Trump tập hợp đội ngũ phá hoại pháp lý sẵn sàng cho nhiệm kỳ thứ hai?

0
1773

Peter Stone, Matt Ford, Asli Aydintasbas

Đối với bất cứ ai, dù muốn dù không, dù bênh hay chống, dù thương hay ghét thì chúng ta khi nhìn vào tình hình thực tế thì không ai có thể phủ nhận rằng rất có khả năng cựu Tổng thống 45, Donald Trump sẽ chiếm lại Tòa Bạch Ốc vào năm 2024. Trong khi người Mỹ vẫn chưa bỏ một lá phiếu nào trong các cuộc bầu cử sơ bộ, thì vẫn không có đối thủ Đảng Cộng hòa nào tiến gần đến việc có thể đánh bật được ông ta khỏi vị trí dẫn đầu. Những nỗ lực pháp lý để tuyên bố ông ta không đủ điều kiện theo Tu chính án thứ mười bốn có thể không thành công. Và những con số thăm dò nghiệt ngã của Tổng thống Joe Biden có thể làm tổn hại đến cơ hội tái tranh cử của ông bởi nhiều yếu tố không mong muốn từ cả trong nước lẫn nước ngoài. Đó là những sự thật không vui, không khả quan chút nào mà bất cứ ai dù có quan niệm tích cực đến mấy, tự tin đến mấy vẫn không thể che giấu được sự lo lắng.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Tôi không muốn gieo sự hoang mang, tiêu cực, buồn chán mà chỉ muốn chúng ta nhìn trước, thấy trước những điều tiêu cực có thể xảy ra để sẵn sàng đối phó, để biết trân trọng giá trị và sức mạnh của là phiếu trong tay chúng ta để ngăn ngừa “chó nhảy bàn độc” lần 2 thành công.

Với tôi, nhìn vào chính trường Mỹ từ bên ngoài, thì quả thật là rất khó hiểu nội tình nước Mỹ với những hệ thống pháp lý chằng chịt, nhùng nhằng, bất cập, liên quan chồng chéo nhau khiến một người từng làm đảo chính mà gần 3 năm sau, ông ta vẫn không bị gì, vẫn ngang nhiên ra tranh cử, kiếm tiền ngày càng nhiều và dễ dàng hơn, bất chấp nhiều phiên tòa dân sự, hình sự, bất chấp các lệnh bịt miệng nửa vời, không có tác dụng. Và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ dường như bất lực trước tên tội phạm đặc biệt có một không hai này bởi quan điểm mâu thuẫn của người đứng đầu bộ này, ông Merrick Garland, là người thường tuyên bố câu “Không ai được phép đứng trên luật pháp”, rằng ông sẽ đưa “bất cứ ai ở bất cứ cấp độ nào phải chịu trách nhiệm trước luật pháp” nhưng đồng thời quyết giữ Bộ Tư pháp của ông luôn ngay thẳng, không vướng đến những quyết định chính trị.

Donald Trump đã hứa rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông ta nếu trở thành sự thật sẽ khác rất nhiều với nhiệm kỳ đầu tiên. Và khi nói đến sự “khác biệt”, ý của ông ta là rất rõ ràng, đó là “xấu hơn, mạnh hơn, cứng rắn và quyết liệt hơn” chứ không có nghĩa là “tốt hơn”.

Việc Trump tái đắc cử sẽ thực sự gây hậu quả khủng khiếp cho đất nước bởi việc điều hành sai lầm dù chỉ với 4 năm là quá đủ để ông ta phá tiếp những gì chư làm được trong nhiệm ký 1. Dù Tu chính án thứ 22 sẽ cấm ông ta tranh cử một nhiệm kỳ thứ ba nhưng 4 năm của một nhiệm kỳ 2 thì chắc cũng đủ để ông ta phá bằng hết những thành tựu, uy tín của quốc gia, những hiệp ước qua các chính sách của các chính phủ tiền nhiệm.

Trong một danh sách dài của những têm tham mưu “ngưu đầu mã diện” có vô số các đề xuất cần làm hoàn tất trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump trong đó có việc phá hủy nguyên tắc phòng thủ tập thể của NATO, thanh trừng nền công vụ và nắm trọn quyền để vũ khí hóa Bộ Tư pháp nhằm chống lại các đối thủ chính trị của mình.

Một ban tham mưu ma quỷ sẽ đưa ra vô số quyết định nhỏ mà một tổng thống không có thời gian thực hiện và họ sẽ không ngừng nỗ lực để thúc đẩy chương trình nghị sự chính sách theo hướng mà tổng thống thích. Trong trường hợp của Trump với việc lựa chọn người phó đứng chung liên danh, vấn đề không chỉ là ông ấy sẽ đưa ai đến Washington cùng với mình mà còn là ai sẵn sàng hủy hoại sự nghiệp và danh tiếng của họ để phục vụ ông ta trên đường đi với lòng trung thành tuyệt đối.

Một nhóm người mà Trump rất cần cho công cuộc tàn sát nền dân chủ đi theo trình tự để được nhìn nhận là những bước đi hợp pháp đó là những luật sư mới hơn, trung thành hơn và chấp nhận hy sinh. Không như người sửa chữa pháp lý lâu năm của Trump, Michael Cohen, đã trở thành nhân chứng của tiểu bang New York chống lại Trump, lật tẩy ông ta về các vi phạm tài chính trong chiến dịch tranh cử và nhiều âm mưu liên quan đến gian lận hiện đang gây nguy hiểm cho Trump Organization. Rudy Giuliani, người gần gũi nhất tiếp theo với ông ta đang phải đối mặt với việc bị tước quyền hành nghề và bị truy tố.

Có những cố vấn pháp lý khác cũng đã hy sinh sự nghiệp của họ một cách tương tự vì Trump như Sidney Powell, đã nhận tội vào tháng trước để đổi lấy việc hợp tác với Biện lý quận Fulton Fani Willis trong vụ án đang diễn ra của Trump ở đó. Jenna Ellis và Kenneth Chesebro cũng vậy. Những người khác có thể sớm làm theo.

Nhưng nếu có một điểm bất biến của Chủ nghĩa Trump, thì đó là luôn có những luật sư cánh hữu mới mong muốn lấp đầy khoảng trống do những người đi trước bị Trump sa thải hay đào ngũ, bỏ của chạy lấy người, tìm an toàn cho bản thân.

Tờ New York Times, trong tuần này đã viết về sự rạn nứt giữa Trump và Hiệp hội Liên bang của Leonard Leo, đã làm sáng tỏ những quan điểm pháp lý mà Trump có thể hướng tới trong nhiệm kỳ thứ hai. Nổi bật nhất trong số đó là Jeffrey Clark, người đã cố gắng xây dựng sự thăng tiến của chính mình với tư cách là quyền Bộ trưởng Tư pháp sau cuộc bầu cử năm 2020 khi các nhân viên khác của Bộ Tư pháp từ chối xác nhận những huyền thoại gian lận bầu cử của Trump. Jeffrey Clark cũng đang phải đối mặt với cáo buộc gian lận ở Georgia nhưng vẫn chưa lật tẩy Trump.

Tờ New York Times cũng đưa ra lưu ý rằng, Jeffrey Clark đã viết một bài bình luận vào tháng 5 với tiêu đề đơn giản là “Bộ Tư pháp Hoa Kỳ không độc lập”. Vì lý do đạo đức và chính trị, hầu hết các Bộ trưởng Tư pháp kể từ cuộc khủng hoảng Watergate đã cố gắng bảo vệ các quyết định truy tố của Bộ Tư pháp khỏi Tòa Bạch Ốc để tránh lạm dụng quyền lực hoặc cáo buộc tham nhũng. Jeffrey Clark lập luận rằng, xen kẽ giữa những bất bình của cá nhân đảng phái và phân tích hiến pháp, rằng tình trạng này phải chấm dứt.

Jeffrey Clark lập luận một cách mạch lạc và rõ ràng rằng: “Hoặc Hiến pháp phải được sửa đổi hợp lý để làm cho DOJ trở nên độc lập hơn hoặc nó tự sửa đổi bởi các bản ghi nhớ mang tính cách độc lập hơn”.

Tuy nhiên, theo hệ thống hiến pháp như hiện tại, sự độc lập của DOJ không hề tồn tại. Tuỳ theo chính phủ thuộc đảng nào, Bộ Tư pháp sẽ sử dụng lại hay đưa ra những bản ghi nhớ mới nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho Tổng thống cùng đảng và Tòa Bạch Ốc. Điều này không ai có thể phủ nhận từ sau vụ Watergate cho đến ngày nay. Những ai đang tuyên bố rằng sự độc lập của Bộ Tư pháp đang tồn tại là không đúng sự thật. Họ đang lừa dối người dân.

Đây là những lời nói thật của Jeffrey Clark và những người khác trong quỹ đạo của Trump. Một mặt, họ cố gắng lập luận rằng Bộ Tư pháp phải tuân theo ý muốn bất chợt của tổng thống như một vấn đề quy tắc không thể tranh cãi. Đồng thời, họ cũng cho rằng việc Bộ Tư pháp nhắm mục tiêu vào Trump và các đồng minh của ông ta để truy tố là tham nhũng và không thể chấp nhận được. Jeffrey Clark viết một cách thẳng thắn rằng: “Không Bộ trưởng Tư pháp nào được phép sử dụng mình như một công cụ để đàn áp những kẻ thù chính trị của Tổng thống và không Tổng thống nào được ra lệnh cho Bộ trưởng Tư pháp của mình làm như vậy.” Dù trên thực tế, chúng ta tin rằng, Tổng thống Biden phủi tay trong chuyện này, ông để mặc cho Bộ Tư pháp, các công tố viên khắp nơi thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ của họ, nhưng sự thật là không thể nào rửa sạch được tiếng xấu bất kể là Bộ Tư pháp của Merrick Garland có thực sự hoạt động độc lập đi nữa.

Ít nhất thì quan điểm đó không được chia sẻ bởi tất cả mọi người xung quanh Trump. New York Times cũng cho biết là Mike Davis, cựu trợ lý quốc hội và là cựu thư ký của Thẩm phán Neil Gorsuch. Davis được liệt kê trong hồ sơ IRS với tư cách là người đứng đầu Dự án Điều III, nhằm mục đích ủng hộ các thẩm phán bảo thủ và phản đối những thẩm phán theo chủ nghĩa tự do, cũng như người đứng đầu các nhóm khác tuyên bố tham gia vào cuộc chiến chống lại Big Tech và có mục đích kiểm duyệt. Gần đây nhất, ông ta được ghi nhận là người đã phát động một chiến dịch bôi nhọ thất bại chống lại Thẩm phán Ketanji Brown Jackson trong các phiên điều trần xác nhận của Tòa án Tối cao của bà.

Cái tên Mike Davis là nhân vật được Trump đưa vào danh sách chờ để nắm Bộ Tư pháp trong tương lai. Một trong những tham vọng yêu thích của Mike Davis với tuyên bố rằng ông ta sẽ lạm dụng quyền lực của mình trong nhiệm kỳ 2 của chính quyền Trump trong tương lai khi nói rằng: “Khi tôi trở thành bộ trưởng tư pháp tiếp theo của Trump, tôi sẽ thêm những kẻ thù của tôi vào danh sách theo dõi khủng bố trong nước. Tư cách đảng phái và sự thù hận của tôi thậm chí sẽ khiến Biden và Garland phải đầu hàng trước khi tôi truy tố họ.”

Trong một bài đăng khác vào mùa hè, Mike Davis đã đăng ảnh chụp màn hình của gia đình Tổng thống Biden và nói rằng: “Tôi sẽ tha thứ duy nhất một người, đó là cháu gái 5 tuổi của Joe Biden, con của Hunter Biden, còn những người còn lại, tôi sẽ truy tố và truy sát họ không còn đường nào thoát. Họ sẽ phải đối mặt với cơn thịnh nộ của tôi”.

Thật là thơ ngây khi chúng ta xem thường Mike Davis là người không có ảnh hưởng ở Washington. Nhưng Mike Davis dường như đã thu hút sự chú ý của ít nhất một người có ảnh hưởng, đó là: cựu Tổng thống 45, Donald Trump, người luôn đăng lại những tuyên bố ủng hộ Trump của Mike Davis trên trang Truth Social của mình.

Cuộc chiến của Trump với chính phủ liên bang sẽ vượt xa Bộ Tư pháp nếu ông ta chiếm lại được Tòa Bạch Ốc. Một trọng tâm bất bình khác của ông ta là bộ máy quan liêu liên bang, mà Trump và các đồng minh của ông ta đổ lỗi cho những thất bại chính sách khác nhau trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta. Vào tháng 10 năm 2020, Trump đã từng tìm cách sa thải hàng loạt công chức thông qua một cơ chế được gọi là “Lịch trình F”, nhưng nó không bao giờ có hiệu lực do sự chú ý của chính quyền chuyển sang các vấn đề khác trước cuộc bầu cử. Bây giờ Trump và đám tay sai muốn hồi sinh nó.

Donald Trump, giống như tất cả các tổng thống, có quyền thay thế những người ở cấp cao hơn trong cơ quan hành pháp – các thành viên Nội các, người đứng đầu các cơ quan, cố vấn hàng đầu của họ, v.v. Những nhân sự đó phải được Thượng viện chấp thuận giống như bất kỳ cuộc bổ nhiệm cấp cao nào khác. Nhưng Trump, đang để mắt đến “mục đích sâu hơn” nhiều và thanh lọc các công chức, những người được luật liên bang bảo vệ khỏi bị sa thải.

Để đạt được mục tiêu đó, những thành viên MAGA dưới trướng của Stephen Miller được cho là đã xây dựng một loại chính phủ ngầm để lên kế hoạch chính xác ai sẽ tiếp quản cơ quan nào nếu Trump giành chiến thắng vào năm tới. Điều này vượt xa kế hoạch chuyển tiếp thông thường mà mọi tổng thống đắc cử đều thực hiện từ tháng 11 đến tháng 1. Mục tiêu của đám MAGA là tạo ra một nền công vụ chỉ biết phục tùng hơn về mặt tư tưởng, sẽ thực hiện bất cứ mệnh lệnh nào của Trump, ngay cả khi những mệnh lệnh đó không rõ ràng về mặt pháp lý.

Trong số những người được đưa vào dự án có Russ Vought, cựu giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách dưới thời Trump, và đồng minh thân cận của Trump, Stephen Miller. Michael Rigas, người hiện đang làm việc tại Viện Chính sách nước Mỹ trên hết, cũng là thành viên của nhóm.

Lời kết:

Về cơ bản, đây là nền tảng mà Trump muốn tranh cử. Nhưng điều này không có nghĩa là cá nhân cựu tổng thống không có quan điểm riêng về các vấn đề như quyền sinh sản, nhập cư, chính sách đối ngoại hoặc các vấn đề quan trọng khác, nhưng những vấn đề này được ban tham mưu ma quỷ của Trump nhấn mạnh rằng, những lĩnh vực đó chỉ là hàng thứ yếu, không quan trọng.

Vì những mục tiêu quan trọng nhất của Trump ngay khi có lại được quyền lực là hủy bỏ tất cả các cáo trạng bằng mọi cách và tiến hành chiến dịch thanh trừng, trả thù những người mà ông ta cho rằng đã đối xử tệ với ông ta.

Nước Mỹ sẽ đi về đâu với một Tổng thống và một ban tham mưu ma quỷ chỉ tính chuyện đối phó với công lý và trả thù những người không cùng ý thức hệ?

Duy nhất chỉ có những lá phiếu mới có đủ sức mạnh phá tan tham vọng trở lại của Trump.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://news.yahoo.com/amphtml/constant-threat-maga-republican-violence-094501269.html

https://www.theguardian.com/us-news/2023/jun/05/trump-criticis-doj-rule-of-law-second-term

https://newrepublic.com/article/176569/trump-second-term-legal-team

https://www.washingtonpost.com/opinions/2020/10/28/second-trump-term-would-sabotage-struggling-democracies-us-leadership/