Israel tặng Hoa Kỳ món quà vô giá và miễn phí!

0
2459

Trong một cuộc trò chuyện gần đây, cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak lưu ý rằng hành vi của chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc khủng hoảng hiện nay đã gợi lên trong ông những suy nghĩ về cuộc nổi dậy của Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Trong bốn tháng qua, để thể hiện quyết tâm và sự kháng cự phi thường của quốc gia, hàng triệu người Israel, tôi xin nhấn mạnh, hàng triệu người chứ không phải con số hàng trăm ngàn người, họ đã tập hợp trên đường phố để phản đối những nỗ lực của chính phủ nhằm cải cách cực đoan ngành tư pháp. Bởi vì Israel không có hiến pháp thành văn hoặc nghị viện lưỡng viện, những điều được gọi là cải cách này, nếu được ban hành, sẽ loại bỏ một bộ máy tư pháp độc lập, loại bỏ cơ chế kiểm tra và cân bằng là những thứ sẽ cản trở quyền lực tự do của chính phủ, và về cơ bản làm suy yếu hệ thống dân chủ của Israel.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Liệu Hoa Kỳ có thể học được bất cứ điều gì từ Israel trong nỗ lực của riêng mình để ngăn chặn sự thụt lùi của nền dân chủ Hoa Kỳ và chống lại một cuộc khủng hoảng hiến pháp trong tương lai hay không?

Ví dụ, một tổng thống tìm cách nắm giữ quyền lực, lật ngược kết quả của một cuộc bầu cử tự do và công bằng, và đe dọa bản chất của chính phủ hợp hiến?

Nếu chỉ nhìn vào chính trường Hoa Kỳ, thì những khác biệt cơ bản giữa văn hóa chính trị và hệ thống quản lý của hai quốc gia có vẻ như khiến cho việc so sánh trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không liên quan. Nhưng xem xét kỹ hơn sẽ thấy những điểm rút ra quan trọng từ tình hình của Israel đáng được những người Mỹ muốn giữ gìn nền dân chủ Mỹ để ý và học lấy kinh nghiệm. Người Israel đã thành công trong việc giữ vững hệ thống tư pháp của đất nước, không cho một tên lạm quyền như Benjamin Netanyahu lạm dụng quyền lực của một Thủ tướng để cải cách theo hướng có lợi cho bản thân ông ta và đảng chính trị đồng thời qua đó, có thể chạy thoát khỏi mọi cáo buộc từ các cuộc điều tra tham nhũng của các công tố viên. Đây chính là bài học đắt giá nhất dành cho người Mỹ mà không phải tốn tiền để mua lấy khi nền dân chủ tự do của Hoa Kỳ đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Điểm rút ra lớn nhất từ ​​những gì đang xảy ra ở Israel liên quan đến quy mô, chiến thuật và sức chịu đựng của chính các cuộc biểu tình. Trong nhiều tháng, thế giới đã chứng kiến ​​người dân Israel tham gia vào các cuộc biểu tình kéo dài, quy mô lớn, bất bạo động và bất tuân dân sự ở các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước, thu hút những người tham gia từ hầu hết các thành phần xã hội.

Quy mô, phạm vi và thành phần của các cuộc biểu tình này là chưa từng có trong lịch sử đất nước Israel. Hàng trăm ngàn người thường xuyên tham dự các cuộc biểu tình, phần lớn là các cuộc biểu tình ở cơ sở, được tổ chức tại địa phương với các cựu quan chức và trí thức được tuyển dụng để phát biểu. Vào ngày 1 tháng 4, gần 450.000 người Israel đã xuống đường. Đó là gần 5 phần trăm dân số, tương đương với con số 17 triệu người Mỹ. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 20% người Israel phản đối và chống lại cuộc cải cách tư pháp của chính quyền Netanyahu.

Với sự chênh lệch lớn về quy mô và số lượng người tham gia, việc nhân rộng loại phong trào phản đối này không phải là vấn đề dễ dàng. Để so sánh, cuộc tuần hành của Phụ nữ ở Washington vào ngày 21 tháng 1 năm 2017 là tương đối lớn đã thu hút khoảng 1,6% dân số Hoa Kỳ. Nhưng vẫn chưa lớn bằng các cuộc biểu tình Black Lives Matter diễn ra ở Hoa Kỳ vào mùa hè năm 2020 phần lớn là tự phát với con số tổng cộng khoảng 26 triệu hoặc nhiều hơn thế.

Số lượng người là rất quan trọng, nhưng tính chất của các cuộc biểu tình cũng vậy. Yếu tố then chốt là phải bất bạo động. Khi nói về các phong trào phản kháng dân sự diễn ra từ năm 1900-2006, việc sử dụng các chiến thuật bất bạo động—có thể bao gồm biểu tình, dình công, tẩy chay và bất tuân dân sự sẽ tăng cường tính hợp pháp trong nước và quốc tế của phong trào, tăng khả năng thương lượng của phong trào, và làm giảm bớt những nỗ lực đàn áp của chính quyền. Mặc dù  phần lớn  các cuộc biểu tình Black Lives Matter diễn ra trong hòa bình nhưng vẫn có các hành vi bạo lực, cướp bóc và bạo loạn. Nên rút kinh nghiệm, bất kỳ phong trào phản kháng nào trong tương lai ở Hoa Kỳ phải tránh xa loại hành vi phá hoại này. Hãy nhìn sang quốc gia Đồng minh Israel của Hoa Kỳ, họ cũng biểu tình tổng cộng hàng triệu con người nhưng không hề có hôi của, gây bạo loạn hay cướp của. Đây chính là điểm khác biệt với người Mỹ.

Sức chịu đựng và sự bền bỉ của phong trào người dân đồng lòng phản kháng ở Israel cũng là một bài học nữa cho người Mỹ. Cuộc đấu tranh cho dân chủ không phải là một cuộc chạy marathon 100m hay 400m, mà là một cuộc chạy đua tiếp sức nhiều km.

Trong trường hợp của Israel, đa số người dân Israel nhận thức rằng cái gọi là cải cách tư pháp không chỉ là một số điều chỉnh kỹ thuật đối với hệ thống chính trị theo hướng cực đoan, mà còn là một mối đe dọa cơ bản đối với lối sống của người Israel, đã khiến các cuộc biểu tình kéo dài. Sự tức giận và ngờ vực sâu sắc đối với chính phủ Netanyahu càng thúc đẩy người Israel từ hầu hết các thành phần xã hội đổ ra đường phố và kéo dài liên tục gần 4 tháng, cho đến lúc chính phủ phải đầu hàng.

Phần thiết yếu thứ hai của phản ứng đối với luật tư pháp ở Israel là sự tham gia tích cực của quân nhân dự bị, những người đã ký đơn thỉnh nguyện, tham gia biểu tình và tẩy chay nghĩa vụ dự bị chính thức và tình nguyện của họ. Những người dự bị này đóng một vai trò quan trọng trong cả hoạt động tình báo và không quân, là chìa khóa cho những thách thức an ninh hiện tại mà Israel phải đối mặt.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) là tổ chức được kính trọng nhất trong nước. Trên thực tế, điều khiến Netanyahu phải tạm dừng tham vọng cải cách tư pháp là làn sóng phản đối gia tăng sau quyết định của ông sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant. Vì ông Gallant đã công khai kêu gọi tạm dừng cuộc đại tu tư pháp, cho rằng nó đang gây nguy hiểm cho an ninh của Israel. Thêm áp lực, một loạt cựu tham mưu trưởng IDF, chỉ huy và cựu giám đốc của cơ quan tình báo Mossad đã công khai phản đối luật cải cách tư pháp. Và ngay cả những nhân viên tích cực, cấp thấp hơn của Mossad cũng được phép tham gia vào các cuộc biểu tình.

Những hành động như vậy của các quan chức chính phủ trước đây và hiện tại chính xác là những gì cần thiết để tăng thêm tính hợp pháp cho các cuộc biểu tình và khuếch đại mức độ nghiêm trọng của thời điểm này.

Đối với Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ khác với Israel, đó là quân đội chắc chắn sẽ không tham gia các cuộc biểu tình với người dân bình thường vì với truyền thống của Hoa Kỳ, quân đội thề phục tùng chính quyền dân sự, quân đội mặc đồng phục sẽ khó can thiệp vào một cuộc khủng hoảng chính trị tại Hoa Kỳ.

Lời kết:

Hôm nay tôi kể hầu chuyện quý vị thính giả về những cuộc biểu tình kéo dài trong thời gian gần 4 tháng của nhiều người dân Israel chỉ đưa ra một cái nhìn và suy nghĩ về những điều giống nhau và khác nhau giữa hai quốc gia tự do dân chủ, hai hệ thống chính quyền, hai nhóm dân số và sự quyết tâm và nhận thức tham gia phản kháng để gìn giữ nền dân chủ của đất nước.

Và nếu nhìn về nước Mỹ từ bên ngoài, tôi sẽ không ngại đưa ra một nhận định thẳng thắn, rằng người Mỹ dường như không có được sự bền bỉ, dẻo dai như người Israel để có thể hợp lực kéo dài sự phản kháng trong vài tháng, đơn cử với một vài ví dụ với các vụ xả súng đẫm máu tại Hoa Kỳ, cũng có hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình được vài hôm, xong thì lắng xuống, ai về nhà nấy, lại lo chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện mưu sinh kiếm ăn, tiếp tục đi du lịch đây đó, và rồi những vụ xả súng khác lại tiếp tục xảy ra, người Mỹ lại diễn những tuồng cũ, cũng phản đối trên báo chí, mạng xã hội, xuống đường đó đây vài bữa, đến tặng hoa chia buồn ở nơi xả súng, những tên dân biểu, nghị sĩ Cộng hòa lại đưa ra những bộ mặt buồn hơn cha chết mẹ chết để chia buồn với gia đình các nạn nhân, nói vài lời lấy lệ, qua vài ngày rồi thôi, mọi sinh hoạt sẽ trở lại bình thường, cứ thế xoay vòng mãi.

Nếu người Mỹ đồng lòng biểu tình kéo dài mấy tháng như ở Israel, đình công xe lửa, bưu điện, máy bay, xe chuyên chở thực phẩm, xăng dầu, thầy cô giáo không đến trường, biểu tình chung quanh Quốc hội trong hòa bình, tôn trọng luật pháp và bất tuân dân sự để đòi hỏi phải kiểm soát súng, thay đổi Tu chính án thứ hai, cấm bán súng trường tấn công, chỉ dành cho quân đội xử dụng, người Mỹ làm được không? Tôi chắc chắn là người Mỹ sẽ làm được, sẽ thay đổi được những thứ Tu chính án lâu đời, bất cập của Hoa Kỳ, Quốc hội sẽ phải chịu thua và phải thay đổi theo ý dân, chắc chắn như vậy. Chỉ sợ người Mỹ không có đủ quyết tâm để làm.

Để có được an toàn cho cuộc sống của người Mỹ, để giữ được nền dân chủ của đất nước. Thì việc bỏ phiếu bằng tay là không đủ mà người Mỹ cũng cần bỏ phiếu bằng đôi chân của mình.

Việt Linh 22.05.2023