Trump nổi giận với Tòa án tối cao khi chấp nhận yêu cầu của Jack Smith

0
3109

Yêu cầu dài 81 trang của Jack Smith là một nỗ lực nhằm bỏ qua quyết định của tòa phúc thẩm liên bang về yêu cầu quyền miễn trừ của tổng thống. Điều này đã bị Thẩm phán Liên bang Tanya Chutkan của Hoa Kỳ phủ nhận vào đầu tháng này và đơn kháng cáo của Trump đang chờ phán quyết tại tòa phúc thẩm.

Donald Trump đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích Công tố viên đặc biệt Jack Smith sau khi Tòa án Tối cao đồng ý xem xét liệu cựu tổng thống có thể bị buộc tội hình sự hay không.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Người phát ngôn của Trump cáo buộc Jack Smith can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2024, gọi ông là “tay sai” của Tổng thống Joe Biden.

Tuyên bố của ban tham mưu của Trump (đây là tôi dịch nguyên bản từng chữ của họ để quý vị nghe và biết rằng những tên tay sai trong ban tham mưu này ngày càng láo xạo nhiều hơn như thế nào), họ cho biết rằng: “Như Tổng thống Trump đã nói đi nói lại, cuộc truy tố này hoàn toàn có động cơ chính trị. Hoàn toàn không có lý do gì để vội vàng đưa Cuộc săn phù thủy này ra xét xử, ngoại trừ việc làm bị thương Tổng thống Trump và ít nhất 150 triệu người ủng hộ ông ấy.”

Câu hỏi mà tôi muốn đưa ra là: “Ở đâu ra 150 triệu người ủng hộ Trump đây?

Trump có hơn 74 triệu người bỏ phiếu cho ông ta trong cuộc bầu cử năm 2020, chẳng lẽ chưa đầy 3 năm sau, con số này đã đội lên thành gấp đôi là 150 triệu, hay phân nữa là những người sống vật vờ và phân nữa là những con zombies MAGA đầu đường xó chợ nhập chung vào mới ra con số 150 triệu này?

Việc bỏ qua Tòa phúc thẩm có nghĩa là ngày xét xử đầu tiên vào ngày 4 tháng 3 đã ấn định trước đó vẫn có thể diễn ra, tránh sự chậm trễ do kháng cáo của Trump gây ra.

Jack Smith đưa ra câu hỏi liệu “một cựu Tổng thống có hoàn toàn miễn nhiễm khỏi bị truy tố liên bang vì những tội ác đã phạm khi còn đương chức hay được hiến pháp bảo vệ khỏi bị truy tố liên bang khi ông ta bị luận tội nhưng không bị kết án trước khi thủ tục tố tụng hình sự bắt đầu.”

Với bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có nghĩa là phiên tòa vẫn còn dang dở sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 mà Trump được cho là ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Cuối ngày thứ Hai, Tòa án Tối cao đã đồng ý xúc tiến các hồ sơ ở giai đoạn này, chỉ đạo các luật sư của Trump trả lời trước 4 giờ chiều ngày 20 tháng 12 để nộp đơn phản hồi đối với yêu cầu của Jack Smith.

Jack Smith viết rằng: “Vụ án này đưa ra một câu hỏi cơ bản cốt lõi của nền dân chủ của chúng ta: Liệu một cựu Tổng thống có hoàn toàn miễn nhiễm khỏi sự truy tố liên bang đối với những tội phạm xảy ra khi còn đương chức hay không?”

Jack Smith đang giám sát hai cáo trạng hình sự lớn chống lại Trump, bao gồm các cáo buộc ở Washington, DC, liên quan đến những nỗ lực bị cáo buộc nhằm lật ngược cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Trong thư yêu cầu, Jack Smith nhấn mạnh rằng: “Điều quan trọng nhất là yêu cầu miễn trừ của bị đơn phải được tòa án này giải quyết và phiên tòa xét xử của bị đơn sẽ được tiến hành càng sớm càng tốt nếu yêu cầu miễn trừ của ông ta bị từ chối.”

Trong nhiệm kỳ của Trump, những tranh chấp về chính sách của chính quyền ông ta và các giao dịch kinh doanh của chính ông ta liên tục khiến các thẩm phán trong Tòa án Tối cao bối rối, khó xử. Khi Trump thách thức nhà nước pháp quyền, ông ấy đã xúi giục các thuyết âm mưu và tham gia vào các cuộc tấn công cá nhân. Trump đã chỉ trích gay gắt về phía Chánh án John Roberts và các thẩm phán bảo thủ khi ông ta thua một vụ án.

Sau cuộc bầu cử năm 2020, các thẩm phán đã bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ liên quan đến Trump nhằm làm suy yếu kết quả về chiến thắng sẽ đưa Joe Biden vào Tòa Bạch Ốc.

Bây giờ Jack Smith, đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, đã yêu cầu các thẩm phán – sáu người bảo thủ và ba người theo chủ nghĩa tự do – đứng lên và nhận trách nhiệm ngay lập tức đối với một câu hỏi mà chỉ họ mới có thể quyết định dứt khoát, rằng: Liệu một cựu tổng thống có hoàn toàn miễn nhiễm khỏi bị truy tố vì những tội ác đã gây ra khi còn đương chức hay không?

Từ đầu đến cuối, việc giải quyết vụ việc của Tòa án Tối cao nhất định phải được xem xét kỹ lưỡng. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ tán thành của các thẩm phán ở mức thấp kỷ lục, vì tòa án đã đưa ra một loạt quyết định hủy bỏ các tiền lệ đã được thiết lập và vướng vào các tranh cãi về đạo đức.

Cần có năm phiếu bầu để phê chuẩn vụ việc trực tiếp từ tòa sơ thẩm liên bang, bỏ qua cấp phúc thẩm và các thẩm phán riêng lẻ chắc chắn sẽ có những quan điểm khác nhau về tính cấp bách của vấn đề. Một số thẩm phán trong Tòa án Tối cao có những mối quan hệ gần gũi ít nhiều với Donald Trump.

Đặc biệt, chính Trump đã bổ nhiệm ba người trong số các thẩm phán, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett. Người thứ tư là Clarence Thomas, có liên hệ với Trump thông qua các hoạt động của vợ ông ta, bà Ginni Thomas, là người đã tìm cách giúp Trump giữ chức tổng thống vào năm 2020.

Điều đó đã khiến một số đảng viên Đảng Dân chủ đặt câu hỏi liệu Clarence Thomas có nên xét xử vụ án hay không. Chủ tịch Tư pháp Thượng viện Dick Durbin nói với CNN rằng, Thomas nên cân nhắc việc tham gia vào việc xét xử vì vai trò của vợ ông ta trong việc cố gắng lật ngược kết quả bầu cử. Thượng nghị sĩ Connecticut Richard Blumenthal còn đi xa hơn, nói rằng ông tin rằng Thomas chắc chắn nên tránh tham gia.

Jack Smith đã đưa ra một trường hợp thuyết phục về sự can thiệp sớm của các thẩm phán trong Tòa án Tối cao, trước khi tòa phúc thẩm Hoa Kỳ giải quyết câu hỏi, để phiên tòa xét xử dự kiến ​​​​vào ngày 4 tháng 3 có thể được tiến hành mà không gặp trở ngại.

Tầm quan trọng của vấn đề hiến pháp liên quan đến quyền miễn trừ của tổng thống không thể bị phóng đại, và Jack Smith đã viện dẫn vụ Watergate năm 1974 của Tòa án Tối cao, cùng với câu ngạn ngữ “không ai đứng trên pháp luật” để cố gắng thuyết phục các thẩm phán giải quyết nhanh chóng vụ tranh chấp chưa từng có tiền lệ này.

Jack Smith viết trong đơn thỉnh cầu của mình: “Không có gì có thể quan trọng hơn đối với nền dân chủ của chúng ta hơn việc một Tổng thống lạm dụng hệ thống bầu cử để duy trì chức vụ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội”.

Tuy nhiên Trump đã khẳng định rằng, Hiến pháp trao cho ông ta quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi bị truy tố. Nhưng văn bản, cấu trúc và lịch sử của Hiến pháp không hỗ trợ cho tuyên bố mới lạ đó của Trump.

Lời lẽ chống công lý của Trump

Chiến dịch tranh cử của Trump đã đưa ra một tuyên bố gọi Jack Smith là “loạn trí” và mô tả Jack Smith đang cố gắng “chạy đua đến Tòa án Tối cao và cố gắng bỏ qua quá trình phúc thẩm.” Những lời lẽ như vậy phản ảnh sự miệt thị quen thuộc từ lâu của Trump đối với các quan chức hệ thống tư pháp, bao gồm cả các thẩm phán, đây là một hình thức rõ ràng kể từ ít nhất là năm 2016, khi ông ta lần đầu tiên tranh cử tổng thống và miệt thị một thẩm phán tòa án Liên bang của Hoa Kỳ đang xét xử vụ gian lận của Đại học Trump với tư cách là thẩm phán “người Mexico”.

Sau khi đắc cử, Trump tiếp tục tố cáo các thẩm phán các cấp của ngành tư pháp khi họ hành động chống lại ông ta. Sau khi Tòa án Tối cao từ chối xét xử lời thách thức vô căn cứ đối với kết quả bầu cử năm 2020 do tổng chưởng lý Đảng Cộng hòa đệ trình, Trump đã viết trên Twitter rằng: “Tòa án Tối cao thực sự đã khiến chúng tôi thất vọng. Không có trí tuệ, không có can đảm!

Các hành động khác của Trump đã làm suy yếu tính độc lập của họ, chẳng hạn như khi ông ta mời tất cả các thẩm phán và phu nhân của họ đến dự buổi  lễ tuyên thệ nhậm chức cho Kavanaugh vào tháng 10 năm 2018. Các trợ lý Tòa Bạch Ốc đã bảo đảm với các thẩm phán rằng sự kiện này sẽ không mang tính chính trị công khai. Tuy nhiên, hóa ra đó lại là một vụ việc mang tính đảng phái gay gắt, khi các thẩm phán trở nên lúng túng trước ống kính máy quay. Sau khi công khai cảm ơn từng thẩm phán đã tham dự sự kiện, Trump đề cập đến những cáo buộc hành hung của Christine Blasey Ford vẫn đang lan truyền ở Mỹ chống lại Kavanaugh, người đã bác bỏ các cáo buộc. Trump tuyên bố rằng ông ta đang xin lỗi Kavanaugh “thay mặt cho tất cả người dân Mỹ“, các thẩm phán ngồi nghệch mặt ra vì không ngờ họ đã bị gài vào thế khó xử khi phải chứng kiến Trump làm lễ rửa tội cho Kavanaugh trong vụ việc lem nhem trước sự soi mói của báo chí.

Vào tháng 11 năm 2018, Trump đã chỉ trích một thẩm phán đã ra phán quyết chống lại chính sách của chính quyền liên quan đến những người xin tị nạn và gọi người này là “thẩm phán Obama”. Điều đó khiến Chánh án John Roberts phải trả lời rằng: “Chúng tôi không có thẩm phán Obama hay thẩm phán Trump, thẩm phán Bush hay thẩm phán Clinton. Những gì chúng tôi có là một nhóm thẩm phán tận tâm phi thường đang cố gắng hết sức để bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả công dân Mỹ.”

Nhưng chúng ta, ai cũng biết rằng Trump luôn là một chú ngựa non háu đá, ông ta không hề chịu thua bất cứ ai, sẵn sàng đáp trả, bốp chát tay đôi, Trump đã phản pháo lại ngay lập tức trên Twitter rằng: “Xin lỗi Chánh án John Roberts, nhưng văn phòng của ông thực sự có một ‘thẩm phán Obama’, và họ có quan điểm khác nhiều so với những người chịu trách nhiệm về sự an toàn của đất nước chúng ta.”

Thể hiện sự leo thang gần đây của Trump, ông ta đã phải chịu lệnh bịt miệng của tòa án vì những bình luận mang tính kích động trong vụ lật đổ bầu cử và phiên tòa xét xử gian lận dân sự ở New York.

Tuy nhiên, Trump đã chiếm ưu thế trong các vụ kiện tụng liên bang trong nhiều năm qua, bao gồm cả tại Tòa án Tối cao. Phần lớn chương trình nghị sự của chính quyền ông ta đã được giữ nguyên khi bị thách thức, và ngay cả khi ông ta thua trong cuộc chiến giữ kín hồ sơ thuế cá nhân và các hồ sơ tài chính khác khỏi tay luật sư quận Manhattan và các ủy ban của Hạ viện Hoa Kỳ, Trump vẫn có thể trì hoãn việc tiết lộ thông tin.

Trump cũng đã ghi nhận công lao về quyết định năm 2022 của tòa án đảo ngược án lệ Roe kiện Wade năm 1973, vốn đã dẫn đến việc phá thai trở thành hợp pháp trên toàn quốc. Trump cho biết thành công trong việc lật ngược phán quyết phá thai này có thể đạt được là nhờ ba lần bổ nhiệm người mới của ông ta. Bây giờ Trump đang tái tranh cử vào Tòa Bạch Ốc và có cơ hội tiếp tục làm đầy thêm những người mới tại tòa án tối cao là điều mà Tổng thống Biden đã né tránh không muốn làm.

Yêu cầu của Công tố viên đặc biệt Jack Smith lên Tòa án Tối cao hôm thứ Hai đã đẩy các thẩm phán vào tình thế bắt buộc phải đưa ra quan điểm rõ ràng, dứt khoát với một cựu tổng thống, cũng lần lần đầu tiên mà Tòa án Tối cao phải đối mặt với một trường hợp khó xử như vậy với một cựu tổng thống, người đã nhiều lần cố gắng chính trị hóa cơ quan tư pháp liên bang và sử dụng nó cho mục đích chính trị cá nhân của mình.

Tại thời điểm này, các thẩm phán ít nhất đã tỏ ra sẵn sàng xem xét nhanh chóng vấn đề tranh chấp về quyền miễn trừ của tổng thống. Nếu cuối cùng họ yêu cầu Jack Smith nên trình bày vụ việc của mình trước tòa phúc thẩm Hoa Kỳ theo đúng thủ tục quân giai thì quá trình tố tụng có thể mất nhiều tháng và phiên tòa xét xử Trump sẽ bị trì hoãn đáng kể. Các luật sư của Trump đã lập luận rằng những hành động bị cáo buộc của Trump đối với kết quả bầu cử năm 2020 là một phần nhiệm vụ chính thức của ông ta vào thời điểm đó và do đó Trump được bảo vệ bởi quyền miễn trừ của tổng thống.

Các thẩm phán gặp nhau lần cuối trong một phiên họp riêng vào ngày 8 tháng 12 và phiên họp trực tiếp theo lịch trình tiếp theo của họ phải đến ngày 5 tháng 1. Nhưng yêu cầu của Jack Smith, giống như các vấn đề khẩn cấp tương tự, có thể được giải quyết thông qua các cuộc gọi hội nghị qua điện thoại và các bản ghi nhớ.

Nếu tòa án chấp nhận đơn khởi kiện và quyết định xét xử vụ việc, Jack Smith đã yêu cầu hai bên nộp bản tóm tắt mở đầu 14 ngày sau khi vụ việc được chấp thuận.

Công tố viên đặc biệt Jack Smith đã sắp xếp thời gian biểu của mình dựa trên vụ án băng ghi âm Watergate năm 1974, khi các thẩm phán nhanh chóng xét xử tranh chấp liên quan đến tuyên bố của Tổng thống lúc bấy giờ là Richard Nixon rằng ông được miễn trừ khỏi trát đòi hầu tòa đối với các băng ghi âm của Tòa Bạch Ốc dựa trên đặc quyền điều hành.

Các thẩm phán cuối cùng đã đồng lòng đưa ra phán quyết – 16 ngày sau các cuộc tranh luận bằng miệng vào tháng 7 năm 1974 – rằng tổng thống Richard Nixon phải tuân thủ trát đòi hầu tòa về các đoạn băng ghi âm cuộc trò chuyện liên quan đến vụ đột nhập Trụ sở Quốc gia của Đảng Dân chủ tại tòa nhà văn phòng Watergate.

Lời kết:

Jack Smith nhấn mạnh tầm quan trọng của Tòa án Tối cao – được xem là cơ quan trọng tài cuối cùng cho các vấn đề hiến pháp như vậy. Với những vấn đề pháp lý chưa từng có tiền lệ và sự quan hệ khá gần gũi, sâu sắc giữa các thẩm phán bảo thủ và Donald Trump đã khiến nhiều chuyên gia, học giả cảm thấy lo lắng cho một phán quyết không thực sự trung thực, công bằng có thể xảy ra.

Vụ án này sẽ kiểm tra việc truy tố liên bang của Jack Smith đối với Donald Trump về tội lật đổ bầu cử đồng thời cũng là dịp để kiểm tra tòa án tối cao của Mỹ.

Bất kể là phán quyết YES or NO đến từ Tòa án Tối cao, nó sẽ được nhìn nhận là lưỡi hái tử thần cho một trong hai phía, một phía là Trump có nguy cơ cao phải vào tù đến hết đời khi đối mặt với phiên tòa liên bang ngày 4 tháng 3 năm 2024 hoặc phía thứ hai là nền dân chủ Mỹ chính thức sẽ bị triệt tiêu vào đầu năm 2025.

Một phán quyết lịch sử sẽ quyết định vận mạng của một tên tệ hại hay của một nền dân chủ đây, không ai dám nói trước điều gì, vì vào thời đại chúng ta đang sống, trong tình hình chính trị phân cực nặng nề như hiện nay thì bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra cả.

“God Bless America”

https://www.allsides.com/news/2023-12-11-1537/donald-trump-supreme-court-reaches-warp-speed-responding-jack-smith-s-request

https://edition.cnn.com/2023/12/12/politics/supreme-court-trump-special-counsel/index.html

https://www.wnct.com/news/politics/ap-special-counsel-asks-supreme-court-to-rule-quickly-whether-former-president-trump-can-be-prosecuted/

https://missoulian.com/news/nation-world/special-counsel-jack-smith-asks-the-supreme-court-to-rule-quickly-on-whether-trump-can/article_8bd70c9b-9090-51a8-9202-2c4e4cda1874.html

https://www.local3news.com/regional-national/special-counsel-goes-directly-to-supreme-court-to-resolve-whether-trump-has-immunity-from-prosecution/article_8f8bdec3-9b14-5a76-8976-62734768e402.html

https://www.newsweek.com/donald-trump-jack-smith-washington-dc-immunity-1851528