Thuốc Giảm Cân Ozempic và Bệnh Béo Phì

0
2687
  • Vấn đề giảm cân, chống bệnh béo phì là một vấn đề rất khó cho nhiều người. Phải chăng cứ giảm cân nghĩa là mạnh khỏe?
  • Trong nửa năm đầu 2023, hãng bào chế Novo Nordisk bán được $14 tỷ đô la thuốc giảm cân, dùng để chữa bệnh tiểu đường.
  • Hãng dược phẩm Novo Nordisk đặt ở Đan Mạch. Quốc gia này có Tổng sản Lượng Quốc Gia -GDP- là $421 tỳ đô la, trong lúc hãng dược phẩm thống lĩnh thị trường với số bán lên đến $442 tỷ đô la. 
  • Trung bình mỗi tháng người dùng thuốc Ozempic ở Hoa Kỳ phải tốn khoảng $936 đô la.
  • Bệnh béo mập có đúng là một chứng bệnh cần phải được chữa trị hay không? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.

Kể ra cũng hơi bất thường khi một loại thuốc trở thành câu chuyện bàn tán hàng ngày trong mọi gia đình. Thuốc giảm đau Advil trước đây đã từng là loại thuốc khá phổ biến ở mọi gia đình, đến nỗi nó trở thành đại diện cho tất cả mọi loại thuốc phổ thông. Bây giờ loại thuốc Ozempic trở thành loại thuốc phổ thông ở Hoa Kỳ và nó còn làm thay đổi cả văn hóa nước Mỹ. 

Thuốc Ozempic được chấp thuận để dùng như thuốc chữa bệnh tiểu đường loại 2 kể từ năm 2017. Tuy nhiên thuốc Ozempic trở nên nổi tiếng như một loại thuốc giúp giảm cân rất hữu hiệu, và đem lại cả một kho tàng lợi nhuận cho công ty dược phẩm Novo Nordisk nhờ công dụng chống béo phì. Sự thành công vượt bực về tiền bạc của những thuốc giảm cân khác tương tự đang được nhiều người bàn tán. Hai loại thuốc tương tự là Mounjaro của hãng bào chế Eli Lilly, và Wegory cũng của Novo Nordisk.  Trên đây là ba tên thuốc nổi tiếng được chấp thuận dùng để giảm cân. Số toa thuốc được viết cho dùng để thuốc giảm cân tăng vọt lên tới 300% kể từ năm 2020. Theo công ty nghiên cứu Trillian Health chỉ riêng ba tháng cuối năm 2020, có hơn 9 triệu toa thuốc được cấp phát. Số cầu lên cao đến nỗi có lúc loại thuốc này trở nên khan hiếm, và bệnh nhân bị tiểu đường phải tranh dành để mua thuốc để chữa bệnh. 

Rất  nhiều y sĩ cho rằng việc thiên hạ đổ xô đi mua thuốc giảm cân là điều tốt bởi vì có tới ba phần tư người Mỹ ít nhiều bị béo mập. Theo giới chức y tế công cộng chứng bệnh béo mập dễ đưa đến nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng khác. Trong khi đó các tổng giám đốc công ty dược phẩm  trở nên giàu có. Bác sĩ Shar Takkouche, chuyên gia về bệnh béo mập của tổ chức Vanderbilt Health nói: “Bệnh béo phì trở thành bệnh dịch, và chúng ta nên gấp rút tìm cách chữa trị nó.”. Song cũng có một số người khác tỏ ý lo ngại về thời đại dùng Ozempic quá đáng. E rằng sự kiện này khiến người ta trở lại xu hướng cho rằng gầy ốm tong teo chỉ còn da bọc xương mới là đẹp. 

Trước khi thuốc Ozempic trở thành một cơn sốt như sóng thần, người ta cho rằng kích thước cơ thể mỗi người không thể là thước đo lường sức khỏe. Tổ chức Association for Size Diversity and Health Principles không đồng ý với nguyên tắc trên, và cho rằng mọi người cùng được hưởng chăm sóc y tế giống nhau, không nên có thành kiến người mập hay người ốm. Nguyên tắc này của tổ chức tạo ảnh hưởng khá lớn và giúp đưa ra những loại thuốc “trung tính”, không thiên vị mập hay ốm. Ảnh hưởng của nhóm đưa đến việc tách rời giữa trọng lượng với sức khỏe, khiến cho kỹ nghệ khai thác tâm lý ăn kiêng bị thiệt hại. Kể từ thập niên 2000’s các tạp chí dành cho phụ nữ đọc bắt đầu ngưng không xúi người ta cần phải ăn kiêng gắt gao để cho thân hình gầy bớt. Các hãng bán quần áo cũng cổ vũ cho việc mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thay vì bó sát thân thể. Tổ chức Weight Watcher, còn đổi tên là công ty giúp bảo vệ sức khỏe “wellness” thay vì gọi tắt là “WW”.

Thế rồi bỗng dưng thuốc Ozempic và các loại tương tự xuất hiện, và người ta thấy vẫn có vô số người muốn có thân thể gầy ốm. Thực vậy, nhiều người còn tin rằng nhờ có thuốc Ozempic và những thuốc đồng loại giúp chấm dứt hoàn toàn chứng bệnh béo phì. Nhưng những loại thuốc giảm cân này còn làm thay đổi tiêu chuẩn dùng thuốc, cũng như những suy nghĩ mang tính chất văn hóa liên quan đến việc làm giảm cân, và một cuộc tranh cãi khá lớn đang ngấm ngầm xảy ra đằng sau việc dùng thuốc Ozempic: Chúng ta có cần phải chữa chứng béo phì như một căn bệnh hay không?

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Dịch Hoa Kỳ- CDC- chứng béo phì là một “căn bệnh mãn tính phổ thông, nghiêm trọng, và tốn kém khá nhiều tiền.”. Hiện nay ở Hoa Kỳ căn bệnh này xảy ra cho khoảng 40% người trưởng thành ở Hoa Kỳ và khoảng 20% trẻ em Mỹ. Căn bệnh khiến những người này có nhiều rủi ro về sức khỏe, trong đó có thể vướng những bệnh về tim, tiểu đường loại 2, tai biến mạch máu não, và một số bệnh ung thư. Nếu “béo phì” là một chứng bệnh thì theo sự suy nghĩ hợp lý nó cần phải được chữa trị. Lịch sử chữa trị căn bệnh này cho thấy người ta thường kê toa khuyên bệnh nhân phải ăn kiêng, và tập thể dục. Đó là Kế Hoạch A. Nhưng theo giáo sư Glenn Gaesser dạy môn thể dục vật lý trị liệu ở trường đại học Arizona State: “Dù cho ăn kiêng khem thế nào đi nữa, và tập thể đều đặn, đối với một số người, kết quả không nhiều. Số cân giảm bớt không đáng kể.” . Giáo sư Gaesser giải thích rằng càng vận động, người ta càng cảm thấy đói bụng, và ăn nhiều hơn để bù lại số calories bị tiêu bớt trong phòng tập thể dục. Thay đổi thói quen trong cuộc sống chỉ đem lại kết quả cho một số người thôi, một số lớn khác chỉ giảm cân được rất ít và sau đó lại tăng cân trở lại. Điều này người ta gọi là “weight cycling”, nó liên hệ đến những vấn đề tim mạch và sự chuyển hóa thực phẩm có sẵn trong cơ thể của mỗi người. 

Trong một thời gian dài, các bác sĩ không tìm ra được giải pháp nào để giúp cho những người dùng phương pháp ăn kiêng và tập thể dục nhưng không đem lại kết quả. Loại thuốc trị bệnh tiểu đường Type 2 như thuốc Metformin có giúp giảm cân chút ít. Phương pháp giải phẫu để chống bệnh béo phì- bariatric- có thể đem lại kết quả, nhưng ít người dám chọn giải pháp này. Cuối cùng thì xuất hiện thuốc Ozempic. 

Cả ba loại thuốc Ozempic, Wegovy và Mounjaro có tác dụng giống nhau: làm cho việc tiêu hóa chậm lại, và tạo cảm giác ngon miệng giả tạo để trấn áp hormone GLP-1 (Riêng loại thuốc Mounjaro còn trấn áp cả loại hormon tiếp dẫn). Nhờ tác dụng hai hiệu quả này – chậm tiêu hóa, giảm thèm ăn- nên người dùng thuốc có thể giảm được trung bình 15% đến 20% trọng lượng của cơ thể sau một năm sử dụng. Theo bác sĩ Takkouche: “Mức độ giảm cân không đem lại hiệu quả giống nhau cho tất cả mọi người, nhưng so với các loại thuốc giảm cân trước đây thì hiệu quả làm giảm cân của thuốc mới này rất đáng kể, không thể phủ nhận được.” Tài liệu của hãng bào chế Novo Nordisk cho thấy loại thuốc Ozempic và Wegory còn giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ tim và tai biến mạch máu não khoảng 20% đối với những lớn tuổi người béo mập, quá nặng cân, lại có bệnh tim. 

Anh Justin, 29 tuổi cư dân ở North Carolina kể lại rằng sau khi vất vả ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân mà không có kết quả, anh đã dùng loại thuốc Wegory, anh giảm được 30 pounds trong thời gian chưa đầy sáu tháng. Nhưng  khi anh cố gắng giảm bớt dùng thuốc thì anh lại bị phản ứng phụ như bị acid trào ngược, buồn ói, tiêu chảy, và hôn mê. Vì những hậu quả đau đớn này, anh suy  nghĩ nên đặt ưu tiên sống mạnh khỏe thì hơn, nên anh quyết định không dùng thuốc giảm cân nữa.

Kể từ khi bỏ không dùng thuốc giảm cân Wegory, anh Justin lại tăng cân trở lại một số lượng bằng nửa số cân đã giảm được. Đó là hậu quả đương nhiên cho những bệnh nhân dùng thuốc rồi ngưng không dùng nữa. Nhiều người bỏ không dùng thuốc vì sợ hậu quả phụ, và vì tốn tiền quá. Nhiều công ty bảo hiểm y tế không chịu trả tiền cho loại thuốc giảm cân. Bỏ tiền túi ra thì mỗi tháng phải mất khoảng hơn $1,000. Mặc dù có những phản ứng phụ và khá tốn tiền, song anh Justin vẫn đề nghị những người muốn giảm cân nên nghĩ đến việc dùng thuốc Wegory. Anh vẫn thèm quay trở lại dùng thuốc này, nó hấp dẫn vì giúp anh giảm cân thấy rõ.

Nhiều chuyên gia trong vấn đề giảm cân đồng ý với anh Justin. Bà Laura Davisson, giám đốc trung tâm giảm cân ở trường đại học West Virginia, nói: “Có thuốc tốt để giúp  giảm cân, tại sao  mình lại không dùng?” 

Một số nhà nghiên cứu, bác sĩ, chuyên gia về bệnh mập nói rằng có một lý do rất lớn khiến người ta đi tìm thuốc giảm cân để dùng. Đó là đầu óc kỳ thị, khinh bỉ những người béo mập. Đúng ra hiện tượng béo mập không phải là một chứng bệnh, và không cần phải chữa trị. Ragen Chastain một người bênh vực cho những người bị béo mập, tác giả cuốn sách Health at Every Size nói: “Những ai cho rằng có ít người béo mập là điều tốt. Ho là người có thái độ kỳ thị, khinh bỉ những người bị béo mập.”

Tác giả Chastain và nhiều chuyên gia khác cho rằng loại thuốc dùng để trấn áp hormone GLP-1- thèm ăn- không bao giờ được coi là thuốc quan trọng dùng để cứu tính mạng con người. Loại thuốc mới chỉ giúp người béo mập điều chỉnh tiêu chuẩn trọng lượng cơ thể để không còn bị kỳ thị. Thuốc này không có giá trị khoa học, nó chỉ giúp làm giàu cho công ty dược phẩm mà thôi. 

Ý kiến cho rằng Sự Béo Mập của con người không phải là một chứng bệnh là đề tài vẫn còn đang được y khoa dòng chính tranh cãi. Cơ quan CDC và Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ không đồng ý khi cho rằng béo mập là một chứng bệnh. Bác sĩ Caroline Apovian, làm việc ở cơ quan Center for Weight Management and Wellness, thuộc bệnh viện Brigham and Women ở Boston nói: “Mập ốm gì cũng có người khỏe mạnh hay yếu đuối, chẳng qua chỉ là vì  có những trường hợp “unhealthy body weight” hay trọng lượng không tốt cho sức khỏe mà thôi.”.

Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa tình trạng béo mập với một số vấn đề về sức khỏe như có mỡ trong gan, ngủ mê mệt, ngáy to, và bệnh tim, cũng như bệnh ung thư. Nhưng cũng có những nghiên cứu cho biết có đến hơn một nửa số người bị béo mập vẫn mạnh khỏe như thường. Những người thuộc nhóm này lại ít có nguy cơ bị chết sớm vì bệnh tim hơn những người có trọng lượng “bình thường”. Mặc dù sự béo mập thường là nguy6en do dẫn đến những bệnh về tim mạnh, nhưng nhiều bác sĩ nhận thấy những người béo mập dễ chữa trị hơn người gầy ốm khi cả hai cùng vướng bệnh về tim mạch. 

Bác sĩ Chastain nói: “Chúng ta có cả một cơ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau, nếu nói cứ làm cho người mập trở nên gầy ốm là người đó sẽ có sức khỏe tốt. Điều này sai.”.Theo Hiệp Hội Y khoa Mỹ, “Body Mass Index (BMI) – Chỉ Số Trọng Lượng Cơ Thể- dùng để xác định một người ở tình trạng béo mập hay không là một chỉ số có nhiều sai sót, khuyết điểm. Chỉ số này không nhận ra sự khác nhau giữa chất béo(fat) và cơ bắp (muscle), nhiều lực sĩ béo mập nhưng khỏe mạnh như thường, và họ vẫn bị xếp vào loại béo phì. 

Chỉ số Trọng Lượng Cơ Thể – BMI- do nhà Toán học người Bỉ Adolphe Quatelet phát minh ra vào thập niên 1830’s. Ông này không hề biết gì về vấn đề béo mập hay trọng lượng. Theo sự phân tích của học giả Sabrina Strings trong cuốn “Fearing Black Body: The Racial Origins of Fat Phobia”  tạm dịch là : “Nỗi lo sợ về việc có thân thể của một người Da Đen: Nguyên do phát sinh ra sự sợ hãi về hiện tượng béo mập.”. Ông Quatelet chỉ muốn đưa ra hình ảnh vóc dáng của một “người đàn ông trung bình”  một cách đại lược là của một người đàn ông da trắng. Chỉ số Quatelet đưa ra vô tình lại đúng là hình ảnh một người đàn ông quý phái, dùng nó để phân biệt với nhóm người thuộc sắc dân khác.

Đến thập niên 1990’s đa số các chuyên gia về vấn đề giảm cân ở Hoa Kỳ  tự đóng khung trong ý tưởng cho rằng sự béo mập là dấu hiệu của sự thất bại về tâm lý, nó thường có trong nhóm người da màu. Phụ nữ Da Đen phản kháng lại bằng cách đưa ra phong trào giải phóng khỏi tâm lý sợ béo mập, bắt đầu từ thập niên 1960’s. Họ đề ra nền tảng mới, gọi là phong trào thân thể tích cực kiểu mới. Những nhà tích cực vận động trong phòng trào này tìm cách chống lại quan điểm của công ty bảo hiểm, và giới ý khoa kế nối sự béo phì với những vấn đề về sức khỏe. Những người được bảo hiểm bị béo mập thường bị chê bai, có thành kiến dễ vướng phải những bệnh khó chữa. Vào thập niên 1970’s nhà sinh lý học Mỹ Ancel Keys đề nghị sử dụng lại Chỉ Số BMI của Quatelet để thẩm định sự béo mập của một người. Từ đó, người ta dùng trở lại chỉ số BMI.

Ngày nay, đa số chuyên gia đều đồng ý rằng chỉ số BMI là chỉ số không hoàn hảo. Tuy vậy nó vẫn được dùng khi nghiên cứu, hay chẩn đoán người bị béo mập, để quyết định xem người đó có đủ tiêu chuẩn để cho dùng thuốc như Wegory hay không. 

Bác sĩ Lisa Erlanger, bác sĩ gia đình ở Seattle nói:”Chúng ta thừ bei61t rằng chúng ta không có phương pháp nào để đo lường số chất béo thặng dư. Vì thế chúng ta cứ tạm phải dùng chỉ số BMI để d0o, và thấy có đến hai phần ba dân số vướng bệnh béo mập.”

Bác sĩ Erlanger tin rằng trọng lượng không phải là thước đo quan trọng cho sức khỏe, chính cái nhìn, cái quan niệm xã hội đã quyết định về vấn đề sức khỏe. Nói rõ hơn, những yếu tố không phải là y khoa đã phần nào ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, và sự an lòng của con người. Những người bèo mập thường hay bị kỳ thị, khinh bỉ trong giới chăm sóc y tế, cũng như ở nơi làm việc, và cả trong cộng đồng xã hội. Tất cả tạo ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đa số những người lâm hoàn cảnh này lại thuộc thành phần da màu, chưa học lên đại học, và ở giai tầng kinh tế yếu kém. Tất cả những yếu tố trên kết tụ lại khiến gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe, và trở thành sự bất bình đẳng có tính chất cơ chế. 

Vì những định kiến trên, bác sĩ Erlanger loại bỏ hẳn yếu tố trọng lượng trong việc khám nghiệm định bệnh cho bệnh nhân nếu có thể bỏ được. Văn phòng khám bệnh của bà được trang trí rất thoải mái, dễ chịu cho những người có dáng người đẫy đà, mập mạp. Sách báo để trong phòng chờ đợi không có loại tạp chí nói về ăn kiêng, hay giảm cân. Bà không đòi bệnh nhân phải cân đo trừ phi được phép, và không bao giờ kê toa thuốc giảm cân. Bà Erlanger nói: “Tôi tìm đủ mọi cách để những người này tránh không bị khinh thị, gạt sang bên lề xã hội. Tôi giữ đúng đạo đức nghề nghiệp là sẽ không kê toa thuốc với lời hứa hão huyền về hiệu quả của thuốc.”.

Không phải lý do giảm cân là động lực chính để bà Irene, 54 tuổi, cư dân ở tiểu bang Washington, yêu cầu bác sĩ cho toa thuốc giảm cân. Bà Iren, dùng tên riêng, và không dùng tên họ để giữ kín lý lịch của mình, thú nhận rằng bà có một thói quen rất xấu là thèm ăn vặt vào ban đêm. Tối nào bà cũng ngồi ăn vặt cho đến khuya, sau khi chồng con của bà đi ngủ. Bà đọc vài tạp chí nói rằng thuốc giảm cân có thể giúp bà chống lại tật thèm ăn quà vặt, nên bà xin cho dùng thử để chống lại thói xấu này. Nhưng đồng thời bà cũng mang mặc cảm là mình đã tự dối lòng. 

Uốt gần hết cả cuộc đời, bà Iren cứ luẩn quẩn trong những lo âu ăn kiêng, đếm số calorie, tìm cách giảm cân để rồi lại tăng.Thế rồi cách đây vài năm, bà đọc tin về tổ chức Health at Every Size và bà hăng hái gia nhập vào nhóm này có sẵn trong cộng đồng bà ở. Bà gặp những bác sĩ chuyên về vấn đề giảm cân, họ chia sẻ quan điểm của họ với bà, và bà không còn sợ hãi về chứng béo mập, không muốn xin toa thuốc dùng để giảm cân. Bây giờ bà tìm cách dung hòa quan điểm của tổ chức, cùng lúc đó tìm cách quản lý chặt chẽ trọng lượng cơ thể, mà không cần dùng thuốc giảm cân. 

Vì nhiều người quan tâm chú ý đến loại thuốc giảm cân, do đó không lạ gì khi thấy nhiều người muốn giảm cân là đi xin ngay toa thuốc giảm cân để mua về dùng. Bà Davisson, bác sĩ chuyên môn về chứng béo mập ở West Virginia nói rằng khoảng 80% bệnh nhân của bà đang dùng thuốc giảm cân. Bà tin rằng bất cứ ai đang vướng phải tình trạng béo mập cũng nên đi tìm cách chữa trị để tránh rắc rối về sau do những chứng bệnh khác, mặc dù hiện nay họ đang khỏe mạnh. 

Trong lúc đó, có khá nhiều bác sĩ không tìm ra được câu trả lời cho vấn đề bệnh béo mập. Bác sĩ Mara Gorden ở New Jersey tâm sự rằng hồi còn học y khoa cách đây hàng chục năm bà tim rằng giảm cân là điều tốt. Nhưng rồi trong thời gian hành nghề bác sĩ gia đình, bà nhận thấy bệnh nhân của bà không muốn để cập đến vấn để giảm cân. Bà trở nên hoài nghi không hiểu vấn đề giảm cân có còn là mục tiêu tối hậu hay không. 

Bà Gordon đặt rất nhẹ vấn đề giảm cân đối với bệnh nhân của bà. Trong khi đó bà coi trọng những chủ đề khác chẳng hạn như những loại thuốc giúp bệnh nhân sống mạnh khỏe: Thuốc giảm cao máu, thuốc chống hiện tượng thiếu insulin, thuốc chống đau nhức, thuốc chữa bệnh tâm thần, cũng như phẩm chất của cuộc sống. Tuy vậy, ngày nay có nhiều bệnh nhân cứ đến xin bà cho kê thoa thuốc uống để giảm cân như Ozempic và Wegovy. Bà khuyên họ rằng giảm đi vài pound chẳng có ý nghĩa gì về khía cạnh y khoa, và mập lên vài pound cũng không phải là overweight, việc gì mà lo. Nhưng khi quan sát toàn cảnh của vấn đề, bà thấy có những bệnh nhân rất cần dùng thuốc giảm cân, vì nó giúp họ năng động, có nhiều energy kho số cân giảm bớt. Vấn đề thật là phức tạp, rất khó chọn lựa. Bệnh nhân cần có thêm energy để chơi đùa với con cái, hay chỉ vì họ muốn thân thể thon gọn, không bị khinh bỉ, chê bai. Bà Gordon nói: “Nếu xã hội không khinh chê người béo mập, nếu cái ghế nơi bạn ngồi ở sở không làm cho thân thể của bạn khó chịu vì thân thể của bạn hơi ô dề. Có lẽ thuốc Ozempic là loại thuốc tốt nên dùng. Phải chi chúng ta sống trong một xã hội bớt chú trọng đến bề ngoài giả tạo thì hay biết mấy.” Kẹt một điều là nhiệm vụ của phải chăm sóc cho người bệnh nhân đang ngồi trước mặt,và đòi bà kê toa cho dùng thuốc giảm cân.

Rút cục, bà vẫn lấy cây viết ra để kê toa thuốc cho người bệnh nhân yêu cầu.

Nguyễn Minh Tâm  dịch theo báo TIME ngày 20/11/2023