Báo TIME Phỏng Vấn Ông David Beasley, Giám Đốc Chương Trình Lương Thực Thế Giới: Năm 2023 Sẽ Không Đủ Lương Thực Cho Tất cả Mọi Người

0
806

Giám đốc Chương trình Lương Thực Thế giới- World Food Programme hiện nay là ông David Beasley. Ông lo ngại dân số thế giới sẽ không có đủ lương thực trong năm 2023 do tình hình chiến tranh ở Ukraine, thiên tai vì biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập lụt, giá phân bón quá đắt, và trở ngại trong chuỗi dây chuyền cung cấp hàng hóa.

Cách đây một thập niên, báo TIME phỏng vấn người tiền nhiệm của ông: Liệu rằng hành tinh của chúng ta có luôn luôn cung cấp đủ lương thực cho tất cả mọi người hay không? Bà ấy trả lời rằng Có. Bây giờ ông còn tin là đúng hay không?

Tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tìm cho đủ lương thực trong tương lai. Có thể trong năm 2023, chúng ta không có đủ lương thực cho tất cả mọi người. Hiển nhiên là chúng ta có thể sản xuất đủ lương thực cho dân số thế giới, chiến lược nhân đạo  có thể hoàn thành công tác này. Câu hỏi đặt ra với tình trạng chiến tranh, tham nhũng, và bất ổn hiện nay, liệu chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ này hay không? Hãy nhìn xem cách đây 200 năm, chúng ta mới chỉ có 1.1 tỷ người sống trên quả đất, và có đến 95% sống trong hoàn cảnh cực kỳ nghèo đói. Ngày nay chỉ còn không tới 10% sống trong cực kỳ nghèo đói. Nhưng trong khoảng 5 năm gần đây, chúng ta đang đi thụt lùi- tình trạng thụt lùi đó không phải là ít đâu. Điều đó khiến cho mọi người lo sợ. 

Tại sao chúng ta lại đi thụt lùi như vậy?

Sáu năm trước đây, khi tôi vừa nhận chức Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới, lúc đó đã có khoảng 80 triệu người sắp sửa bị bước vào nạn đói. Số người sắp bị nạn đói lúc bấy giờ vào khoảng 135 triệu người trước khi xảy ra bệnh dịch COVID-19. Nạn đói xảy ra vì những xung đột, tai ương do con người gây ra, và thiên tai do thay đổi khí hậu. Sau đó, thì dịch COVID-19 ập đến, làm cho số người bị đói, không có thức ăn, tăng lên đến 276 triệu người. Con số đó tính theo tình hình trước khi xảy ra chiến tranh, thiên tai ở Ethiopia, Afghanistan, và Ukraine. Nước Ukraine rất giàu về nông nghiệp, nước này có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi 400 triệu người. Tình hình Ukraine thay đổi hoàn toàn đang từ một vựa lúa cung cấp bánh mì cho nhiều người, nay trở thành địa điểm phải đứng xếp hàng để xin ăn. Cộng thêm một số yếu tố ngoại vi khác như giá phân bón tăng, hạn hán, chuỗi dây cung cấp bị gián đoạn, chi phí nhiên liệu, thực phẩm và chuyên chở bằng tàu thủy tăng cao khiến cho hiện nay chúng ta có khoảng 349 triệu người đang đi dần vào nạn đói vì thiếu lương thực. 

Nhiệm kỳ làm việc của ông sẽ kết thúc vào tháng Tư năm 2023. Từ nay đến khi đó, ông sẽ phải làm gì để cứu vãn tình hình? 

Tôi cố gắng tìm cách thức tỉnh những nhà lãnh đạo trên thế giới về tình trạng thực tế đang xảy ra: thiếu lương thực là cuộc khủng hoảng mới nhất hiện nay cho loài người. Nếu bạn muốn biết trong vòng 12 đến 18 tháng sắp tới, nước nào sẽ xảy ra xáo trộn, chiến tranh, hay dân chúng bỏ đi nơi khác, bạn chỉ cần gõ cửa 49 lần vào cánh cửa gây ra nạn đói. Điều đó sẽ tiết lộ cho chúng ta biết tình hình hiện nay ra sao: Số lượng lúa mì, ngũ cốc, và cereal sản xuất ở  Ấn độ, Á Căn Đình, Ba Tây tất cả đều xuống thấp, rất thấp. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể nâng mức sản xuất lúa mì và ngũ cốc lên cao. Điều này không dễ dàng làm được trong thời gian ngắn. 

Ông có cảm thấy khó chịu khi Hoa Kỳ vừa cho Ukraine $17. 5 tỷ đô la viện trợ lương thực, trong lúc đó, không có tới một nửa được gửi cho những nước đang bị nạn đói đe dọa?

Các nhà lãnh đạo không có đủ tiền để tài trợ cho tất cả nhu cầu của con người. Họ phải đặt thứ tự ưu tiên nơi nào thiếu ổn định nhất để nhận viện trợ. Họ đặt ưu tiên theo nhu cầu an ninh của nước họ. Nhiều nhà lãnh đạo đặt câu hỏi tại sao tôi lại phải gửi viện trợ đến Guatemala hay Chad trong khi ở trong nước tôi, tôi cần tu bổ hạ tầng cơ sở của tiểu bang Michigan, hay vùng  Bavaria?Tôi nói với những nhà lãnh đạo này mỗi đứa trẻ từ Honduras, hay Guatemala đang ở trong các nhà tạm trú tập thể gần biên giới Hoa Kỳ, mỗi tuần phải tốn $4,000 đô la để điều hành các trung tâm tạm trú này, trong khi chúng ta chỉ cần chỉ ra khoảng $1 hay $2 đô la một tuần để điều hành chương trình cứu trợ lương thực ở nước họ, chúng ta có thể cứu nguy cho những đứa trẻ này.

Ông có mong cuộc chiến ở Ukraine mau chóng được thương thuyết để chấm dứt?

Tôi rất buồn về các nhà lãnh đạo trên thế giới, họ chỉ biết chém gió loanh quanh, hết bụi này đến bụi khác, họ không chịu giải quyết vấn đề thực sự của thế giới. Xin các vị này hãnh dừng tay, chậm lại, hãy giải quyết chiến cuộc ở Yemen, ở Ethiopia, và ở Ukraine. Hãy giải quyết ở từng nơi một, dứt khoát, không để tài diễn nữa. 

Ông chủ trương rằng nếu chúng ta bảo đảm cung cấp lương thực đầy đủ, con người sẽ không bỏ nơi mình ở để đi nơi khác kiếm ăn, và tình hình sẽ bớt xáo trộn, bất ổn. Điều đó có tránh được khó khăn gây ra do thay đổi khí hậu hay không?

Nếu bà (phóng viên Belinda Luscombe) phân tích tình hình ở những nơi như Somalia, và Sahel-Niger, Mali, Chad, Burkina Faso tình hình ở những nơi đó đang có sự kiên cường, phục hồi tốt, đối với cộng đồng dân cư tại đây. Tình hình sẽ không quá trầm trọng nếu chúng ta tiếp tục viện trợ cho họ. Chúng ta có thể ổn định đời sống người dân, và do đó, các vị lãnh đạo chính phủ cũng được yên tâm. Tôi cố gắng tìm các nhà hảo tâm tặng viện trợ cho Syria. Nông dân ở đây có thể tự trồng trọt để sinh sống nếu được giúp đỡ. 

Phải chăng sự thay đổi khí hậu khiến cho nước Somalia rơi vào đói khổ vì không canh tác được?

Chúng ta không thể trách nước Somalia về việc này, nhưng có nhiều việc đáng trách khác đang xảy ra ở nước này. Tôi nói với một vị lãnh đạo ở đây là nếu họ trách các nước tiên tiến gây ra sự biến đổi khí hậu, gây tác hại cho Somalia, nước này cũng phải làm điều gì để tránh hậu quả tai hại của biến đổi khí hậu. Nếu không , việc người dân bỏ xứ ra đi nơi khác để kiếm ăn sẽ còn tốn kém nhiều hơn gấp ngàn lần. 

Nguyễn Minh Tâm dịch theo báo TIME ngày 13/2/2023

Báo TIME Phỏng Vấn Ông David Beasley, Giám Đốc Chương Trình Lương Thực Thế Giới:  Năm 2023 Sẽ Không Đủ Lương Thực Cho Tất cả Mọi Người

  • Giám đốc Chương trình Lương Thực Thế giới- World Food Programme hiện nay là ông David Beasley. Ông lo ngại dân số thế giới sẽ không có đủ lương thực trong năm 2023 do tình hình chiến tranh ở Ukraine, thiên tai vì biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập lụt, giá phân bón quá đắt, và trở ngại trong chuỗi dây chuyền cung cấp hàng hóa.

Cách đây một thập niên, báo TIME phỏng vấn người tiền nhiệm của ông: Liệu rằng hành tinh của chúng ta có luôn luôn cung cấp đủ lương thực cho tất cả mọi người hay không? Bà ấy trả lời rằng Có. Bây giờ ông còn tin là đúng hay không?

Tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tìm cho đủ lương thực trong tương lai. Có thể trong năm 2023, chúng ta không có đủ lương thực cho tất cả mọi người. Hiển nhiên là chúng ta có thể sản xuất đủ lương thực cho dân số thế giới, chiến lược nhân đạo  có thể hoàn thành công tác này. Câu hỏi đặt ra với tình trạng chiến tranh, tham nhũng, và bất ổn hiện nay, liệu chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ này hay không? Hãy nhìn xem cách đây 200 năm, chúng ta mới chỉ có 1.1 tỷ người sống trên quả đất, và có đến 95% sống trong hoàn cảnh cực kỳ nghèo đói. Ngày nay chỉ còn không tới 10% sống trong cực kỳ nghèo đói. Nhưng trong khoảng 5 năm gần đây, chúng ta đang đi thụt lùi- tình trạng thụt lùi đó không phải là ít đâu. Điều đó khiến cho mọi người lo sợ. 

Tại sao chúng ta lại đi thụt lùi như vậy?

Sáu năm trước đây, khi tôi vừa nhận chức Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới, lúc đó đã có khoảng 80 triệu người sắp sửa bị bước vào nạn đói. Số người sắp bị nạn đói lúc bấy giờ vào khoảng 135 triệu người trước khi xảy ra bệnh dịch COVID-19. Nạn đói xảy ra vì những xung đột, tai ương do con người gây ra, và thiên tai do thay đổi khí hậu. Sau đó, thì dịch COVID-19 ập đến, làm cho số người bị đói, không có thức ăn, tăng lên đến 276 triệu người. Con số đó tính theo tình hình trước khi xảy ra chiến tranh, thiên tai ở Ethiopia, Afghanistan, và Ukraine. Nước Ukraine rất giàu về nông nghiệp, nước này có thể sản xuất đủ lương thực để nuôi 400 triệu người. Tình hình Ukraine thay đổi hoàn toàn đang từ một vựa lúa cung cấp bánh mì cho nhiều người, nay trở thành địa điểm phải đứng xếp hàng để xin ăn. Cộng thêm một số yếu tố ngoại vi khác như giá phân bón tăng, hạn hán, chuỗi dây cung cấp bị gián đoạn, chi phí nhiên liệu, thực phẩm và chuyên chở bằng tàu thủy tăng cao khiến cho hiện nay chúng ta có khoảng 349 triệu người đang đi dần vào nạn đói vì thiếu lương thực. 

Nhiệm kỳ làm việc của ông sẽ kết thúc vào tháng Tư năm 2023. Từ nay đến khi đó, ông sẽ phải làm gì để cứu vãn tình hình? 

Tôi cố gắng tìm cách thức tỉnh những nhà lãnh đạo trên thế giới về tình trạng thực tế đang xảy ra: thiếu lương thực là cuộc khủng hoảng mới nhất hiện nay cho loài người. Nếu bạn muốn biết trong vòng 12 đến 18 tháng sắp tới, nước nào sẽ xảy ra xáo trộn, chiến tranh, hay dân chúng bỏ đi nơi khác, bạn chỉ cần gõ cửa 49 lần vào cánh cửa gây ra nạn đói. Điều đó sẽ tiết lộ cho chúng ta biết tình hình hiện nay ra sao: Số lượng lúa mì, ngũ cốc, và cereal sản xuất ở  Ấn độ, Á Căn Đình, Ba Tây tất cả đều xuống thấp, rất thấp. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể nâng mức sản xuất lúa mì và ngũ cốc lên cao. Điều này không dễ dàng làm được trong thời gian ngắn. 

Ông có cảm thấy khó chịu khi Hoa Kỳ vừa cho Ukraine $17. 5 tỷ đô la viện trợ lương thực, trong lúc đó, không có tới một nửa được gửi cho những nước đang bị nạn đói đe dọa?

Các nhà lãnh đạo không có đủ tiền để tài trợ cho tất cả nhu cầu của con người. Họ phải đặt thứ tự ưu tiên nơi nào thiếu ổn định nhất để nhận viện trợ. Họ đặt ưu tiên theo nhu cầu an ninh của nước họ. Nhiều nhà lãnh đạo đặt câu hỏi tại sao tôi lại phải gửi viện trợ đến Guatemala hay Chad trong khi ở trong nước tôi, tôi cần tu bổ hạ tầng cơ sở của tiểu bang Michigan, hay vùng  Bavaria?Tôi nói với những nhà lãnh đạo này mỗi đứa trẻ từ Honduras, hay Guatemala đang ở trong các nhà tạm trú tập thể gần biên giới Hoa Kỳ, mỗi tuần phải tốn $4,000 đô la để điều hành các trung tâm tạm trú này, trong khi chúng ta chỉ cần chỉ ra khoảng $1 hay $2 đô la một tuần để điều hành chương trình cứu trợ lương thực ở nước họ, chúng ta có thể cứu nguy cho những đứa trẻ này.

Ông có mong cuộc chiến ở Ukraine mau chóng được thương thuyết để chấm dứt?

Tôi rất buồn về các nhà lãnh đạo trên thế giới, họ chỉ biết chém gió loanh quanh, hết bụi này đến bụi khác, họ không chịu giải quyết vấn đề thực sự của thế giới. Xin các vị này hãnh dừng tay, chậm lại, hãy giải quyết chiến cuộc ở Yemen, ở Ethiopia, và ở Ukraine. Hãy giải quyết ở từng nơi một, dứt khoát, không để tài diễn nữa. 

Ông chủ trương rằng nếu chúng ta bảo đảm cung cấp lương thực đầy đủ, con người sẽ không bỏ nơi mình ở để đi nơi khác kiếm ăn, và tình hình sẽ bớt xáo trộn, bất ổn. Điều đó có tránh được khó khăn gây ra do thay đổi khí hậu hay không?

Nếu bà (phóng viên Belinda Luscombe) phân tích tình hình ở những nơi như Somalia, và Sahel-Niger, Mali, Chad, Burkina Faso tình hình ở những nơi đó đang có sự kiên cường, phục hồi tốt, đối với cộng đồng dân cư tại đây. Tình hình sẽ không quá trầm trọng nếu chúng ta tiếp tục viện trợ cho họ. Chúng ta có thể ổn định đời sống người dân, và do đó, các vị lãnh đạo chính phủ cũng được yên tâm. Tôi cố gắng tìm các nhà hảo tâm tặng viện trợ cho Syria. Nông dân ở đây có thể tự trồng trọt để sinh sống nếu được giúp đỡ. 

Phải chăng sự thay đổi khí hậu khiến cho nước Somalia rơi vào đói khổ vì không canh tác được?

Chúng ta không thể trách nước Somalia về việc này, nhưng có nhiều việc đáng trách khác đang xảy ra ở nước này. Tôi nói với một vị lãnh đạo ở đây là nếu họ trách các nước tiên tiến gây ra sự biến đổi khí hậu, gây tác hại cho Somalia, nước này cũng phải làm điều gì để tránh hậu quả tai hại của biến đổi khí hậu. Nếu không , việc người dân bỏ xứ ra đi nơi khác để kiếm ăn sẽ còn tốn kém nhiều hơn gấp ngàn lần. 

Nguyễn Minh Tâm dịch theo báo TIME ngày 13/2/2023