Kế hoạch ma quỷ cho nhiệm kỳ 2 của Trump đang hình thành?

0
2446

Có rất nhiều lý do để người Mỹ nên hình dung đến một viễn cảnh mà theo tôi, không người Mỹ nào muốn nghĩ đến và nhất là không bao giờ muốn nó trở thành sự thật về một chính quyền Trump sẽ trở lại trên đất nước này sẽ như thế nào.

Theo một số bình luận trên các tờ báo lớn như New York Times, The Atlantic, Vanity Fair, The Nation đã có những nhận định và lưu ý khá giống nhau, họ cho rằng đã có một nỗ lực phối hợp ở hậu trường trong thế giới MAGA để bảo đảm rằng Trump sẽ gặp ít rào cản hơn trong việc ban hành chương trình nghị sự của mình vào năm 2025 so với năm 2017 nếu họ có sẵn một kế hoạch thâm hiểm để rút ruột bộ máy hành chính liên bang và thay thế hàng ngàn quan chức phi đảng phái, có nghĩa là sẽ chẳng còn những nhân viên liên bang nào dính dáng đến các đảng chính trị, nếu có chăng thì chỉ có rất ít người có dính líu đến đảng Cộng hòa theo kiểu ơn đền oán trả mà thôi, phần đa số còn lại các nhân viên chính phủ sẽ được những người từ bên ngoài, từ mọi thành phần đảm trách, chỉ với một điều kiện tiên quyết, đó là những người ủng hộ trung thành với MAGA, ủng hộ Trump vô điều kiện.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Những đề xuất này đã được ấp ủ trong hơn hai năm trong một mạng lưới các nhóm bên ngoài được tài trợ tốt và có quan hệ với Trump.

Vào năm 2016, Trump hoàn toàn không nỗ lực chuẩn bị cho khả năng ông ta có thể thực sự cầm quyền sau cuộc bầu cử. Kết quả là Trump nhậm chức với một đội ngũ nhân viên chủ yếu xuất thân từ hàng ngũ của đảng Cộng hòa, một số người trong số họ đã làm việc để kiềm chế những cơn bốc đồng gây rối nhất của ông ta.

Rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ tệ hại của Trump, những tên cố vấn với mưu ma chước quỷ đã bàn tính đến chuyện gỡ rối cho Trump một khi có lại được quyền lực, sẽ không còn bị cản trở bởi những thứ luật lệ, hiến pháp, Tu chính án rườm rà mà chỉ tập trung quyền lực vào một mối nhưng một thể chế quân chủ, một ông Vua, lệnh Vua ban ra là ai ai cũng phải thi hành, ai cãi lại thì vô tù, khỏi lôi thôi.

Hơn nữa, qua kinh nghiệm 4 năm với các chính trị gia trong cùng đảng và những trận chiến với đảng đối lập khiến Trump khó có thể hành động tùy ý, bị kiểm soát từng lời ăn tiếng nói và bất cứ sơ sót gì đều có thể bị chỉ trích, lên án, luận tội nên đám tay chân của Trump giờ đây đang có một kế hoạch thật khủng khiếp, đó là gỡ bỏ mọi rào cản phiền toái của một vị Tổng tư lệnh, tập trung vào việc dỡ bỏ các ràng buộc đối với quyền lực của Trump và phá hoại sự công bằng của hệ thống chính trị.

Và qua màn trình diễn tệ hại tại Hội trường CNN là một hồi chuông cảnh tỉnh các giới chức lập pháp và hành pháp, đó là: Nếu Trump thắng trong năm 2024, ông ta sẽ trở nên nguy hiểm hơn lần trước gấp nhiều lần.

Tại Hội trường CNN vào thứ Tư, Donald Trump đã đưa ra một loạt các quan điểm chính sách rất cực đoan mà ngay cả những thành phần Cộng hòa bảo thủ trung hòa cũng khó có thể chấp nhận, nhưng có lẽ đối với những thành phần Cộng hòa bảo thủ cực đoan thì lại rất hạp ý với họ.

Nếu quý vị xem lại video của buổi phỏng vấn tệ hại giữa Kaitlan Collins và Donald Trump hay tìm đọc những bài báo viết về buổi phỏng vấn nguy hiểm nhất trong lịch sử hoạt động của CNN thì sẽ hiểu. Chỉ trong vòng chưa đầy một giờ, Donald Trump đã đề nghị Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử nên để cho vỡ nợ, gây nghi ngờ về cam kết của đất nước trong việc bảo vệ Ukraine khỏi cuộc xâm lược của Nga, ân xá cho hầu hết những kẻ bạo loạn ở Điện Capitol bị kết tội và từ chối nói rằng ông ta sẽ tuân theo kết quả của cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.

Tôi chỉ đề cập đến những điểm chính này là những quan điểm rất cực đoan dù chưa xảy ra mà chỉ là những dự định, quan điểm có xu hướng độc tài của một người đang trên đường tìm lấy chiếc vé ứng viên Tổng thống của một đảng chính trị lớn của đất nước.

Còn nếu nói đến những chuyện đã xảy ra, thì tôi chỉ nhắc lại một vài chuyện mà người Mỹ đã nghe nhàm lỗ tai nhưng tác hại của nó nằm ở chỗ phần ứng xử của người dẫn chương trình, sự phản kháng yếu ớt và sự thật bị chà đạp khi Collins nói chính quyền Trump chỉ xây được 52 dặm bức tường thì Trump phản pháo ngay, nói một hơi rằng: “Tôi đã xây hàng trăm dặm bức tường và tôi đã hoàn thành nó.” Với câu trả lời sai này, Collins đã bị cứng họng không đưa ra được lời xác thực về 52 dặm mà cô ta nói khi đặt câu hỏi cũng như không lật tẩy được lời nói của trump là đã hoàn thành việc xây bức tường, chỉ với một chi tiết này xảy ra như vậy thì theo quý vị đây có phải là một cuộc đấu trí tay đôi xứng tầm hay ngang tầm hay không?

Tôi thì không. Nhưng tác hại bởi lời nói dối này lan tỏa đến hàng triệu cái đầu đang lững lơ hoài trên cao không chịu đáp xuống, và khiến những người Mỹ thiếu thông tin trở nên hoài nghi bởi không biết thông tin nào là thật và giả, khi một đài truyền hình uy tín bao lâu nay và câu trả lời xác quyết không gặp phải sự phản kháng hay bị lật tẩy thỉ chúng ta cũng nhìn ra ảnh hưởng tai hại của buổi phỏng vấn này là rất lớn.

Ngay sau cuộc phỏng vấn thì chiến dịch tranh cử của Trump đã đưa ra ngay một tuyên bố rằng cựu tổng thống đã vạch ra thành công tầm nhìn của mình cho năm 2024 nhờ vào kết quả tốt đẹp sau buổi phỏng vấn tại Hội trường CNN và nói rằng (tôi dịch lại nguyên văn cách dùng từ xưng hô của họ): “Tổng thống Trump sẽ cứu nền kinh tế, giảm lạm phát, bảo vệ biên giới, đè bẹp Deep State và ngăn chặn Thế chiến 3“.

Những điều nằm trong tuyên bố này của ban tranh cử của Trump là những điều Trump đã tuyên bố công khai trước người dân Mỹ cả nước và thế giới nhờ vào buổi phỏng vấn đáng xấu hổ của CNN, quý vị thử nghĩ đến sự tác hại của những lời nói này là vô cùng lớn.

Tại Hungary và Israel, thất bại trong cuộc bầu cử đã khiến các thủ tướng đương nhiệm Viktor Orbán và Benjamin Netanyahu trở nên cực đoan hơn. Khi họ thành công trong việc trở lại nắm quyền trong các cuộc bầu cử tiếp theo, họ đã lập quyết tâm theo đuổi các chính sách gây nguy hiểm cho nền dân chủ của đất nước họ — và, riêng trong trường hợp của Viktor Orbán, ông ta đã thành công trong việc phá hủy nó, còn Netanyahu thì vẫn chưa, ông ta đã tạm thời ngừng thúc đẩy cải cách Tư pháp vì bị người dân biểu tình, đình công quá lớn, nhưng ông ta chưa hoàn toàn hủy bỏ tham vọng đó, chỉ là tạm ngưng, và ông ta sẽ thực hiện nó khi thời cơ đến.

Dựa trên những gì chúng ta biết về chính trị cực đoan toàn cầu với những nhà độc tài và những chế độ phi dân chủ và so sánh với màn trình diễn của Donald Trump tại Hội trường CNN ở Hoa Kỳ, chúng ta sẽ không thấy khác mấy, chỉ khác một điểm duy nhất dễ nhận ra là đối với Viktor Orbán và Benjamin Netanyahu, họ không nói nhiều mà họ làm kín đáo, thâm trầm, còn Trump, ông ta không sợ gì cả, công khai và nói thẳng ra hết những dự định, toan tính mà ông ta sẽ thực hiện một khi có lại được quyền lực. Vâng, đúng như vậy, không ta không nói đùa đâu, mà chúng ta đều thấy là ông ta nói rất nghiêm túc, rằng ông ta sẽ làm những gì khi có lại được quyền lực, không úp mở gì cả. Đó là chính xác về nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ như thế nào nếu người Mỹ phạm phải sai lầm một lần nữa, bỏ phiếu cho một kẻ bất xứng để phá hủy nền dân chủ nước nhà.

Trump nhiệm kỳ 1 đã không được chuẩn bị chu đáo. Nhưng chắc chắn, Trump nhiệm kỳ 2 nếu thành công sẽ chu đáo hơn, có kế hoạch rõ ràng hơn. Ban tranh cử và những tên quân sư nham hiểm của Trump đã hoạch định những kế hoạch thật khủng khiếp để phá nát hệ thống Hiến pháp lâu đời hàng trăm năm của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và sớm thành lập một thể chế độc tài, là giấc mơ mà Trump luôn ấp ủ.

Chắc quý vị thính giả vẫn còn nhớ, chỉ vài ngày sau khi nhậm chức vào năm 2017, Donald Trump đã thực hiện ngay lập tức lời hứa khi tranh cử, đó là: “Cấm người Hồi giáo”. Ông ta đã ban hành một sắc lệnh hành pháp, chủ yếu do các phụ tá da trắng cực đoan Stephen Miller và Steve Bannon soạn thảo, cấm cư dân của bảy quốc gia có đa số người Hồi giáo đến Hoa Kỳ.

Nói chung, những tên quân sư rất cực đoan như Steve Bannon và Stephen Miller – những người theo chủ nghĩa Trump luôn cố gắng để vượt qua giới hạn về chuyên môn và kinh nghiệm của chính họ khi cố gắng thực hiện chương trình nghị sự MAGA, đơn giản, nhanh lẹ, tàn nhẫn và dứt khoát và không hề nghĩ đến hậu quả bởi những dự luật cực đoan, khắt khe đó.

Trong lĩnh vực đối ngoại, khi thực hiện chính sách với Nga và Bắc Triều tiên, Trump tỏ ra thân thiện với Vladimir Putin, Kim Jong Un.

Trong lĩnh vực đối nội và cài đặt tay chân, Trump đã giao nhiệm vụ này cho John McEntee nắm chức Giám đốc Văn phòng Nhân sự của Tòa Bạch Ốc, với nhiệm vụ xác định những người ủng hộ và trung thành với Trump và đưa họ vào những vị trí có ảnh hưởng đến chính sách, có thời hạn dài và khó bị thay đổi kể cả khi Trump mãn nhiệm.

John McEntee và những người được cài đặt lại đã biến những tuần thảm khốc cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống Trump thành những hậu hoạn về lâu dài nhằm ngáng đường, cản trở các chính sách của chính quyền kế nhiệm. Nhờ có họ, những người có thể sẵn sàng thay mặt Trump để đối đầu với tổng thống Biden hoặc cố gắng thúc đẩy những khuynh hướng phá hoại chính phủ trong ngấm ngầm và hợp pháp nhất có thể.

Từ chiến lược cài cắm này mà những tên quân sư của Trump đã nhìn ra việc sử dụng người là rất quan trọng. Nhân sự là chính sách và họ cần người của mình ở đúng nơi cần đến.

Và trong thời gian mất quyền lực, họ đã có thời gian để chuẩn bị chu đáo cho chính sách nhân sự của một nhiệm kỳ kế tiếp sẽ sẵn sàng nếu Trump thành công. Các thành phần đảng viên Cộng hòa bảo thủ nhưng không cực đoan, không ủng hộ MAGA đều nhìn ra cách sử dụng người trong chính sách nhân sự kế tiếp, họ biết trước họ sẽ là những người bị đào thải hay sẽ không được trọng dụng ngay cả khi họ không chống Trump.

Quỹ Di sản có lẽ là tổ chức tư vấn bảo thủ có ảnh hưởng nhất ở Washington, và cũng là tổ chức thực hiện đường lối chính sách ngày càng Trumpy dưới thời chủ tịch mới Kevin Roberts . Hiện tại, Heritage đang vận hành một sáng kiến ​​trị giá 22 triệu đô la có tên là Dự án 2025 — một nỗ lực đầy tham vọng nhằm biên soạn cơ sở dữ liệu nhân sự mà từ đó tổng thống tiếp theo của Đảng Cộng hòa có thể lựa chọn nhân viên một cách nhanh chóng và hiệu quả cho chính quyền của họ.

Vào đầu tháng 5, Heritage đã thuê lại John McEntee, cựu Giám đốc Văn phòng Nhân sự của Tòa Bạch Ốc làm cố vấn cấp cao cho Dự án 2025. Việc tuyển dụng McEntee cho thấy rằng dự án được thiết kế để cho phép Trump, nếu ông ta giành được chiến thắng, có thể tìm được những nhân viên sẵn sàng tuân theo các mệnh lệnh được đưa ra một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Một câu hỏi là những người đang thực hiện kế hoạch nhân sự này có công khai hay giấu diếm mục đích công việc của họ, xin trả lời, vân, họ đang công khai, thẳng thắn. John McEntee đã xác nhận tất cả điều đó trong một cuộc phỏng vấn với RealClearPolitics, nói rằng vai trò của ông ta tại Quỹ Di sản sẽ là “đưa những người có đường lối cứng rắn dứt khoát và thực sự trung thành với Trump, họ sẽ thực hành lệnh được đưa ra mà không bị bất cứ gì ràng buộc”.

Nỗ lực tìm cho Trump một đội ngũ nhân viên trung thành không chỉ bao gồm những người được bổ nhiệm trong hệ thống chính quyền liên bang. Vào năm 2020, Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp có tên là Lịch trình F – trên thực tế, điều này sẽ cho phép ông ta chuyển đổi hàng ngàn công việc dân sự thành những người được bổ nhiệm chính trị. Mặc dù Lịch trình F không được thực hiện thành công – Tổng thống Biden đã hủy bỏ nó khi ông nhậm chức – nhưng giờ đây ban tranh cử của Trump đã công khai cho biết họ có kế hoạch khôi phục nó ngay khi Trump trở lại Tòa Bạch Ốc thành công.

Nói tóm lại, Trump sẽ có vị trí tốt hơn nhiều để đưa những người trung thành với MAGA lên nắm quyền và uốn nắn toàn bộ chính phủ theo ý muốn của ông ta.

Lịch sử gần đây cho thấy việc phá hủy nền dân chủ sẽ là mục tiêu đầu tiên của ông ta.

Trump đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ Viktor Orbán của hungary và Benjamin Netanyahu của Israel, cà hai quốc gia này đều là những nền dân chủ tương đối giàu có với các nhà lãnh đạo cánh hữu thân thiện với Trump và được cánh hữu Mỹ ưa chuộng. Hơn nữa, cả Orbán và Netanyahu đều mất quyền lực một thời gian sau chiến thắng bầu cử đầu tiên của họ, nghĩa là họ có thể cung cấp cho chúng ta một số tầm nhìn về những kế hoạch lâu dài được chuẩn bị chu đáo trong thời gian tạm mất mất quyền lực khi họ bị đánh bại và sau đó trở lại nhiệm sở với những kế hoạch chu đáo, tổ chức nhân sự sẵn sàng.

Một điểm mà chúng ta cần để ý, rằng trong cả hai trường hợp của Viktor Orbán và Benjamin Netanyahu, họ theo đuổi chủ nghĩa cực đoan, đúng như vậy. Nhưng trong nhiệm kỳ đầu tiên của họ, cả Netanyahu và Orbán đều không đe dọa nghiêm trọng đến nền tảng của các hệ thống dân chủ của đất nước họ. Họ chỉ tìm lấy quyền lực trong nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng quyền lực sẽ không thể nắm giữ lâu dài bởi sự ràng buộc của Hiến pháp, nên muốn vượt qua cửa ải này, họ cần phải phá hủy nền dân chủ để tiến đến thể chế độc tài, chỉ có như vậy mới có thể nắm quyền được đủ lâu như họ mong muốn và tránh được những tai ương pháp lý.

Khi Viktor Orbán bị đánh bại sau nhiệm kỳ đầu tiên, từ 1998 đến 2002, ông ta chưa bao giờ thực sự chấp nhận thất bại. Ông ta đã cáo buộc đối thủ của ông ta gian lận. Viktor Orbán đổ lỗi cho thất bại là do thiếu các cơ quan truyền thông thân thiện với đảng bảo thủ Fidesz của ông ta.

Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2010, Viktor Orbán đã phát động một chiến dịch toàn diện nhằm thao túng hệ thống có lợi cho mình, đó là – viết lại hiến pháp Hungary và vận động cơ quan lập pháp của nước này bảo vệ sự thống trị lâu dài của đảng bảo thủ Fidesz. Kể từ đó, ông ta đã xiết chặt hệ thống của mình, giành quyền kiểm soát 90% phương tiện truyền thông và nhờ vậy, ông ta đã giành được chiến thắng trong ba cuộc bầu cử liên tiếp trong những điều kiện ngày càng bất công.

Netanyahu đã có một sự chuyển đổi độc đoán tương tự sau khi nhiệm kỳ 1996-1999 của ông ta kết thúc trong thất bại trong cuộc bầu cử. Netanyahu đã nói rằng: “Tôi cần phương tiện truyền thông của riêng mình để giành lại và nắm giữ quyền lực trong tương lai.”

Khi trở lại văn phòng vào năm 2009, Netanyahu đã bắt đầu cố gắng làm điều đó – ông ta đã cố gắng đánh đổi các ưu đãi chính trị để được đưa tin thuận lợi trên hai tờ báo hàng đầu Yedioth Ahronoth (“Tin tức mới nhất”) và tờ báo tin tức nổi tiếng, trang Walla. Khi các công tố viên Israel phát hiện ra bằng chứng về những âm mưu này nhằm lật đổ tự do báo chí và bắt đầu truy tố ông ta, Netanyahu đã gọi toàn bộ sự việc là một “cuộc săn phù thủy” của những kẻ thù chính trị của ông ta.

Khi Netanyahu mất quyền lực một lần nữa vào năm 2021, ông ta đã liên minh với các đảng cực hữu để giành lại quyền lực vào năm 2022 — và nhanh chóng bắt tay vào làm việc với họ để ban hành luật cải tổ nhằm làm suy yếu tính độc lập của hệ thống tư pháp. Kế hoạch của netanyahu đã đe dọa nền dân chủ Israel lớn đến mức nó đã gây ra các cuộc biểu tình đường phố lớn nhất trong lịch sử Israel.

Khi tôi kể về hai trường hợp của Viktor Orbán và Benjamin Netanyahu, thì quý vị thính giả cũng nhìn ra đâu đó những nét quen quen đã xảy ra tại Hoa Kỳ với một Donald Trump và những thủ thuật tương tự như không thừa nhận thất bại, kêu gào bị đảng đối lập tấn công và tố cáo các cuộc truy tố là săn lùng phù thủy, cũng như việc lên kế hoạch nhân sự cho ngày trở lại để phá hủy Hiến pháp và nền dân chủ đều là những kế hoạch mà hai nhà độc tài đương nhiệm Viktor Orbán và Benjamin Netanyahu đã và đang làm thành công, Trump giờ đây chỉ làm rập khuôn theo những kẻ đi trước.

Lời kết:

Tóm lại, trong cả ba trường hợp, với những nhà lãnh đạo chưa bao giờ thực sự chấp nhận tính hợp pháp của những thất bại của họ – tự coi mình là những nhà lãnh đạo hợp pháp của quốc gia không bị ràng buộc bởi sự kết hợp nào đó giữa một cơ sở thù địch và một phương tiện truyền thông tự do thiên vị.

Như vậy, một khi có lại được quyền lực, tại sao một nhà lãnh đạo không thực hiện các bước để bảo đảm rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa đối với họ?

Tất nhiên, cũng có nhiều sự khác biệt với tính chất quốc gia Hoa Kỳ và các quốc gia Hungary và Israel, nhưng về mặt con người thì cả hai Viktor Orbán và Benjamin Netanyahu là những người có đầu óc chính sách khôn ngoan hơn Trump rất nhiều, có khả năng xác định các lỗ hổng trong nền dân chủ của họ tốt hơn và khai thác chúng một cách hiệu quả hơn.

Tại Hoa Kỳ, đội ngũ nhân sự mạnh hơn nhiều của Trump có thể sẽ tạo ra sự khác biệt và bù đắp cho Trump vì thiếu tố chất thông minh như hai nhân vật kia. Nhưng dù sao, thứ quyền lực nguy hiểm kia nếu lọt vào tay những kẻ thừa ngu thiếu khôn sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn gấp ngàn lần, vì lúc đó, kẻ nắm giữ không còn là con người mà chính là kẻ hủy diệt.

Việt Linh 15.05.2023