Tòa án Tối cao bác bỏ lập luận của Mike Johnson chống việc chứng nhận bầu cử 2020

0
1641

Marc Elias, Paul Blumenthal, Amy Sherman

Trong vụ Moore kiện Harper năm 2023, tòa án đã bác bỏ lý thuyết cơ quan lập pháp bang độc lập mà Mike Johnson, Chủ tịch Hạ viên sử dụng để cố gắng biện minh cho việc bỏ phiếu nhằm đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020.

Trước nỗ lực của Tổng thống lúc bấy giờ là Donald Trump nhằm đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020, tay dân biểu trẻ Mike Johnson (R-La.) đã đóng vai trò chính yếu đưa ra cơ sở hợp lý theo hiến pháp cho các thành viên Hạ viện của Đảng Cộng hòa để biện minh cho việc tại sao họ bỏ phiếu chống lại việc chứng nhận đại cử tri từ một số bang.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Mike Johnson lập luận ủng hộ một ý tưởng được gọi là lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập, cho rằng Hiến pháp chỉ trao quyền thiết lập các quy tắc bầu cử cho các cơ quan lập pháp tiểu bang. Và vì những thay đổi đối với các quy tắc bầu cử trong đại dịch COVID-19 nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận lá phiếu được thực hiện bởi nhiều quan chức và cơ quan chính quyền tiểu bang khác, bao gồm cả các tòa án tiểu bang và liên bang, Johnson lập luận rằng những quy tắc đó đã vi phạm Hiến pháp và do đó, việc đệ trình của cử tri theo những quy tắc đó cũng vi hiến.

Vấn đề đối với Mike Johnson – người hiện là chủ tịch Hạ viện – thì lý thuyết này là hoàn toàn sai lầm. Lý thuyết tồi tệ đến mức Tòa án Tối cao đã ra phán quyết chống lại nó, theo ý kiến ​​​​6-3 được viết bởi Chánh án bảo thủ John Roberts và có sự tham gia của các Thẩm phán bảo thủ do Trump bổ nhiệm là Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett, là người bạn lâu năm của Mike Johnson.

Trong vụ kiện, vụ Moore v. Harper năm 2023, Đảng Cộng hòa Bắc Carolina đã phản đối quyết định của Tòa án Tối cao tiểu bang vô hiệu hóa bản đồ khu vực quốc hội với lập luận biện minh dựa vào lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập. Tòa án Tối cao đã bác bỏ lập luận này.

John Roberts viết trong quan điểm của mình rằng: “Điều khoản bầu cử không trao quyền độc lập và độc quyền cho các cơ quan lập pháp của tiểu bang để đặt ra các quy tắc liên quan đến bầu cử liên bang”.

Kể từ khi Tòa án Tối cao ra phán quyết vụ Moore kiện Harper, bác bỏ lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập thì Mike Johnson, khi đó chỉ là một dân biểu cấp thấp, không nằm trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng Cộng hòa, khi đó Mike Johnson đã không bình luận gì về việc Tòa án Tối cao đã bác bỏ cách giải thích hiến pháp của ông ta.

Nhưng giờ đây, tư cách chính trị của Mike Johnson đã đổi khác, trong tư cách là một Chủ tịch Quốc hội, những gì Mike Johnson nghĩ về lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập đã được khơi gợi lại, và điều này sẽ rất quan trọng trước trận tái đấu có thể xảy ra vào năm 2024 giữa Trump và Tổng thống Joe Biden. Mặc dù cuộc bầu cử năm tới có thể sẽ không phải tiến hành trong điều kiện đại dịch, nhưng mọi cuộc bầu cử đều có những thách thức pháp lý đối với các quy tắc bầu cử mà về mặt lý thuyết có thể nêu ra lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập để biện minh cho những sự gian lận có thể xảy ra.

Với việc Trump vẫn đang dối trá cho rằng ông ta đã thắng một cách chính đáng vào năm 2020, thì với cuộc bầu cử năm 2024, nếu thua cuộc lần nữa, trước mắt Trump chắc chắn sẽ tìm kiếm sự trợ giúp hợp pháp từ đàn em Mike Johnson với lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập, vì đến thời điểm ngày 6 tháng 1 năm 2025, Mike Johnson có thể sẽ giám sát cuộc chứng nhận người chiến thắng với tư cách là Chủ tịch Hạ viện.

Lý do được cho là hợp hiến của Mike Johnson để đảng Cộng hòa có thể từ chối các đại cử tri được bổ nhiệm hợp pháp ở Arizona và Pennsylvania vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 xuất hiện giữa lúc Trump đang nỗ lực đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020. Và hậu quả là Trump đã bị truy tố tại tòa án liên bang và tiểu bang về các cáo buộc liên quan đến nỗ lực này nhưng những kẻ từng hoạch định một kế hoạch phản đối đại cử tri với lý thuyết lật lọng như Mike Johnson, dù đã bị Tòa án Tối cao bác bỏ thì giờ đây lại chễm chệ ngồi vào ghế Chủ tịch Hạ viện để tha hồ bóp méo Hiến pháp trong một tư thế mới.

Chính Mike Johnson thời gian sau cuộc bầu cử đã từng lặp lại những âm mưu bầu cử lố bịch nhất của Sidney Powell, bao gồm cả việc ông Tổng thống chết từ năm 2013 của Venezuela, Hugo Chavez đã đội mồ sống dậy để thao túng máy bỏ phiếu, lấy phiếu của Trump đổi qua tên Biden. Nhưng cuối cùng Mike Johnson đã chuyển sang một lập luận ít nhất là cũng có cơ sở trên danh nghĩa trong Hiến pháp. Trong một bản tóm tắt ngắn gọn có sự tham gia của 125 thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện mà Mike Johnson đã viết và đệ trình để ủng hộ vụ kiện tháng 12 năm 2020 của Texas nhằm vô hiệu hóa cuộc bầu cử ở Pennsylvania, Mike Johnson đã hoàn toàn dựa vào lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập, như Texas đã sử dụng trong vụ kiện của họ để đưa ra lập trường của Johnson.

Johnson viết: “Bản tóm tắt này bảo vệ thẩm quyền theo hiến pháp của các cơ quan lập pháp tiểu bang với tư cách là cơ quan duy nhất được ủy quyền hợp pháp để thiết lập cách thức bổ nhiệm các đại cử tri tổng thống”.

Có một số khác biệt tinh tế nhưng có liên quan về mặt pháp lý giữa vụ Moore kiện Harper và lập luận của Johnson. Vụ Moore xoay quanh Điều khoản bầu cử của Hiến pháp, điều chỉnh các quy định về bầu cử. Còn lập luận của Johnson tập trung vào Điều khoản về cử tri trong Hiến pháp và đặc biệt là khả năng của các quan chức địa phương trong việc thay đổi luật bầu cử của các tiểu bang dẫn đến việc bổ nhiệm các đại cử tri tổng thống. Nhưng những khác biệt này phần lớn không được Tòa án Tối cao nhìn nhận, và bản chất của phán quyết Moore vẫn được áp dụng cho lập luận của Mike Johnson.

Tòa án Tối cao đã bác bỏ định nghĩa về “Cơ quan lập pháp” trong Hiến pháp được đưa ra bởi cả Đảng Cộng hòa ở North Carolina và trong bản tóm tắt của Mike Johnson trong vụ kiện ở Texas. Cả hai đều đã định nghĩa thuật ngữ này là chỉ cơ quan lập pháp tiểu bang và chỉ có cơ quan lập pháp tiểu bang mà thôi. Mike Johnson đến giờ vẫn khẳng định thuật ngữ ‘Cơ quan lập pháp’ có nghĩa là quyền lập pháp được hiểu theo tiểu bang đó và hiến pháp của tiểu bang.

Thực tế về sự biện minh theo hiến pháp của Mike Johnson đối với Đảng Cộng hòa để từ chối các đại cử tri ở Arizona và Pennsylvania trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta hồi tưởng lại điều này: Đó là một cái cớ cho phép Đảng Cộng hòa đi theo Trump, ngay cả sau cuộc nổi dậy mà ông đã kích động vào ngày 6 tháng 1.

Tom Wolf, luật sư bầu cử của Trung tâm Brennan, cho biết rằng: “Chúng ta đã bước vào thời kỳ mà các chníh trị gia tập trung phát triển các lý thuyết hoàn toàn vì lợi ích chính trị”.

Điều này trở nên rõ ràng khi nhìn vào điều mà đảng Cộng hòa đã không bác bỏ: đó là cuộc bầu cử của chính họ. Hầu hết mọi bang, bao gồm cả những bang do Đảng Cộng hòa điều hành, đã thay đổi các quy tắc bầu cử vào năm 2020 để phù hợp với việc bỏ phiếu trong đại dịch COVID-19. Các bước này bao gồm từ thay đổi lập pháp đến mệnh lệnh hành pháp từ thống đốc đến thay đổi quy định của thư ký bang và hội đồng bầu cử bang. Nếu như Mike Johnson lập luận – rằng các cuộc bầu cử được tiến hành theo các quy tắc không được cơ quan lập pháp tiểu bang quy định rõ ràng là vi hiến, thì các thành viên Hạ viện từ các tiểu bang có cuộc bầu cử được tiến hành trong những điều kiện như vậy lẽ ra không nên tuyên thệ nhậm chức. Nhưng họ đã nhậm chức và trở thành các dân biểu. Như vậy họ có vi hiến hay không?

Lời kết:

Điều này có nghĩa là, Mike Johnson và các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chỉ phản đối việc phân bổ ghế của hai tiểu bang Pennsylvania và Texas – với một số phiếu đủ để đem lại chiến thắng trong cuộc bầu cử cho Trump.

Nếu những thay đổi đối với các quy tắc bầu cử là vi hiến thì tại sao Mike Johnson lại không phản đối tất cả các tiểu bang khác trên cả nước? Ngu sao làm vậy? Nếu phản đối tất cả tiểu bang trên cả nước thì sẽ không có tên đảng viên Cộng hòa nào có thể đắc cử vào Hạ viện cả.

Thật là lố bịch khi những tên chính trị gia cơ hội này luôn cố gắng sử dụng “lý thuyết cơ quan lập pháp nhà nước độc lập” để biện minh cho những suy nghĩ bệnh hoạn. Đó thực sự chỉ là một hành động chính trị mang tính đảng phái và không có cơ sở về luật pháp hoặc nguyên tắc thực tế chỉ vì họ muốn bảo vệ Trump mà thôi.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://www.jenner.com/en/news-insights/news/moore-v-harper-argued-at-supreme-court-of-the-united-states

https://eu.statesman.com/story/news/politics/politifact/2023/10/31/politifact-new-speaker-of-the-house-mike-johnson-sought-to-overturn-2020-election/71348398007/

https://www.huffpost.com/entry/mike-johnson-2020-election-trump_n_65454357e4b01b258583b3c0

https://au.finance.yahoo.com/news/supreme-court-shot-down-mike-120012939.html