The End of “Made in China

0
3575

Lời Mở Đầu.

Trung Quốc là một công xưởng của thế giới bốn thập kỷ và họ đang tự đánh mất vị trí trung tâm của chuỗi cung ứng thế giới bởi những lý do mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.

Từng được coi là công xưởng của thế giới, nhưng COVID-19 đã làm cho thế giới cân nhắc lại liệu trong tương lai Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục đáp ứng và duy trì một chuỗi cung ứng toàn cầu mạnh mẽ như những năm trước.

Chính cách điều hành và sự ứng phó nạn đại dịch pandemic Covid-19 đã làm cho các nhà đầu tư phải xét lại. Chính sách COVID-19 của Trung Quốc đang thúc đẩy các công ty phải nghỉ đến đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong kế hoạch rút ra khỏi nước này.

Trong thực tế họ đã bắt đầu giải quyết những căng thẳng về địa chính trị và thuế quan từ thời Donald Trump với chính sách bài Trung Quốc hay ít nhất các chính quyền kế tiếp bắt buộc phải theo đuổi vì ít nhất cái tư tưởng bài Trung Quốc đã thấm nhuần vào suy nghĩ của người dân không những chỉ ở trong nước Mỹ mà hầu hết khắp thế giới.

Đối với các chính quyền kế tiếp, họ buộc lòng phải theo đuổi để được cái gọi là hợp với ý nguyện của công chúng.

Có năm quốc gia đang chuẩn bị thay thế Trung Quốc trong vai trò Công Xưởng Thế Giới.

Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Bangladesh đang đẩy mạnh mọi khả năng thừa kế này.

  1. Ấn Độ:

Tháng 5, 2022 India chính thức trở thành quốc gia có nền kinh tế thứ 5 trên thế giới sau khi qua mặt Vương quốc Anh,. Hiện giờ đây, Hoa Kỳ, Trung Quốc , Nhật Bản và Đức là những quốc gia duy nhất có nền kinh tế lớn hơn Ấn Độ.

Tăng trưởng Tổng sản lượng quốc nội (GDP) thực tế từ 6-6,5% trong một thế giới đầy bất ổn là điều lạ lùng và Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2029.

Làm thế nào Ấn độ lại thu hoạch kỳ tích như vậy? Đó là nhờ vào sự quy mô của nền kinh tế Ấn Độ tính theo tiền mặt “danh nghĩa” trong quý tính đến tháng 3 năm 2022 là 854,7 tỷ USD trong khi đối với Vương quốc Anh là 816 tỷ USD. ty phương Tây, khi tìm kiếm một phương án dự phòng cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc, đang nhìn về Ấn Độ, quốc gia duy nhất có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương TQ.

Với một thế chế chính trị vững chắc, công ty Apple đã quyết định dọn sang Ấn Độ và kéo theo một công ty khác, công ty Foxconn.

Công ty Tata chuyên sản xuất xe hơi của Ấn độ đã bắt đầu có mặt trên các thành phố lớn trên thế giới và từng là nhà sản xuất Solar panels, wind turbine motors, Ấn độ có khả năng thay thế China trong nhiều mặt hàng nếu không muốn nói sẽ là một công xưởng thế giới kể tiếp.

Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc hãnh diện tuyên bố năm 2025 sẽ là kỷ nguyên của Made in China, Tập Cẫm Bình đã vô tình giúp các nhà đầu tư nước ngoài càng quyết tâm rút chân ra khỏi China .

Quan chức công ty nước ngoài lo lắng về sự đe dọa, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và mức độ ô nhiễm, và các chính phủ trên toàn thế giới lo ngại về sự phụ thuộc quá mức và sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Do hệ thống khép kín và không minh bạch, các công ty không thể tiến hành thẩm định báo cáo tài chính tam cá nguyệt và hàng năm của các đối tác địa phương. Số liệu thống kê của chính phủ và doanh nghiệp địa phương đôi khi là bịa đặt. Trung Quốc đang đánh mất lợi thế nhân công giá rẻ do AI ( Artificial Intelligence) và tự động hóa. Lợi thế chi phí khi đầu tư vào Trung Quốc đang giảm do những lo ngại như chuyển giao công nghệ, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát chất lượng, gian lận tài chính, vi phạm hợp đồng và chi phí quản lý và hậu cần. Các luật về xã hội, an ninh mạng và quản trị cũng như các hoạt động tuyển dụng không công bằng của các đối tác địa phương là mối quan ngại lớn.

Ngoài Ấn Độ, nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng phụ” trong đó có Việt Nam, Thailand, Malaysia và Bangladesh.

Dự báo Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai về turbin đã thúc đẩy Vestas mở rộng sản xuất. Charles McCall, giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India tuyên bố: “Chúng tôi không muốn để tất cả các quả trứng vào một giỏ ở TQ”. Một số nhà cung cấp vệ tinh của Vestas cũng đi theo. Ví dụ, công ty Mỹ TPI Composites đúc các cánh quạt turbin dài 260 feet đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ và giảm hoạt động ở TQ.

Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone của mình sang các bang Tamil Nadu và Karnataka của Ấn Độ và đang khám phá việc chuyển hoạt động sản xuất iPad sang quốc gia Nam Á này. Các nhà phân tích của JPMorgan kỳ vọng Apple sẽ chuyển 5% sản lượng iPhone 14 sang Ấn Độ vào cuối năm 2022, họ viết trong một ghi chú tháng 9. Họ cho biết họ tin rằng cứ 4 chiếc iPhone sẽ có 1 chiếc được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2025.

Julie Gerdeman, Giám đốc điều hành của Everstream, một cơ quan nghiên cứu về các rủi ro trong ngành quản lý của các chuỗi cung ứng, nói với Business Insider: “Ấn Độ có lực lượng lao động lớn, lịch sử sản xuất lâu đời và sự hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp và xuất khẩu”. Vì điều này, nhiều người đang xem xét liệu ngành sản xuất của Ấn Độ có phải là một giải pháp thay thế khả thi để thay thế Trung Quốc hay không.

  • Việt Nam:

Là một quốc gia cộng sản, Việt Nam — giống như Trung Quốc — đã tiến hành cải cách kinh tế nhanh chóng kể từ năm 1986.

Các cải cách đã mang lại kết quả, đưa Việt Nam từ “một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ”, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một bài đăng vào tháng 11.

Vào năm 2021, Việt Nam đã thu hút hơn 31,15 tỷ đô la cam kết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài — tăng hơn 9% so với năm trước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư của nước này. Khoảng 60% vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến. Là một quốc gia trẻ , Việt Nam đã quen với công việc chế biến giày dép quần áo may mặc , đồ điện tử , và máy móc thực dụng hàng ngày Apple đã chuyển một số dây chuyền sản xuất iPhone sang Việt Nam và đang có kế hoạch chuyển một số dây chuyền sản xuất MacBook sang quốc gia Đông Nam Á này.

Các công ty khác đã chuyển một số dây chuyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam là Nike, Adidas và Samsung.

  • Thailand:

Thailand từng là một nơi sản xuất xe auto và hàng điện tử..Trong giai đoạn 2020 – 2021, số tiền FDI ( Foreign Direct Investment) đã tăng gấp 3 lần. Là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan đã và đang nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất và là trung tâm sản xuất phụ tùng ô tô, phương tiện vận tải và đồ điện tử, với các công ty đa quốc gia như Sony và Sharp đang thiết lập cửa hàng tại đây.

Sony cho biết vào năm 2019, họ đã đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh ở Bắc Kinh để cắt giảm chi phí và chuyển một số hoạt động sản xuất sang Thái Lan. Cùng năm đó, Sharp cho biết họ đang chuyển một số dây chuyền sản xuất máy in sang Thái Lan vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng đã chuyển một phần chuỗi cung ứng của họ sang Thái Lan. Các công ty sản xuất Solar panels, chẳng hạn như JinkoSolar của Thượng Hải, đang chuyển hoạt động sản xuất của họ sang quốc gia này để tận dụng chi phí nhân công thấp hơn và tránh căng thẳng địa chính trị, South China Morning Post đưa tin vào tháng 7.

Zhuang Yan, chủ tịch của Canadian Solar, cho biết: “Việc thành lập các nhà máy sản xuất ở nước ngoài không xuất phát bởi cơ hội, mà là một chiến lược đối phó với các thách thức để tiếp cận thị trường”. , theo tờ South China Morning Posts (SCMP ) đã viết.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gấp ba lần lên 455,3 tỷ baht( tiền Thái Lan), tương đương khoảng 13,1 triệu USD, từ năm 2020 đến năm 2021, Ủy ban Đầu tư Thái Lan công bố vào tháng Hai.

  • Bangladesh:

Bangladesh đã là nước hưởng lợi từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Bây giờ họ đang chờ một cái bánh lớn hơn.

Ngay cả trước khi lệnh phong tỏa do COVID-19 làm tê liệt lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, Bangladesh đã là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc.

Sự gia tăng của Bangladesh chủ yếu là do chi phí lao động tăng ở Trung Quốc trước nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Chênh lệch chi phí lớn — lương tháng trung bình của một công nhân ở Bangladesh là 120 đô la, hoặc ít hơn 1/5 so với 670 đô la mà một công nhân Trung Quốc nhà máy mang về nhà ở Quảng Châu, trung tâm sản xuất phía nam Trung Quốc, Mostafiz Uddin, chủ sở hữu của người Bangladesh nhà sản xuất quần áo Denim Expert, nói với Insider.

Hơn nữa, chi phí nguyên liệu tăng đang thúc đẩy các công ty may mặc tìm kiếm các điểm đến thay thế như Bangladesh, nơi giá sản xuất tương đối thấp”, Uddin nói.

Bất chấp vụ sập tòa nhà cao cấp làm ít nhất 1.132 người thiệt mạng vào tháng 4 năm 2013 và làm giảm uy tín về an toàn lao động của Bangladesh, ngành sản xuất hàng may mặc của nước này vẫn là một trụ cột chính của nền kinh tế, chiếm gần 85% các chuyến hàng, tương đương hơn 42 tỷ đô la Mỹ. xuất khẩu của đất nước, vào năm 2021. Nước này cũng là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Bangladesh, hiện đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư về sản xuất các chất phân bón, nông phẩm và bào chế thuốc men.

  • Malaysia:

Malaysia hiện đang có 32 dự án đầu tư từ các nhà tài phiệt tư bản đỏ Trung Quốc , theo cơ

quan Malaysian Investment Development Authority, tuy nhiên họ không tiết lộ nhiều chi tiết về cuộc chạy trốn từ China sang nước ngoài.

Nhưng ngay cả trước đại dịch, các khoản đầu tư công nghệ vào Malaysia đã tăng lên do chi phí lao động thấp hơn và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Các thỏa thuận lớn trong vài năm qua bao gồm khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ ringgit Malaysia, tương đương 339 triệu USD, bởi gã khổng lồ chip Mỹ Micron trong 5 năm kể từ năm 2018. Jabil, một công ty Mỹ sản xuất vỏ iPhone, cũng đã mở rộng hoạt động tại Malaysia.

Theo thông tin chính thức của chính phủ, dòng vốn FDI của Malaysia đạt mức cao nhất trong 5 năm là 48,1 tỷ USD vào năm 2021, với lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử và xe cộ là đóng góp chính.

Công ty Tư Nhân Trung Quốc Cũng Muốn Chạy ra khỏi China.

Một số đông các công ty Trung Quốc cũng rụt rịch dọn sang các nước lân cận như Việt Nam và Thailand và đồng thời 5 đại công ty của China cũng tự động rút ra khỏi thị trường chứng khoán New York với lý do họ đã bị rơi vào tầm nhắm của các cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán của Mỹ và cũng vì áp lực từ chính quyền trung ương China muốn thu hồi vốn lo sợ bị vỡ nợ hay vì lý do khủng hoảng địa chính trị ( Geopolitical Conflicts) trong đó có công ty dầu khí Sinopec, Petro China , tập đoàn insurance công ty bảo hiểm China Life Insurance, người khổng lồ trong ngành nhôm Chalco và một chi nhánh khác của Sinopec đóng trụ sở tại Thượng Hải. Việc các công ty này rút khỏi Wall Street là dấu hiệu một cơn địa chấn sắp xảy ra.

Sự Chấm dứt Của Made in China.

Mặc dù Covid 19 đã làm tê liệt hầu hết thế giới, đại dịch Covid cũng là một thử thách cho các chính quyền thế giới với nhiều cách ngăn ngừa và trấn an xã hội cũng như sự ảnh hưởng của nó trong lãnh vực kinh tế.

Sau hơn hai năm, hầu hết các quốc gia đã gần như bình phục nhờ phát minh các loại vaccines và China cũng không ngoại lệ.

Nhưng cuối năm 2022, chính xác là ngày 21 November, China báo cáo có ít nhất 31,000 cases mỗi ngày và con số này cứ gia tăng hàng ngày.

Đầu tháng 12, Beijing đóng cửa các công viên, nơi tụ họp công cộng và bắt đầu shut down Shanghai, thành phố tài chính , Covid tiếp tục lan rộng , Beijing bắt đầu lock down các thành phố lân cận trong đó có khu vực kỹ nghệ Guangzhou hay Quảng Châu , thành phố lớn thứ ba sau Bắc Kinh và Thượng Hải, trở thành 100/100 lock down hầu hết các thành phố lớn khác đều báo cáo có sự gia tăng ca lây nhiễm.

Chính quyền Bắc Kinh cho ra đời kế hoạch Zero Covid với mục đích cứu vớt ngành công nghiệp đang bị thiệt hại nặng nề , và một cuộc chạm trán giữa công nhân và hàng rào an ninh tại campus Zhengzhou ( Trịnh Châu) của công ty Foxconn, hàng ngàn công nhân đã tìm cách phá vỡ hàng rào an ninh để thoát về nhà vì lo sợ bị lây nhiễm khi bị bắt buộc phải ở lại trong cơ xưởng.

Chính sách Zero Covid là thủ phạm.

Cùng lúc với kế hoạch rút ra khỏi China của những đại công ty, Hoa Kỳ cũng đã tiếp tay phá vỡ ngôi vị độc tôn Made in China bằng cách tiếp tục chế độ tariff đối với hàng nhập khẩu từ China, với những tác động của cuộc chiến thương mại vẫn còn. Tổng thống Joe Biden đã không những không hủy bỏ các mức thuế cao mà Trump áp đặt đối với Trung Quốc – trên thực tế, vào tháng 10, ông đã áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị vận chuyển đến các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc sản xuất chip logic tiên tiến. Điều này càng tạo thêm căng thẳng cho một mối quan hệ bang giao giữa hai nước.

Vai trò quan trọng của FOXCONN trong Khả năng Triệt tiêu Made in China.

Đây là con số mới nhất về công ty Foxconn:

Thu hoạch : US$ 175 billion (2021)

Kinh phí hoạt động :US$193.57 billion (2021)

Lợi tức : US $139.32 billion (2021)

Giá trị công ty : US $3.908 trillion (2021)

Total Equity: US $1.573 trillion (2021)

Tổng số nhân công : 1,290,000 khắp thế giới (2020)

Các công ty phụ thuộc:

Fii Foxconn Industrial

Internet

FIT Foxconn Interconnect

Technology

FIH Mobile

ShunSin

Healthconn

CircuTech

Asia Pacific Telecom

Sharp Corporation

Smart Technologies

Belkin

Được biết một mình Foxconn cũng đã tạo ra gần 800 thương vụ liên hệ. Năm ngoái, Foxconn đã ngưng kêu lại trên 10,000 nhân viên tạm cho về nghỉ vì Covid chỉ là một thí dụ nhỏ trong hàng trăm, hàng ngàn công ty không thể đáp ứng chiến dịch Zero Covid, buộc lòng phải sa thải và thay thế lực lượng lao động tạm thời, khiến cho người lao động Trung

Quốc bất mãn và họ đã bất chấp Covid, biểu tình rầm rộ liên tục. Giờ đây, khi chiến lược tốn kém của họ Tập đột ngột bị dỡ bỏ sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại nó, Tập đã im lặng.

Việc dỡ bỏ nhanh chóng các hạn chế COVID ở Trung Quốc đang làm giảm thêm sức hấp dẫn của nước này với tư cách là công xưởng của thế giới, bên cạnh những căng thẳng leo thang với Mỹ. Các công ty từ Meta đến Google đã lên kế hoạch chuyển ít nhất một số hoạt động sản xuất và tìm nguồn cung ứng ra khỏi China sau cuộc chiến thương mại nổ ra dưới thời tổng thống của Donald Trump, khi nó bị tăng thuế.

Dell có kế hoạch ngừng sử dụng chip máy tính sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024 và giảm các linh kiện “Made in China” khác trong các sản phẩm của mình.

Chính quyền Biden hiện đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của các công ty Mỹ vào Trung Quốc. Trong đó, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp kiểm soát hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Hoa Kỳ tới các nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát thậm chí còn ảnh hưởng đến một số công ty ở châu Âu, với sự cảnh báo mọi vi phạm có thể sẽ gặp rủi ro về địa chính trị trong công việc thương mại.

Sự gia tăng COVID của Trung Quốc làm tăng thêm mối lo ngại mà các công ty đa quốc gia phải đối mặt. Sau khi gia công phần mềm sản xuất ở các địa điểm rẻ hơn ở nước ngoài, thúc đẩy kỷ nguyên toàn cầu hóa kéo dài ba thập kỷ, nhiều công ty đang xem xét đưa hoạt động sản xuất trở lại gần quê hương hơn là hoạt động ở những nước xa xôi.

Theo các tài liệu về thương mại, với chuyện các đại công ty đã lần lượt rút ra khỏi China, Tài liệu của Japanese Investment Nomura cho biết đã có 56 công ty lớn ngoại quốc dọn ra  khỏi China chỉ trong khoảng từ Apr. 2018 và Sept.2019.

Trong số 56 công ty đó, 3 công ty dọn sang India , 2 dọn qua Indonesia, 8 qua Thailand, 11 dọn qua Taiwan và 26 dọn qua Việt Nam.

Tháng 12 , 2022 Nike, Adidas, Samsung chính thức hoàn tất dọn sang Việt Nam.

Và mới đây công ty Foxconn của Taiwan cũng đã xác định chuyện rời khỏi China theo sau tin công ty điện thoại di động Smartphone lớn nhất thế giới, IPhone sẽ từ từ rời China và chuyển sang Ấn Độ và Việt Nam.

Đây là một cú shock lớn cho ngành kỹ nghệ chế biến điện tử cao cấp của China.

Foxconn hiện có 90 mặt hàng điện tử khác nhau và với số lượng nhân viên trên 249,00, 300,000 và 450 000 người tại 12 cơ xưởng rải rác ở 9 thành phố lớn trong mainland China, trụ sở chính ở Longhua Subdistrict, Shenzhen, chỉ một Foxconn ở Zhengzhou đã đóng góp 80 % vào ngân sách của thành phố Trung Châu, và 60% lợi tức cho toàn thể tỉnh Hà Nam, Trung Quốc , Foxconn là đại diện cho hơn ⅓ ngành sản xuất mobile phone cho toàn thể China và khi iPhone đã quyết định từ giã China, Foxconn buộc lòng phải đi theo, điều này có nghĩa là họ sẽ cho dời luôn toàn bộ lực lượng nhân viên, một số sang Ấn Độ và một số qua Việt Nam và một số khác buộc lòng phải cho nghỉ việc, đó là những người thợ Trung Quốc.

Tháng 10 năm ngoái, Foxconn bị ảnh hưởng bởi Covid rất trầm trọng , cộng thêm một số đông nhân viên giả vờ bị Covid để trốn thoát về nhà bởi quy luật khắc khe do chế độ Zero Covid buộc Foxconn phải tuân thủ, tất cả nhân viên đều phải ăn ngủ tại xưởng máy, lo sợ bị lây nhiễm họ đã phá vỡ hàng rào an ninh và chạy bộ trốn ra khỏi cơ xưởng.

Logistics tê liệt, các tanker khổng lồ rổng tuếch, sa thải, xuất khẩu và tiêu thụ giảm.

Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng được gọi là ba động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng nhìn vào tình hình kinh tế tổng quát hiện tại ở Trung Quốc, có vẻ như cả ba lực lượng đang bị mất động lực.

Với cả xuất khẩu và đó tiêu dùng đang gặp khó khăn, ĐCSTQ chỉ có thể dựa vào đầu tư.

Chính chế độ Zero Covid , mặc dù đã được bãi bỏ nhưng chính sự phán đoán bất cẩn và độc đoán của ĐCSTQ đã tạo ra mối nghi ngờ về một trường hợp tương tự trong tương lai đồng thời bởi sự che đậy các nguồn tin về Covid, không một phép màu nào có thể trong một thoáng một chiều từ Out break tự nhiên trở lại bình thường, chính khả năng bào chế vaccine của CSTQ cũng bị nghi ngờ vì sự hãnh diện hão và thực sự tình trạng lây nhiễm Covid vẫn còn trầm trọng, người mang tiền đến đầu tư phải suy nghĩ trở lại.

Câu Chuyện iPhone và Samsung.

Bất kể Samsung cố gắng thế nào, Apple IPhone vẫn là một công ty smartphone thành công nhất về lợi nhuận và innovations (sáng tạo) Nhưng khi IPhone thành công cũng là lúc Samsung kiếm tiền.

Năm 2017, Samsung bán cho Apple từ 180 cho đến 200 triệu cái màn hình OLED cho Apple iPhone X , Samsung kiếm tiền nhiều hơn chính cái series Galaxy 8 của mình.

Năm 2022, Apple mua 70% cái màn hình cho IPhone 14 từ công ty khổng lồ Samsung, lý do là Apple không tự chế tạo sản phẩm của mình mà chỉ design và nghiên cứu thị trường, sự thành công của iPhone là họ đã tạo ra được một thị trường gọi là IPhone Culture, mỗi chiếc iPhone được xem như một “Mỹ phẩm” một boutique luxury item, một hàng hiệu phải đi cùng với những thương hiệu luxury khác như các ví tay đắc tiền của phụ nữ nhưng IPhone cũng mang lại rất nhiều thành công cho các công ty con.

LG Korea + China

Trường hợp của LG, một công ty khổng lồ nữa của Nam Hàn cũng đang suy nghĩ về sự triệt thoái khỏi China, năm 2021, LG chính thức rút ra khỏi thị trường smartphone vì không cạnh tranh nổi với Samsung và Apple , năm 2022 , LG cũng tuyên bố rút ra khỏi thị trường Solar Panel vì China có giá thành rẻ hơn, tuy nhiên LG cũng đã thành công với loại màn hình mới cho TV và smartphone với phát minh mới LG OLED evo G3 đang làm mưa làm gió trên thị trường màn hình , và Apple IPhone cũng đang ngắm vào , sau việc quyết định chọn Việt Nam và India của IPhone, LG chắc chắn cũng nối gót Samsung, còn lại tại China là những nhà máy chế tạo household appliances như Tủ lạnh, máy giặt máy sấy.

Trong tháng Sáu năm ngoái trong chuyến công du Hoa Kỳ, chắc chắn ông chủ Apple là Tim Cook đã đãi tiệc Phạm Minh Chính tại phòng dạ tiệc của Apple tại Cupertino, California, hai người đã vui vẻ nâng ly Không biết vừa rồi Phạm Minh Chính có hứa hẹn gì với Tim Cook nhưng chắc chắn dân Việt Nam sẽ có thêm công ăn việc làm.

Việc sản xuất MacBook tại Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 5 năm 2023.

Apple đã bắt đầu sản xuất iPhone tại Ấn Độ và có kế hoạch tăng gấp ba số lượng trong hai năm tới. Khi các hệ thống dây chuyền lắp ráp bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Apple sẽ có cơ sở sản xuất thứ hai cho các sản phẩm chủ lực của mình.

Và nếu các bạn không quên, họ Tập từng kiêu hãnh tuyên bố, năm 2025 sẽ bắt đầu kỷ nguyên “Made in China”. Tập Cận Bình không ngờ Covid-19 đã xoay ngược tình thế.

Hiện tại, tại khu vực biển Đông, nơi đang nóng bỏng với những vụ cọ xát giữa Hải quân Hoa Kỳ và China chung quanh Đài Loan , dưới con mắt của những chiến lược gia , đây là bước đầu của những xung đột quân sự giữa hai cường quốc, nhưng đối với con mắt của các kinh tế gia, đây cũng là một nguyên nhân cho cuộc di tản các công ty lớn ra khỏi China, vì không ai khờ lại mang tiền vào làm ăn trong một khu vực sắp có chiến tranh, một mưu kế tựu kế từ chính quyền Joe Biden và các đồng minh?

Và đối với những nhà đầu tư đại tư bản, họ cần một thị trường lao động trẻ, có trình độ học vấn đủ để huấn luyện nghề nghiệp và một chế độ chính trị vững chắc và nhất là thị trường nhân công rẻ, Việt Nam , Ấn Độ, Malaysia, Thailand và Bangladesh hội đủ những yếu tố như trên, tất cả 5 quốc gia này vẫn còn đồng lương bằng phân nửa 530$US/ tháng bên China.

Sau Covid và trước cuộc di tản của những đại công ty Tây phương ra khỏi China và trước sự đổ bộ vào Việt Nam cũng lôi cuốn theo các nhà tài phiệt tư bản đỏ của Trung Quốc trong đó Luxshare Precision chuyên về các linh kiện li ti và máy in cũng đã có mặt tại khu kỹ nghệ Deep “C” tại miền Bắc Việt Nam, công ty Growatt chuyên môn về dự trữ điện năng cũng đã có mặt tại hai miền Nam Bắc, trên 50 công ty Trung Quốc đã nộp đơn xin đầu tư và 45 dự án đã đệ trình.

Nhìn lại, một cuộc chiến âm thầm về Địa Chính Trị (Geopolitical war) đã bắt đầu tuy nó không ồn ào nhưng chắc chắn cái nhản hiệu “Made in China” sẽ từ từ nhỏ dần trước khi sẽ biến mất, vì trong lúc này , chúng ta đã thấy những stickers “Designed in The USA”, package in ROC (Republic of China) hay Assemble For Walmart những dấu hiệu sẽ giúp người mua hàng từ từ quên đi hàng chữ Made in China.

Năm 2025, năm của exodus ra khỏi nhà máy chế biến lớn nhất của thế giới và giấc mơ của Tập Cận Bình sẽ không bao giờ thành sự thật.

Câu nói Man Proposes, God Disposes hay Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên trong trường hợp này nên được sửa lại thành Mưu Sự Tại Họ Tập thành sự do Đại Tư Bản.

Và thế nào một Việt Nam?

Chắc chắn một điều là chế độ Cộng sản chuyên chế vẫn phải tồn tại lâu dài, tư bản đỏ VN sẽ càng ngày càng giàu và càng nhiều, tuy đời sống người Việt Nam có nhiều triển vọng khá hơn nhiều nhưng nên nhớ đồng lương căn bản chỉ khá hơn theo kiểu nhỏ giọt, Việt Nam sẽ là một thị trường tiêu thụ với gần 100 triệu người, và Việt Nam là điểm đến chắc chắn bởi các hiệp ước free trade với thế giới nhất là với Âu Châu đã bắt đầu có hiệu lực.. nhưng đừng nghĩ rằng Việt Nam sẽ hóa rồng ngoại trừ Việt Nam biết đầu tư trở ngược vào khối óc thông minh của người Việt bằng cách, nới lỏng sự tự do về tư duy, cởi mở về quan điểm chính trị, đón nhận sự tham gia của người dân hai miền như những bước đầu tập tễnh cho một thế chế dân chủ như Nam Hàn hay Nhật Bản.

Điều quan trọng và chắc chắn sẽ xảy ra đó là sự bắt đầu của một chấm dứt, cái nhản hiệu Made in China.

ST. ( Edited by LK)