹn rằng sản xuất sẽ được “trở về địa phương”. Do đó, các nhà máy sản xuất khẩu trang đã xuất hiện ở Pháp (nhưng hiện đã không hoạt động); một nhà máy sản xuất thuốc giảm sốt đã được lên kế hoạch, được hỗ trợ hàng triệu đồng trợ cấp từ nhà nước. Cuộc khủng hoảng  về khí gas Nga đã làm tăng danh sách các sản phẩm mà những người theo chủ nghĩa nhà nước cho rằng Châu Âu nên sản xuất tại nước mình. Mục tiêu đã được đặt ra, theo kiểu Liên Xô, cho các ngành công nghiệp khác nhau. Sự rộng rãi hỗ trợ cho các nhà máy vi mạch và pin có thể tính  hàng tỷ đô la.

Từ bài học khí dốt Nga, tránh không lệ thuộc vào hàng Trung quốc

Cách tiếp cận khác là tiếp tục mua hàng từ nước ngoài, nhưng đa dạng hóa nguồn cung. Các doanh nghiệp thường tập trung vào các nhà cung cấp của một quốc gia duy nhất, thường là Trung Quốc, được thuyết phục để chuyển sang nguồn cung mới. Dưới sự thúc đẩy của các lực lượng tự do hơn tại Brussels, điều này đang được đề xuất: các dự án thầu công cộng cho nguồn năng lượng tái tạo, ví dụ, sẽ bị phạt nếu sản phẩm được cung cấp từ một quốc gia cung cấp hơn 65% thị trường EU. Điều này sẽ thúc đẩy các công ty tìm kiếm ngoài những nhà máy Trung Quốc thông thường. Vì hiệu ứng này diễn ra dần dần và tận dụng các lực lượng thị trường, nó sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều.

Lệnh cấm vận khí đốt của Nga thất bại là một lời nhắc nhở hữu ích rằng các nền kinh tế có khả năng thích ứng cao hơn so với các chính trị gia suy nghĩ. Nhưng suy thoái kinh tế đã được ngăn chặn một phần nhờ vào những khoản chi đắt đỏ từ chính phủ.   Điều này càng làm cho việc rút ra những bài học đúng đắn trở nên quan trọng hơn về nguồn gốc của các sản phẩm. (Theo The Economist).

✱ Khủng hoảng năng lượng châu Âu giờ là vấn đề của Putin

Theo các chuyên gia, khi giá nhiên liệu ở châu Âu trở về mức giống như trước chiến tranh, Nga đã mất lợi thế quan trọng nhất của mình đối với lục địa này.   Chưa đầy sáu tháng trước, truyền hình Nga phát sóng một bộ phim tuyên truyền cho thấy những người châu Âu đang bị lạnh cóng, quay quần  bên nhau để sưởi ấm và nấu thịt thú cưng của họ trong một tương lai đen tối mà không có nguồn nhiên liệu hóa thạch được cung cấp bởi Nga.   Hơn một năm sau khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, lục địa châu Âu đã khá thành công trong việc vượt qua sự phụ thuộc vào khí đốt  của Moscow 


Theo  Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế ICIS, giá bán buôn khí tự nhiên tại châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm, kết thúc tuần trước (28.5.2023) ở mức €24,84  euro mỗi megawatt giờ.  Con số này gần bằng với mức trung bình của những năm 2010 là 20,11 euro — và giảm mạnh so với tháng 4 năm 2022, khi giá khí đốt  chạm mốc cao chót vót là 200 euro sau khi Nga cắt giảm vô thời hạn và sau đó cắt giảm phần lớn dòng khí đốt thông thường của Nga  sang châu Âu để trả đũa các cuộc tấn công kinh tế.

“Các kho chứa của chúng tôi hiện đang ở mức rất cao, nhu cầu đã giảm đáng kể và cơ sở hạ tầng mới đã được phát triển để hỗ trợ các nỗ lực đa dạng hóa”, Ủy viên Năng lượng Châu Âu Kadri Simson nói với POLITICO. “Chúng tôi đã cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga chủ yếu bằng cách đa dạng hóa sang các đối tác đáng tin cậy.”

Vào năm 2021, nguồn cung cấp từ Nga chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU ở mức 150 tỷ mét khối mỗi năm. Đến tháng 11 năm 2022, nó chỉ chiếm dưới 13 phần trăm, và con số đó tiếp tục giảm.  Các quốc gia giàu khí đốt như Na Uy và Azerbaijan đã đẩy mạnh xuất khẩu, và Ủy ban đã ký các biên bản ghi nhớ với Ai Cập và Israel để đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Tăng trưởng năng lượng tái tạo, giảm nhu cầu và tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng đã giúp ích nhằm giảm phụ thuộc vào Nga.


  27 quốc gia đạt được sự đồng thuận

 Ngay từ đầu, nhiều người đã lo ngại những bất đồng giữa 27 quốc gia của khối – một số trong đó muốn tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga – có thể làm hỏng các nỗ lực của Brussels. Simson cho biết: “Tôi và các đồng nghiệp của mình đã tiếp cận rộng rãi với các quốc gia thành viên để giải thích những gì chúng tôi dự định thực hiện,” Simson mô tả cách thức đạt được sự đồng thuận.

Hôm  thứ Tư (31.5.2023), tập đoàn năng lượng nhà nước Na Uy Equinor đã thông báo vụ rò rỉ khí đã làm ngừng sản xuất tại nhà máy LNG quy mô lớn duy nhất ở châu Âu, nơi sản xuất hàng ngày lên đến 18,4 triệu mét khối khí hóa lỏng. Giá hợp đồng tương lai của khí tự nhiên tăng khoảng 15% sau tin tức này trước khi Equinor xác nhận đã làm ngừng rò rỉ và đang làm việc để khôi phục sản xuất trở lại.

Tom Haddon, nhà phân tích năng lượng tại công ty tư vấn kỹ thuật Arcadis cho biết: “Việc thay thế một phần lớn nguồn cung cấp đường ống của Nga vào châu Âu bằng LNG vận chuyển bằng đường biển đã mang lại sự an tâm nhất định về mặt an ninh năng lượng”. “Nhưng nó mang lại sự biến động giá cả đáng kể vì đây là một thị trường năng lượng cạnh tranh toàn cầu.”

Mặc dù lục địa đang sắp bước vào mùa đông tới mà không bị thiếu hụt lớn và có nguồn dự trữ dồi dào, nhưng nếu một đợt lạnh kéo dài – hoặc thậm chí là nhu cầu lớn về điều hòa không khí trong mùa hè – có thể khiến giá tăng trở lại.

 Kết quả khi Nga sử sụng “Vũ khí năng lượng”?

Tuy nhiên, việc châu Âu quay lưng lại với nhiên liệu của Nga có nghĩa là Putin đã mất đi thế chủ bài  tốt nhất của Nga  đối với châu Âu, các chuyên gia cho biết. “Sẽ không có một quyền lực chính trị nào buộc  mua lượng khí gas Nga ngay cả khi tình hình chính trị thay đổi. Sẽ không có ai đi ký hợp đồng mới với Gazprom với bất kỳ khối lượng đáng kể nào”, Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận này cho biết dựa trên bản phân tích về khí đốt toàn cầu của ICIS.


Theo Andras Toth-Czifra, một thành viên tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy Research Institute), kỳ vọng của Moscow rằng một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu sẽ làm giảm sự hỗ trợ dành cho Ukraine cũng đã không thành hiện thực. “‘Vũ khí năng lượng” của Putin chắc chắn đã thất bại theo nghĩa là việc cắt giảm xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu đã không gây ra những biến động chính trị hoặc xã hội đáng kể nào  ở các quốc gia chủ chốt ủng hộ Ukraine,” ông nói.


Giờ đây, Moscow đang đối diện với tình trạng dư thừa khí đốt tự nhiên mà họ đang phải vật lộn để tìm kiếm  thị trường tiêu thụ;  Ngay khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực và Điện Kremlin gặp khó khăn tìm kiếm nguồn tiền  để tiếp tục tài trợ cho cuộc chiến của mình.  Mặc dù phía Nga đã đạt được thỏa thuận quan trọng về việc gửi thêm nguồn cung cấp cho Trung Quốc thông qua một đường ống dẫn dầu mới có tên là  Power of Siberia, nhưng” rất khó có khả năng Nga có thể xây dựng cơ sở hạ tầng trong vài tháng hoặc vài năm,” Toth-Czifra nói.


Yuri Shafranik, cựu bộ trưởng năng lượng Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin, hiện là chủ tịch Liên minh các nhà sản xuất dầu khí (Union of Oil and Gas Producers) của nhà nước  Nga đồng ý rằng “việc Nga mất thị trường khí đốt tại châu Âu là một vấn đề nghiêm trọng.” ( agreed that the “loss of the European gas market for Russia is a serious problem.)  Nhưng ông nói thêm rằng việc châu Âu rời xa Nga không phải là không gây đau đớn cho khối: Một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng nhất của khối đã chứng kiến sự sụt giảm năng suất do giá khí đốt biến động.


Thật vậy, trong khi mức tiêu thụ khí đốt ở châu Âu giảm khoảng 18% so với trước cuộc chiến tranh, có những lo ngại rằng ít nhất một phần trong số đó là do hoạt động kinh tế giảm.  Ủy viên năng lượng Simson khẳng định  rằng không có hy vọng nào cho việc châu Âu sẽ khôi phục lại mối giao dịch  năng lượng với Nga về mức trước chiến tranh. “Điều rõ ràng là chúng tôi sẽ không quay trở lại tình trạng cũ với Nga là nhà cung cấp khí đốt chính của chúng tôi,” bà nói. “Chúng tôi cần bảo vệ an ninh nguồn cung cấp năng lượng của chúng tôi.” (Theo Politico Europe)

Dựa vào tin tức nêu  trên cho thấy  Nga đang  gặp khó khăn  cả về lượng cung cấp khí tự nhiên dư thừa đến việc tiếp cận thị trường để bán.  Ngoài ra, các lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt lên Nga bởi cộng đồng quốc tế cũng làm phức tạp tình hình. Lệnh trừng phạt đã hạn chế quyền tiếp cận của Nga vào một số thị trường, ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu cho các hoạt động quân sự hoặc các ưu tiên chi tiêu khác của Nga .

Theo The Carnegie Endowment for International Peace: ” Một khi Nga khôi phục được sức mạnh kinh tế, sự ổn định chính trị và sức mạnh quân sự, sẽ không mất nhiều thời gian để lấy lại di sản của chính sách đối ngoại thời Liên Xô” – ” mở rộng quy mô địa lý, nơi có sự hiện diện của Nga  trong gần ba thập kỷ”.  Với những khó khăn nêu trên, xem ra  tham vọng thống trị toàn cầu của Nga khó thành hiện thực.

Đào Văn