Donald Trump, hiện thân của Willy Loman trong “Death of A Salesman”

0
1904

Cả mấy năm nay, ngày nào chúng ta cũng nghe đến tên Donald Trump.

Trump đang đi khắp nơi rao bán những ý tưởng: “Tôi, Donald Trump chính là người sẽ cứu nước Mỹ ra khỏi cơn đại hồng thủy gây ra bởi đám dân chủ.”

Mỗi ngày, Trump đi rao vặt những món hàng mà trên thế giới này chưa từng có ai bán, bất cứ mọi biến chuyển xảy ra từ trong nước ra đến thế giới, những biến cố từ thiên tai, lũ lụt cháy rừng cho đến chiến tranh đối với Trump đều là master, Trump sẽ là người giải quyết một cách êm đẹp, Trump là sư tổ của tất cả, sư tổ của cả vũ trụ này.

Câu chuyện Donald Trump đi lòng vòng khắp nước Mỹ bán những lotions, những chất độc của nghề bán dầu rắn chỉ nhằm một mục đích… níu kéo cái ghế tổng thống mà hắn ta đã để vuột ra khỏi tầm tay, cái ghế tổng thống vì chó ngáp phải ruồi bất ngờ ôm được 4 năm.

Trong bối cảnh Trump đi ngao du khắp nước để chào hàng khiến chúng ta chợt nghĩ đến một nhân vật trong vở bi hài kịch “Death of a Salesman”.

Death of a Salesman” là một vở kịch của thế kỷ, được ra mắt trên sân khấu Broadway, New York năm 1949, nó được đón nhận nhiệt tình và đã đoạt được nhiều giải thưởng nổi tiếng như Pulitzer và Tony Award và nhiều loại bằng khen khác.

Vở kịch “Death of a Salesman” hay đến nỗi nó đã được diễn đi diễn lại tới 741 lần.

Willy Loman là một người bán dạo (traveling salesman) 63 tuổi ở Brooklyn, New York, người có sự nghiệp không có gì ngoạn mục và càng ngày càng đang đi xuống.

Willy đã mất đi sức sống trẻ trung trong quá khứ và tình bạn thân thiết chung quanh ông, những tình bạn đã phai nhạt theo thời gian.

Sự nhạy bén trong kinh doanh của ông tuy vẫn đang ở đỉnh cao, nhưng Willy không còn có thể tận dụng nó để vượt qua những trở ngại khi những yếu tố khác của xã hội đang thay đổi dần.

Trong suốt thời gian rày đây mai đó, Willy cũng đã liên lụy đến chuyện tình cảm ngoài hôn nhân và một lần bị cậu con trai Biff Loman bắt gặp tại trận trong phòng ngủ.

Trong câu chuyện, tác giả không cho biết liệu Linda (vợ của ông) có biết hay không nhưng sự xuất hiện ngắn ngủi của người đàn bà này cũng đủ để miêu tả Willy cũng chỉ là một người đàn ông bình thường, tuy nhiên trong vở kịch, Arthur Miller có ý định mượn nhân vật chính để đưa ra những thông điệp triết lý về con người và một xã hội đang biến đổi không ngừng và sẽ trở thành một thử thách lớn cho những ai muốn theo đuổi giấc mơ America.

Qua đó, Willy có những câu nói ẩn chứa những ý tưởng rất chân lý lúc bén nhạy lúc mệt mỏi và nó cũng là những suy nghĩ triết lý tác giả muốn chúng ta phải suy ngẫm.

Khi Willy trở thành một người bán hàng thất bại, nhưng Willy không muốn bỏ cuộc, đến nỗi lúc cuối đời, Willy tự tử chết cũng chỉ vì muốn làm được một chút gì gọi là thành công của giấc mơ American Dream, đó là tiền bảo hiểm sinh mạng để lại cho gia đình và dĩ nhiên khi các công ty bảo hiểm khám phá ra cái chết của Willy là một sự tự tử thì giấc mơ đó sẽ không bao giờ thực hiện được.

Trong chuyện, tác giả không nói Willy bán thứ gì, Arthur Miller để cho khán giả tự suy đoán nhưng theo Wade Bradford trong bài viết về literature, Wade Bradford, a master English Literature, là một chuyên gia giảng dạy về sân khấu kịch nghệ thuộc trường Đại học Bang California – Northridge Wade Bradford, cũng là một nhà viết kịch và đạo diễn sân khấu từng đoạt giải thưởng. Người đã viết và đạo diễn bảy tác phẩm cho nhà hát dành cho giới trẻ của Yorba Linda Civic Light Opera.

Wade Bradford viết rằng: Trong vở kịch “Death of a Salesman” (cái chết của một người bán hàng), Arthur Miller tránh đề cập đến những sản phẩm bán hàng của Willy Loman.  Khán giả không bao giờ biết người bán hàng tội nghiệp này bán thứ gì.  Tại sao?  Có lẽ Arthur Miller, muốn ám chỉ Willy Loman là một biểu tượng cho thành phần “Everyman” trong xã hội, bằng cách không chỉ định sản phẩm nào Willy rao bán. Cũng có thể, tác giả để cho khán giả thoải mái tự tưởng tượng Willy là người bán thiết bị ô tô, vật liệu xây dựng, sản phẩm giấy hoặc máy đánh trứng, v.v… hay ai đó có thể tưởng tượng ra một nghề đang gắn liền với sự nghiệp của chính Miller và từ đó đã thành công trong việc nối liền với người xem, nghề bán các dụng cụ câu cá hay liên quan đến ngư nghiệp vì Arthur Miller sống gần biển.

Việc Miller quyết định biến Willy Loman thành một công nhân với một giấc mơ bị phá vỡ bởi một ngành công nghiệp mơ hồ, vô cảm bắt nguồn từ khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của nhà viết kịch. 

Người ta thường nói rằng “Death of a Salesman” là lời chỉ trích gay gắt về cái gọi là American Dream.

Tuy nhiên, có thể Miller muốn chúng ta phải tự hỏi: Giấc mơ Mỹ là gì?  Câu trả lời phụ thuộc vào nhân vật bạn muốn hỏi. Và nhân tiện, “What’s American Dream?

Đó là sự cố gắng làm việc để có một tương lai, một sự nghiệp, vì nước Mỹ là một cơ hội, phải biết chụp lấy.

Giấc mơ Mỹ là một niềm tin rằng bất kỳ ai, bất kể họ sinh ra ở đâu hay thuộc tầng lớp nào, đều có thể đạt được thành công theo phiên bản của riêng mình trong một xã hội mà mọi người đều có thể thăng tiến.

Người ta tin rằng giấc mơ Mỹ có thể đạt được thông qua sự hy sinh, chấp nhận rủi ro và làm việc chăm chỉ, chứ không phải tình cờ.

James Truslow Adams đã mô tả nó là “giấc mơ về một vùng đất mà cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, phong phú hơn và đầy đủ hơn cho mọi người, với cơ hội cho mỗi người tùy theo khả năng hoặc thành tích.”

Nhưng tại sao lại là “American Dream”, tại sao không phải là “A Successful Dream”?

Đó là vì “Giấc mơ Mỹ” được hỗ trợ bởi một số yếu tố giúp Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, lợi thế của một cường quốc.

Quyền sở hữu nhà và tiến thân nhờ vào ngành giáo dục tốt thường được coi là con đường quan lộ để đạt được giấc mơ Mỹ.

Mặc dù định nghĩa về “Giấc mơ Mỹ” đã bị thay đổi theo tiến trình của kinh tế và của các thế hệ lớn lên sau này, nhưng chắc chắn “American Dreams”, vẫn còn tồn tại và vẫn là một cái đặc trưng của nước Mỹ và nó vẫn luôn như vậy.

Những ai đã thành công trong Giấc Mơ Mỹ?

Nhiều lắm nhưng đại khái những nhân vật mà cả thế giới đều biết đến chẳng hạn như: Rockefeller là một super star về kinh doanh đầu tiên của Mỹ, và việc ông thành công sau một thời thơ ấu nghèo khó đã khiến câu chuyện của ông trở nên huyền thoại hơn.

Andrew Carnegie, Người khổng lồ của thời đại công nghiệp đã kiếm được hàng tỷ đô la trong ngành đường sắt và thép, đồng thời giữ một vị trí trong lịch sử với tư cách là một trong những nhà từ thiện vĩ đại nhất của quốc gia (Carnegie Hall chỉ là một phần nhỏ trong di sản của ông) và là người giàu thứ hai mọi thời đại (sau John D. Rockefeller).

Oprah Winfrey, Nữ hoàng truyền hình ban ngày, người đã từ bỏ vai trò của mình trong năm nay để theo đuổi các cơ hội với mạng cáp riêng của mình, là con được sinh ra ngoài giá thú. Cha mẹ tuổi teen của bà ly thân sau khi bà chào đời, để lại Oprah cho bà ngoại nuôi nấng. Một thiếu nữ nổi loạn, có khuynh hướng chạy trốn và trộm cắp, sau này bà ấy đã dành thời gian cho cả cha và mẹ, đi lại giữa Wisconsin và Tennessee.

Ngoài nghèo đói, Winfrey còn phải đối mặt với những khó khăn khác. Bà cho biết mình đã bị các thành viên trong gia đình lạm dụng tình dục nhiều lần từ khi mới 9 tuổi. Năm 14 tuổi, bà mang thai và sinh ra một cậu con trai nhưng cậu bé đã chết ngay sau đó.

Đào tạo về phát thanh và truyền thông ở trường trung học đã đưa bà đến con đường thành công. Đến năm 19 tuổi, bà đã đồng dẫn chương trình tin tức địa phương. Tiếp theo là các công việc truyền hình khác, dẫn đến việc bà ấy tổ chức một chương trình trò chuyện (Talkshow) ban ngày ở Chicago. Theo thời gian, chương trình nổi tiếng đó đã được hợp tác, hỗ trợ và khuyến khích bởi nhà phê bình phim khu vực Chicago Roger Ebert – người đặt nền móng cho thành công phi thường của bà.

Và còn rất nhiều, tất cả đều đã fulfilled được giấc mơ American.

Trở lại..

Nếu chúng ta không quên câu chuyện “Cái chết của Một người bán hàng” đã trở thành một trong những chủ đề suy ngẫm có nhiều tính cách thâm thúy, vì trong đó có rất nhiều những câu nói của người bán hàng kém may mắn, đại khái như: “Một người đàn ông nhỏ bé cũng có thể bị kiệt sức như một người đàn ông vĩ đại.” (Linda, Màn 1)

Trước khi mọi chuyện kết thúc, chúng ta sẽ kiếm một nơi nhỏ ở nông thôn, và tôi sẽ trồng một ít rau, vài con gà.” (Willy, Màn 2)

Bạn không thể ăn cam và ném vỏ đi – một người đàn ông không phải là một miếng trái cây!(Willy, Màn 2)

Bởi vì điều gì có thể thỏa mãn hơn là có thể đi, ở tuổi 84, đến 20 hoặc 30 thành phố khác nhau, nhấc điện thoại lên và được rất nhiều người khác nhau nhớ đến, yêu thương và ủng hộ?(Willy, Màn 2)

Sau tất cả những con đường cao tốc, những chuyến tàu, và những cuộc hẹn, và những năm tháng, cuối cùng bạn trở nên đáng chết hơn là sống.” (Willy, Màn 2)

Tôi nhận ra rằng cả cuộc đời mình là một lời nói dối lố bịch.” (Biff, Đạo luật 2)

Tôi phải lấy một số hạt giống. Tôi phải lấy một số hạt giống ngay lập tức. Không có gì được trồng cả. Tôi không có thứ gì trong đất cả.” (Willy, Màn 2)

Tôi sẽ cho bạn và mọi người thấy rằng Willy Loman đã không chết một cách vô ích. Ông ấy đã có một giấc mơ đẹp. Đó là giấc mơ duy nhất mà bạn có thể có – trở thành người đàn ông số một.”

Ông ấy đã chiến đấu với nó ở đây, và đây là nơi tôi sẽ giành được nó cho anh ấy.”

Trở lại với hiện trạng.

Câu chuyện Death of a Salesman của Arthur Miller xoay quanh cuộc sống của một người bán hàng thất bại và những mâu thuẫn của ông đối với ước mơ American Dream, một giấc mơ về thành công và cuộc sống viên mãn.

Nhìn lại.

Trong tương lai gần, nếu chúng ta áp dụng câu chuyện này cho Donald Trump, nó có thể cho ta một số yếu tố và biểu tượng trùng hợp.

Tương tự như nhân vật chính trong câu chuyện, Donald Trump cũng có tham vọng lớn và muốn trở thành một người thành công trong nước Mỹ.

Tuy nhiên, như Willy Loman, Trump vẫn phải đối mặt với nhiều thất bại và mâu thuẫn trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.

Trump rao bán những mặt hàng vô hình mà hậu quả của nó sẽ trở thành ngụy hiểm cho một xã hội.

Một yếu tố thú vị nữa là cả hai nhân vật Willy Loman và Donald Trump đều đặt quá nhiều sự chú trọng vào hình ảnh bên ngoài của sự thành công vật chất và địa vị trong xã hội. Cả hai đều coi việc được tôn trọng và thể hiện thành công thông qua thành tựu tài chính, quyền lực là mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn với những giá trị nhân văn và quan điểm cá nhân của họ.

Bên cạnh đó, câu chuyện cũng mang trong mình những thông điệp về hậu quả của áp lực mục tiêu của thành công và những ảnh hưởng tiêu cực của một xã hội tập trung vào vật chất và nhân văn.

Donald Trump, với cuộc sống công cụ không chính thống, lang thang, phiêu lưu trong ý tưởng, ẩn náu sau những mưu mô và sự nghiệp của mình, chắc chắn cũng sẽ gặp phải những thách thức tương tự và hậu quả một sự đổ vỡ của ước mơ, giấc mơ Mỹ của Willy và giấc mơ quyền lực đối với Donald Trump.

Tuy nhiên, việc đánh giá tương đồng này phụ thuộc vào quan điểm và tầm nhìn cá nhân của mỗi người. Mỗi câu chuyện và mỗi cá nhân đều có những đặc điểm riêng. Vì vậy, việc áp dụng câu chuyện “Death of a Salesman” cho Donald Trump trong tương lai gần cũng là một quan điểm chủ quan.

Câu chuyện “Giấc mơ Mỹ” đã giết chết Willy Loman nhưng nếu Donald Trump mà thành công với giấc mơ quyền lực thì tất cả các giấc mơ Mỹ (American Dreams) sẽ hoàn toàn bị tan biến.

Tác giả: ST