Biden tại hội nghị G20 với lãnh đạo thế giới – Những điểm nổi bật 

0
838
Biden tại hội nghị G20 với lãnh đạo thế giới - Những điểm nổi bật (Yahoo News) - Tổng thống Joe Biden vào cuối tuần đến New Delhi tham dự hội nghị Thượng đỉnh 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, hay G20. Đối thoại chủ yếu tập trung vào khu vực phương Nam tập trung các quốc gia thế giới thứ 3, hay còn gọi Global South - nơi Trung Quốc đang theo đuổi sáng kiến hạ tầng Vành đai và Con đường đầy tham vọng. Trên thực tế, bác bỏ Bắc Kinh dường như chi phối nghị sự của đương kim Tổng thống Mỹ. Lo ngại về Trung Quốc bao trùm hội nghị Chủ tịch Tập Cận Bình không tham dự hội nghị ở New Delhi, nhưng rõ ràng lãnh đạo Trung Quốc nằm trong tâm trí đồng nhiệm Mỹ. “Sẽ tốt nếu ông ta ở đây,” Biden nói. Ông thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo Ấn Độ Narendra Modi - đồng nhiệm được Tổng thống đón tiếp trong chuyến thăm chính thức cấp quốc gia vào tháng 6 vừa qua. Một trong những quốc gia đông dân nhất, và là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, được xem là đồng minh quan trọng của Mỹ, thậm chí ngay cả khi Modi tiếp tục mối quan hệ thân thiết với Nga. Biden muốn Ấn Độ giữ khoảng cách với Nga, nhưng ông xem Modi là đồng minh giá trị đối với đối phó Trung Quốc. Chính phủ Biden xem Trung Quốc là mối đe doạ địa chính trị hàng đầu đối với Hoa Kỳ, và theo dõi sít sao khi Bắc Kinh đang chật vật khống chế khủng hoảng kinh tế đang gia tăng. “Tôi nghĩ Trung Quốc hiện đang có vấn đề kinh tế khó khăn vì nhiều lý do liên quan đến tăng trưởng quốc tế, và thiếu hụt, và … những chính sách được Trung Quốc đang theo đuổi,” Biden nói tại buổi họp báo diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam, sau G20. Chính phủ Biden hợp tác với một loạt quốc gia Đông Á và trong khu vực Vành đai Thái Bình Dương, trong nỗ lực dồn Trung Quốc vào chân tường, và ngăn cản lãnh đạo nước này xâm lược Đài Loan, hay đưa ra những bước đi khác nhằm mở rộng ảnh hưởng. Tại hội nghị G20, Biden cho rằng, Hoa Kỳ là đối tác đáng tin cậy hơn Trung Quốc trong việc phát triển những quốc gia Nam Mỹ, Châu Á, và Châu Phi. Nhưng cùng lúc, Tổng thống Mỹ khẳng định, Hoa Kỳ không quan tâm đến việc đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh. “Tôi không muốn khống chế Trung Quốc,” Biden nói từ Hà Nội. “Tôi chỉ muốn bảo đảm chúng tôi có một mối quan hệ với Trung Quốc phát triển và ổn thoả, mọi người đều biết đó là gì.” Chia rẽ về Ukraine Nga là thành viên của G20, nhưng Tổng thống Vladimir Putin không tham dự. Mặc dù có lẽ Nga sẽ hài lòng với ngôn từ diễn đạt trong tuyên bố chung sau hội nghị. “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia duy trì các nguyên tắc luật pháp quốc tế, gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật nhân đạo quốc tế và hệ thống đa phương bảo vệ hòa bình và ổn định,” tuyên bố chung ghi, không đá động gì đến Nga, và không thẳng thắng chỉ trích cuộc chiến xâm lược Ukraine gây ra. Tây u có thể hoàn toàn đứng đằng sau Ukraine, một phần vì Nga là mối đe doạ trực tiếp. Nhưng điều này không diễn ra ở những nơi khác, cả ở Ấn Độ và Việt Nam - quốc gia không nằm trong khối G20. Putin đã sử dụng năng lượng và ngũ cốc làm phương tiện giữ các quốc gia nghèo tham gia vào đồng minh ủng hộ Ukraine, và cho đến nay đã thành công với chiến lược này. “Có nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình,” thông cáo chung của G20 nói ngắn gọn và thẳng thắng. Bất đồng biến đổi khí hậu Chia rẽ về biến đổi khí hậu cũng rõ ràng như chia rẽ về cuộc chiến Ukraine. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Phương Tây tích cực tìm cách dần dần tiến tới xoá bỏ nhiên liệu hoá thạch, hay ít nhất giảm sử dụng. “Chúng tôi quyết tâm theo đuổi tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường,” thông báo chung ghi. Các quốc gia đồng ý tăng gấp 3 năng lượng tái tạo mà họ sản xuất vào năm 2030, nhưng đồng thời không nhắc gì đến giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu đốt carbon. Hương Giang (Theo Yahoo News) https://www.msn.com/en-us/news/world/biden-in-india-3-takeaways-from-the-g20-summit-with-world-leaders/ar-AA1gzBzL?cvid=4f9a8e62a74f41b0881968b49777e959&ei=21
(Yahoo News) – Tổng thống Joe Biden vào cuối tuần đến New Delhi tham dự hội nghị Thượng đỉnh 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, hay G20. 
Đối thoại chủ yếu tập trung vào khu vực phương Nam tập trung các quốc gia thế giới thứ 3, hay còn  gọi Global South – nơi Trung Quốc đang theo đuổi sáng kiến hạ tầng Vành đai và Con đường đầy tham vọng. Trên thực tế, bác bỏ Bắc Kinh dường như chi phối nghị sự của đương kim Tổng thống Mỹ. 

Lo ngại về Trung Quốc bao trùm hội nghị 

Chủ tịch Tập Cận Bình không tham dự hội nghị ở New Delhi, nhưng rõ ràng lãnh đạo Trung Quốc  nằm trong tâm trí đồng nhiệm Mỹ. 

“Sẽ tốt nếu ông ta ở đây,” Biden nói. Ông thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo Ấn Độ Narendra Modi – đồng nhiệm được Tổng thống đón tiếp trong chuyến thăm chính thức cấp quốc gia vào tháng 6 vừa qua. Một trong những quốc gia đông dân nhất, và là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, được xem là đồng minh quan trọng của Mỹ, thậm chí ngay cả khi Modi tiếp tục mối quan hệ thân thiết với Nga. 

Biden muốn Ấn Độ giữ khoảng cách với Nga, nhưng ông xem Modi là đồng minh giá trị đối với đối phó Trung Quốc. 

Chính phủ Biden xem Trung Quốc là mối đe doạ địa chính trị hàng đầu đối với Hoa Kỳ, và theo dõi sít sao khi Bắc Kinh đang chật vật khống chế khủng hoảng kinh tế đang gia tăng. 

“Tôi nghĩ Trung Quốc hiện đang có vấn đề kinh tế khó khăn vì nhiều lý do liên quan đến tăng trưởng quốc tế, và thiếu hụt, và … những chính sách được Trung Quốc đang theo đuổi,” Biden nói tại buổi họp báo diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam, sau G20. 

Chính phủ Biden hợp tác với một loạt quốc gia Đông Á và trong khu vực Vành đai Thái Bình Dương, trong nỗ lực dồn Trung Quốc vào chân tường, và ngăn cản lãnh đạo nước này xâm lược Đài Loan, hay đưa ra những bước đi khác nhằm mở rộng ảnh hưởng. 

Tại hội nghị G20, Biden cho rằng, Hoa Kỳ là đối tác đáng tin cậy hơn Trung Quốc trong việc phát triển những quốc gia Nam Mỹ, Châu Á, và Châu Phi. 

Nhưng cùng lúc, Tổng thống Mỹ khẳng định, Hoa Kỳ không quan tâm đến việc đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh. “Tôi không muốn khống chế Trung Quốc,” Biden nói từ Hà Nội. “Tôi chỉ muốn bảo đảm chúng tôi có một mối quan hệ với Trung Quốc phát triển và ổn thoả, mọi người đều biết đó là gì.” 

Chia rẽ về Ukraine 

Nga là thành viên của G20, nhưng Tổng thống Vladimir Putin không tham dự. Mặc dù có lẽ Nga sẽ hài lòng với ngôn từ diễn đạt trong tuyên bố chung sau hội nghị. “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia duy trì các nguyên tắc luật pháp quốc tế, gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật nhân đạo quốc tế và hệ thống đa phương bảo vệ hòa bình và ổn định,” tuyên bố chung ghi, không đá động gì đến Nga, và không thẳng thắng chỉ trích cuộc chiến xâm lược Ukraine gây ra.

Tây Âu có thể hoàn toàn đứng đằng sau Ukraine, một phần vì Nga là mối đe doạ trực tiếp. Nhưng điều này không diễn ra ở những nơi khác, cả ở Ấn Độ và Việt Nam – quốc gia không nằm trong khối G20. Putin đã sử dụng năng lượng và ngũ cốc  làm phương tiện giữ các quốc gia nghèo tham gia vào đồng minh ủng hộ Ukraine, và cho đến nay đã thành công với chiến lược này. 

“Có nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình,” thông cáo chung của G20 nói ngắn gọn và thẳng thắng. 

Bất đồng biến đổi khí hậu 

Chia rẽ về biến đổi khí hậu cũng rõ ràng như chia rẽ về cuộc chiến Ukraine. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Phương Tây tích cực tìm cách dần dần tiến tới xoá bỏ nhiên liệu hoá thạch, hay ít nhất giảm sử dụng. “Chúng tôi quyết tâm theo đuổi tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường,” thông báo chung ghi. Các quốc gia đồng ý tăng gấp 3 năng lượng tái tạo mà họ sản xuất vào năm 2030, nhưng đồng thời không nhắc gì đến giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu đốt carbon.  

Hương Giang (Theo Yahoo News)