‘TRUY TỐ TRUMP’: Lợi hay hại cho ngành Tư pháp?

0
2962

Theo Alexander Hamilton, một trong những người sáng lập quốc gia. Năm 1786, Alexander Hamilton lãnh đạo Công ước Annapolis để thay thế các Điều khoản Hợp bang bằng Hiến pháp Hoa Kỳ, và ông đã giúp phê chuẩn bằng cách viết 51 trong số 85 phần của Chủ nghĩa Liên bang và là người nhiệt tình ủng hộ cho sự nghiệp cách mạng Hoa Kỳ.

Alexander Hamilton lãnh đạo Bộ Tài chính và là một thành viên đáng tin cậy trong nội các của Tổng thống George Washington, vị Tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, Alexander Hamilton là một nhà quản lý, chính trị gia và là nhà tài chính sắc sảo và thông minh về trí tuệ, chỉ có đôi chút nóng nảy. Những ý tưởng của ông được ghi nhận là đã đặt nền móng cho chính phủ và nền tài chính Hoa Kỳ. Ông đã khẳng định rằng, nhiệm kỳ tổng thống của quốc gia Hoa Kỳ khác biệt rất sâu sắc khi so sánh với chế độ quân chủ của Anh.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Theo Alexander Hamilton, một điểm khác biệt chính là các tổng thống Hoa Kỳ có thể bị trừng phạt vì các tội ác nghiêm trọng khác nhau nhưng các vị vua thì không thể.

Các Tổng thống Hoa Kỳ sẽ có thể bị luận tội, bị xét xử và khi bị kết tội phản quốc, hối lộ hoặc các tội nghiêm trọng hoặc tội nhẹ khác sẽ bị cách chức và sau đó sẽ phải chịu trách nhiệm truy tố và trừng phạt theo quy trình thông thường của pháp luật.

Thân phận của vua Anh quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm; không có tòa án hiến pháp nào mà ông ta phải tuân theo; không có hình phạt nào mà ông ta có thể phải chịu bất kể có liên quan đến cuộc khủng hoảng của một cuộc cách mạng quốc gia.

Alexander Hamilton hoàn toàn đúng khi cho rằng các tổng thống đương nhiệm và các cựu tổng thống không thể và không nên đứng trên luật pháp. Có một lý do khiến các nền dân chủ ngang hàng như Pháp, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Croatia và Israel gần đây đều truy tố các cựu Tổng thống, cựu Thủ tướng phạm tội. Với một Nhà nước pháp quyền chân chính, nghiêm minh, kỷ cương thì không ai được phép đứng trên luật pháp kể cả những người ở vị trí quyền lực cao nhất đất nước.

Nhưng có một phần khác trong lập luận của Alexander Hamilton không thực sự phù hợp với nước Mỹ đương đại: gợi ý của ông cho rằng các tổng thống có thể bị truy tố “theo quy trình luật thông thường… mà không liên quan đến cuộc khủng hoảng của một cuộc cách mạng quốc gia.”

Trong thời điểm hiện tại, phản ứng của Đảng Cộng hòa đối với bản cáo trạng của Trump không khác gì một ngày tận thế của đảng khi nhân vật lãnh đạo đảng của họ bị một Biện lý quận nhỏ truy tố như một tên tội phạm. Đã xuất hiện một phong trào mạnh mẽ giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng hòa nhằm tuyên bố việc truy tố là bất hợp pháp — và đề xuất một số hình thức trả đũa.

Tucker Carlson, người dẫn chương trình của Fox News nói rằng bản cáo trạng “giống như một trong những cuộc thanh trừng của Stalin”; một dân biểu Cộng hòa nói rằng: “Chúng ta đang sống trong tình trạng kiểm soạt và khủng bố của cảnh sát đảng phái.”

Câu lạc bộ Đảng Cộng hòa Trẻ ở New York đã đưa ra một thông cáo báo chí tuyên bố rằng “tâm hồn của Trump hoàn toàn gắn bó với các giá trị và cảm xúc cốt lõi của chúng ta và việc bắt giữ ông ta đồng nghĩa với sự sụp đổ của nền Cộng hòa.”

Đảng Cộng hòa không chấp nhận việc truy tố Trump bởi vì họ gần như chắc chắn sẽ không chấp nhận bất kỳ trường hợp nào chống lại Trump là hợp pháp.

Nhưng tôi muốn nhìn nhận sự việc một cách công bằng rằng, đối với vụ án Stormy Daniels, việc truy tố Trump đang phá vỡ niềm tin ít ỏi còn sót lại của những người bảo thủ đối với các thể chế của Mỹ, khiền họ trở nên mạnh mẽ hơn để khẳng định quan điểm bảo thủ rằng hệ thống tư pháp của chúng ta là một phần của “một nhà nước ngầm tưởng tượng” được dàn trận để chống lại những người bảo thủ, chống lại quyền của người da trắng tự cho họ là thượng đẳng và lợi ích của họ.

Trong một môi trường như vậy, điều gì sẽ trở thành lý tưởng về trách nhiệm giải trình của một tổng thống mà Alexander Hamilton đã hình dung đến cách đây hơn hai thế kỷ?

Nền dân chủ Mỹ đang bị mắc kẹt, không có cách nào gở ra được, càng gở càng rối.

Nếu hệ thống Tư pháp của đất nước không truy tố Donald Trump khi đã có đủ bằng chứng phạm tội, thì những người có trách nhiệm với vấn đề trị an của đất nước, những hệ thống Tư pháp, Hành pháp sẽ bị xem là bất lực và phá hoại luật pháp, xem thường Hiến pháp.

Nhưng nếu hệ thống Tư pháp của đất nước truy tố Donald Trump, thì những người đang gánh vác trách nhiệm công việc trị an sẽ gặp phải những phản ứng dữ dội của đảng phái chống lại hệ thống tư pháp — và do đó sẽ làm suy yếu nền pháp quyền.

Vậy người Mỹ phải hiểu sao đây với một Nhà nước pháp quyền trong thời đại phân cực chính trị nặng nề như hiện nay?

Nếu được phép nói thẳng, nói thật bằng suy nghĩ, nhận thức và tầm nhìn của một người đang sống trong một thể chế dân chủ, tự do như quốc gia tôi đang sống là nước Đức thì tôi có thể thành thật nói rằng, tình trạng chính trị Mỹ sẽ rất khó để cứu vãn một hiện trạng xã hội đã bị sự phân cực thấm vào từng thực thể nhỏ nhất trong chính trường Hoa Kỳ, ngoại trừ khi nước Mỹ có được một Tổng thống mạnh mẽ, kiên quyết đi cùng với một cuộc cách mạng chính trị, chắc chắn sẽ có tổn thương, mất mát nhưng chỉ một lần xảy ra và sau đó đem đến sự ổn định lâu dài cho nước Mỹ, một cuộc cách mạng được xem là tương tự như cuộc nội chiến năm 1861 đến năm 1865 nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Tình thế khó giải quyết hiện nay của nước Mỹ đến từ sự chia rẽ sâu sắc được khơi gợi từ một con quái vật chính trị trong thế kỷ 21, tất cả mồi lửa đã được Trump nhen nhúm và mồi cháy kể từ cuộc bầu cử năm 2016, đám lửa vẫn cháy và người Mỹ chẳng ai nghĩ đến chuyện chữa cháy mà chỉ nghĩ đến chuyện bỏ của chạy lấy người hay dở hơn một chút là chạy ra xa hơn để không bị lửa bén phải.

Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học chính trị Jennifer McCoy và Ben Press xem xét dữ liệu về cái mà họ gọi là “sự phân cực nguy hiểm”: một mức độ cực đoan của xung đột chính trị chia xã hội thành các phe “chúng ta chống lại họ” hay “họ đang chống chúng ta” và dứt khoát không tin tưởng lẫn nhau. Theo dữ liệu của họ, quay trở lại lịch sử, từ khoảng năm 1950 trở lại đây, không một nền dân chủ ngang hàng nào trong khối dân chủ tự do đã phải trải qua mức độ phân cực chính trị và chia rẽ xã hội nguy hiểm cao như Hoa Kỳ đương đại.

Hai vụ chia rẽ , phân cực nặng nhất trong thời điểm gần đây nhất là từ nước Pháp vào tháng 5 năm 1968, khi các cuộc bạo loạn ở Paris gần như lật đổ chính phủ . Và nước Ý trong những năm đầu thế kỷ 21 được đánh dấu bằng hàng loạt vụ đánh bom và ám sát do những kẻ bảo thủ và cấp tiến gây ra để tấn công nhau.

Việc buộc tội Donald Trump không bao giờ có thể được cả hai phía nhìn nhận một cách công bằng, ủy thác niềm tin vào công lý, hệ thống Tòa án sẽ xem xét và xử phạt nghiêm minh, đúng người đúng tội, bất kể tội nhẹ hay tội nặng ngoại trừ khi chính phủ đương nhiệm cần phải mạnh tay để chấn chỉnh kỷ cương phép nước với sự giúp sức từ phía quân đội.

Trong thực tế phân cực nặng nề của nước Mỹ, gần như mọi hành động cấp cao nhất của chính phủ đều bị xem là những quyết định có lợi cho bên này và gây tổn hại cho bên kia. Ngay cả như các vấn đề trông có vẻ trung lập như chính sách y tế hoặc quy định của chính phủ về bếp gas vẫn bị lôi vào vòng xoáy đảng phái. Hầu như không có vấn đề nào thoát khỏi sự gán ghép và lợi dụng để tấn công chính phủ hay đảng đối lập.

Đây là điều khác biệt khiến nước Mỹ bị xem là một nước dân chủ khác biệt với phần còn lại của thế giới, các nước dân chủ khác trên thế giới xem việc truy tố một cựu Tổng thống của họ là điều bình thường, nếu làm sai và có chứng cứ rõ ràng, đảng chính trị của Tổng thống và những người ủng hộ không hề có các cuộc biểu tình để bênh vực cho người lãnh đạo đảng của họ khi Tòa án đưa ra những bản án nặng nề để trừng phạt. Họ chấp nhận phán quyết không kêu ca, chống đối và chỉ tập trung tìm một người khác tốt hơn để thay thế. Điều này, hầu như sẽ không thể thực hiện được tại Hoa Kỳ ngày nay.

Bản cáo trạng của đất nước Nam Hàn đối với cựu tổng thống Park Geun-hye về tội tham nhũng vào năm 2017 diễn ra ngay sau cuộc luận tội bà Park, bản thân vụ việc này đã được thúc đẩy bởi một phong trào phản đối quần chúng chống lại sự lạm dụng quyền lực của bà. Việc truy tố được hưởng tính hợp pháp công khai to lớn; Bản án cuối cùng của bà cựu Tổng thống Park Geun-hye và bản án 20 năm tù đã gây ra rất ít phản ứng trong dân chúng và đảng chính trị của bà. Mặc dù cuối cùng bà ấy chỉ thụ án 5 năm, nhưng luật pháp vẫn được duy trì, thực thi nghiêm minh, giữ vững kỷ cương và đất nước Nam Hàn vẫn tiến lên.

Nói mỉa mai một cách nhẹ nhàng, thì đó không phải là những gì có thể sẽ diễn ra ở nước Mỹ.

Theo nhận định cá nhân của riêng tôi thì giá trị của vụ án ở New York vẫn không được xem là một vụ án tầm cở, có giá trị và thành công cao, không thể khiến người dân đủ thành phần khác nhau, các đảng viên Cộng hòa phải chấp nhận, tâm phục khẩu phục. Nhưng nếu Alvin Bragg thực sự tin rằng Trump đã phạm tội nghiêm trọng và có chứng cứ thuyết phục, không thể đảo ngược, thì ông ấy cứ việc tiến hành bất kể Trump là một cựu Tổng thống. Chỉ có một điều khác biệt mà tôi muốn lưu ý quý thính giả, rằng đây là một vụ án hình sự từ tiểu bang và không có áp lực lên Trump qua việc không bị cấm tái tranh cử, tìm chức vụ công ngay cả khi ông ta bị kết án, phải ở tù.

Còn với những cuộc điều tra liên bang, đã có những bằng chứng đáng tin cậy rằng Donald Trump đã phạm tội trong nỗ lực dốc toàn lực để lật ngược cuộc bầu cử năm 2020 — bao gồm cả hành vi của ông ta trong cuộc bạo động ngày 6 tháng Giêng. Hành vi của ông ta trong thời gian đó đã đe dọa đến nền tảng của hệ thống chính trị Hoa Kỳ đến mức những người Mỹ có tráxh nhiệm quyết tâm sẽ không để một ngày đáng xấu hổ như vậy có thể tái diễn dù chỉ một lần nữa. Nếu bằng chứng có thể hỗ trợ việc trừng phạt Trump vì một hành vi phạm tội liên bang nghiêm trọng như vậy, thì ông ta đáng bị trừng phạt và với chứng cứ thuyết phục, bất kể có bị những đảng viên Cộng hòa phản đối hay những người ủng hộ ông ta xuống đường phản đối đây đó vẫn không thể xóa đi được mức trừng phạt trực tiếp đến Trump là ông ta sẽ bị cấm tái tranh cử, không được giữ chức vụ công trong phần đời còn lại vì đã tham gia vào một cuộc nổi loạn, nỗi dậy chống chính phủ Hoa Kỳ.

Nhưng việc bảo vệ pháp quyền không phải lúc nào cũng đơn giản như “bắt tội phạm, đưa ra xét xử, bỏ tù nếu có tội.”

Trong thế giới thực, luật pháp về cơ bản phụ thuộc vào tính hợp pháp của nó: niềm tin sâu sắc, bền vững của công chúng vào các nguyên tắc của Hiến pháp và luật pháp với một nền dân trí đủ cao từ mọi thành phần dân chúng sẽ chấp nhận những gì hệ thống công lý của đất nước đưa ra, họ sẽ chấp nhận và tuân theo.

Khi các đảng viên Cộng hòa công kích hệ thống tư pháp bằng những lời nói và hành động giận dữ như hiện nay, điều đó có thể làm suy yếu tính hợp pháp của các thể chế Tư pháp đối với một bộ phận lớn công chúng Mỹ.

Những hành vi này đã gây phẫn nộ đến những thành phần cử tri độc lập và những người Mỹ chân chính, hiểu biết, quý trọng nền dân chủ của đất nước.

Đảng Cộng hòa đã hoàn toàn thối nát và bị hư hỏng từ trong cốt lỏi nhận thức từ 2016 đến nay, đảng Cộng hòa được thành lập từ 20 tháng 3 năm 1854, tính đến nay đã tồn tại được 169 năm, và con quái vật chính trị có tên Donald trump chỉ cần 4 năm để phá hủy.

Cuộc khủng hoảng của đảng Cộng hòa có thể dự đoán được từ sau ngày Trump nhậm chức Tổng thống và trên thực tế đã được dự đoán trước. Nếu những người Mỹ còn lại cùng các thể chế Tư pháp, Hành pháp phớt lờ sự tấn công, phản đối hệ thống công lý của đất nước chỉ vì bảo vệ một kẻ phạm tội hình sự thì tình hình chính trị phân cực qua vụ án của Donald Trump sẽ đẩy nền chính trị Mỹ xuống tận đáy vực thẳm và không có cách nào sửa chữa, thay đồi và phục hồi trở lại được.

Lời kết:

Người Mỹ cần nhận thức rõ ràng về những rủi ro trong bản cáo trạng của Trump trong môi trường phân cực chính trị nặng nề này. Ngay cả khi việc buộc các nhà cựu lãnh đạo phải chịu trách nhiệm là cần thiết để nhà nước pháp quyền còn được tồn tại và đứng vững trong thời gian dài, thì nó hầu như chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại trong thời gian ngắn — và có khả năng nâng mức nguy hiểm, chia rẽ của cuộc bầu cử năm 2024 lên những tầm mức cao hơn, thậm chí dẫn đến một cuộc nội chiến sẽ không còn là điều gì xa vời.

Truy tố Trump rất có thể là lựa chọn tốt nhất trong một loạt lựa chọn tồi nhất.

Ngày nay, có vẻ như quyết định truy tố một kẻ tệ hại gây chia rẽ, xào xáo đất nước là một lựa chọn duy nhất mà người Mỹ bắt buộc phải chọn, vì không còn cách nào khác tốt hơn.

Việt Linh 03.04.2023