Quy tắc ứng xử không ràng buộc “tào lao nhất” năm 2023

0
2391

Lawrence Hurley, Ashley Tjhung, Andrew Chung

Sau nhiều tháng xảy ra các vụ bê bối về đạo đức, tham nhũng và sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội cũng như truyền thông báo chí, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã công bố bộ quy tắc ứng xử vào ngày 15 tháng 11 với sự đồng ý của tất cả chín thẩm phán.

Theo tuyên bố mở đầu, các thẩm phán muốn xóa bỏ “sự hiểu lầm rằng các thẩm phán của Tòa án này, không giống như tất cả các luật gia khác ở đất nước này, tự coi mình là người không bị hạn chế bởi bất kỳ quy tắc đạo đức nào”.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Bằng cách ban hành bộ quy tắc ứng xử không ràng buộc này, Tòa án Tối cao cố gắng phá vỡ những cải cách cần thiết và cho phép những người bảo trợ giàu có của họ tặng những món quà xa hoa hơn, những kỳ nghĩ dưỡng đắt tiền hơn và những cuộc diễn thuyết béo bở hơn.

Đó chỉ là một bề ngoài đơn giản, một nỗ lực che giấu trách nhiệm mỏng manh như tờ giấy mà cuối cùng không có tác dụng gì khác hơn là một trò quảng cáo rẻ tiền dưới chiêu bài trách nhiệm thực sự.

Những mối lo ngại về đạo đức từng được đồn đại giờ đây đã trở thành chủ đề thường xuyên trên các tiêu đề quốc gia về những hành vi vi phạm đạo đức rõ ràng. Các cuộc điều tra sâu của nhiều cơ quan đã tiết lộ một mô hình và thực tiễn của những hành vi đáng ngờ của các thẩm phán trong Tòa án Tối cao. Quốc hội phải nhìn thấu hành động mờ ám, lấy vải thưa che mắt thánh của mấy ông bà kẹ trong Tòa án Tối cao này, Quốc hội cần phải tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và ban hành luật liên bang có tính ràng buộc, có thể thi hành bao gồm cải cách đạo đức và mở rộng tòa án.

Rõ ràng là các thẩm phán SCOTUS không hề nhận lỗi, không muốn xin lỗi về tham nhũng vô đạo đức của họ. 

Không có gì ngạc nhiên khi Tòa án Tối cao cho tung ra bộ quy tắc không ràng buộc này đúng lúc Ủy ban Tư pháp Thượng viện đang tranh luận về trát đòi hầu tòa đối với Harlan Crow, người đã tặng hàng triệu đô la quà tặng cho Clarence Thomas và Leonard Leo, người mà sự giàu có của họ đã ảnh hưởng đến việc tiếp quản tòa án của phe cực hữu. Dư luận của tòa án đang ở mức thấp lịch sử. Quốc hội đang phản ứng trước áp lực của công chúng và cuối cùng đang xem xét hành động cải cách đạo đức. Bằng cách ban hành bộ quy tắc ứng xử không ràng buộc này, Tòa án Tối cao cố gắng phá vỡ những cải cách cần thiết và cho phép những người bảo trợ giàu có của họ tặng những món quà đắt tiền hơn và sẽ được nhìn nhận hợp pháp.

Tòa án Tối cao là Tòa án cao nhất đất nước nhưng với tiêu chuẩn đạo đức thấp nhất đất nước, tôi nói điều này không sai.

Các thẩm phán tuyên bố họ đã điều chỉnh quy tắc ứng xử mới của mình từ các quy tắc quản lý các thẩm phán cấp thấp hơn trên băng ghế liên bang. Nhưng có một sự khác biệt cơ bản và rõ ràng, rằng: Các thẩm phán đưa ra các quy định trong bộ luật của họ một cách tùy ý, do đó cho phép Tòa án Tối cao trở thành cơ quan liên bang duy nhất không phải tuân theo một bộ quy tắc ứng xử đạo đức có thể thi hành bắt buộc được. Các thẩm phán còn bỏ qua việc giải quyết các xung đột lợi ích, hành vi sai trái và khi cần thiết họ vẫn có quyền từ chối.

Bộ luật không mang tính ràng buộc này không dựa vào sự giám sát của quốc hội hay nhánh hành pháp mà dựa vào việc tự báo cáo và tự điều chỉnh của các thẩm phán trong Tòa án Tối cao. Nó không đề cập đến ảnh hưởng của nhà tài trợ hoặc việc không tiết lộ quà tặng vượt quá số tiền cụ thể. Nó để lại quyền từ chối xung đột lợi ích cho từng thẩm phán. Không có thủ tục khiếu nại công khai hoặc bất kỳ đánh giá hoặc điều tra chính thức nào về việc vi phạm quy tắc. Ngược lại, các quy định của tòa án cấp dưới có nhiều tài liệu tham khảo về các thủ tục thực thi và kỷ luật.

Như vậy, làm thế nào đất nước này có thể có được một Tòa án Tối cao tốt hơn, vô tư và công bằng hơn đi cùng với một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc như những tòa án cấp dưới. Nói một cách đơn giản, những người họ đều là những thẩm phán, có khác chăng la thếm phán Quận, thẩm phán Tòa sơ thẩm, thẩm phán Tòa phúc thẩm, thẩm phán Tòa án Tối cáo, ai cũng là thẩm phán cả, chỉ khác nhau ở cái ghế ngồi có chân cao hay thấp. Nhưng chưa hẵn là ngồi ghế chân cao thì học cao hơn, hiểu biết rộng hơn và có nhân cách, đạo đức cao hơn.

Quốc hội đã có kế hoạch chi tiết cho một tòa án tốt hơn cho đất nước.

Quốc hội không thể tiếp tục cho phép Tòa án Tối cao đóng vai trò là cầu nối cho các tỷ phú cực hữu. Thay vào đó, chúng ta phải đưa ra những cải cách hợp lý để chấm dứt tình trạng tham nhũng trắng trợn và giảm thiểu sự tiếp quản của phe cực hữu trong nhiều thập niên. May mắn thay, Quốc hội đã có một kế hoạch.

Đầu tiên, Ủy ban Tư pháp Thượng viện phải ra trát hầu tòa đối với Harlan Crow và Leonard Leo, đồng thời điều tra kỹ lưỡng các hành vi vi phạm đạo đức. Công chúng Hoa Kỳ có quyền biết mức độ hành vi sai trái tư pháp và ảnh hưởng của các nhà tài trợ cực hữu đối với hoạt động kinh doanh của Tòa án Tối cao.

Thứ hai, Quốc hội phải thông qua dự luật đạo đức của Tòa án Tối cao có tính ràng buộc và có thể thi hành trong đó nêu rõ các quy tắc rõ ràng liên quan đến việc từ chối, tặng quà và xung đột lợi ích. Pháp luật cũng phải nêu rõ những hậu quả cụ thể nếu các thẩm phán vi phạm quy tắc và cơ quan chịu trách nhiệm điều tra hành vi sai trái. Một số dự luật đạo đức đã được xem xét, bao gồm Đạo luật Đạo đức, Từ chối và Minh bạch của Tòa án Tối cao, được Ủy ban Tư pháp Thượng viện phê chuẩn vào đầu năm nay.

Quốc hội phải nhìn thấu hành động này, tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và ban hành luật liên bang có tính ràng buộc, có thể thi hành bao gồm cải cách đạo đức và mở rộng tòa án.

Cuối cùng, Quốc hội phải tái cân bằng tòa án bằng cách thông qua Đạo luật Tư pháp và bổ sung thêm bốn ghế. Mở rộng tòa án là cách đơn giản và hiệu quả nhất để xóa bỏ tình trạng đóng gói tòa án bảo thủ hàng thập niên và việc phe cực hữu tiếp quản các tòa án. Đạo luật Tư pháp, được tài trợ bởi Dân biểu Hank Johnson tại Hạ viện và Thượng nghị sĩ Ed Markey tại Thượng viện, đã có 65 người đồng bảo trợ. Cuộc khủng hoảng đạo đức là một triệu chứng của sự thối nát thể chế sâu sắc hơn mà chỉ có thể được khắc phục thông qua việc tái cân bằng tòa án.

Áp lực của công chúng nhằm ngăn chặn trò xiếc đạo đức này ngày càng gia tăng. Một cuộc thăm dò của Morning Consult cho thấy 3 trong 4 cử tri ủng hộ quy tắc đạo đức mang tính ràng buộc. Tương tự như vậy, một cuộc thăm dò của YouGov cho thấy 59% người Mỹ ít có khả năng “ủng hộ một ứng cử viên quốc hội phản đối cải cách đạo đức tại Tòa án Tối cao”. Trong khi Thẩm phán Samuel Alito tuyên bố rằng sự giám sát của quốc hội đối với đạo đức của Tòa án Tối cao là vi hiến, nói những lời này là Samuel Alito đã chà đạp lên tiền lệ hàng trăm năm của Hiến pháp. Còn rất nhiều việc phải làm, nhưng động lực và tiền lệ đang đứng về phía chúng ta.

Quốc hội không thể tiếp tục ngồi yên và để Tòa án Tối cao cực đoan ra lệnh cho chính sách quốc gia theo lệnh của những người bảo trợ cực hữu của họ. Bây giờ là lúc thực hiện nghĩa vụ của họ, kiềm chế nạn tham nhũng của tòa án và hủy bỏ sự đóng gói của tòa án cực hữu đang tàn phá hệ thống dân chủ của chúng ta.

Lời kết:

Gần ba năm trôi qua, nhưng Tổng thống Biden không tỏ ra mặn mà lắm với việc tái cân bằng nhân số của Tòa án Tối cao, ông vẫn không lay chuyển về vấn đề mở rộng tòa án, bất chấp những lời chỉ trích của ông về các phán quyết của Tòa án Tối cao về quyền sử dụng súng và phá thai, viện cớ nếu làm vậy sẽ bị cho là lạm quyền.

Nhưng, chúng ta cần phải cân bằng lại tòa án này trước khi họ gây ra nhiều tổn hại hơn cho đất nước với những gì họ đã làm cho đến nay. Sau khi đắc cử, Biden đã bổ nhiệm một ủy ban lưỡng đảng gồm 36 thành viên để nghiên cứu những thay đổi có thể xảy ra đối với Tòa án Tối cao – bao gồm việc bổ sung thêm ghế, cũng như giới hạn nhiệm kỳ và quy tắc đạo đức cho các thẩm phán.

Ủy ban đã cùng thông qua một báo cáo vào cuối năm ngoái, trong đó họ cảnh báo rằng sự thay đổi quá mức đối với thể chế có thể khiến nền dân chủ thoái trào trong tương lai. Ủy ban nhận thấy sự ủng hộ “đáng kể” đối với giới hạn nhiệm kỳ 18 năm đối với các thẩm phán, nhưng vấn đề mở rộng tòa án lên quá chín ghế đã vấp phải “sự bất đồng sâu sắc“.

Tùy vào thời thế và con người, ông Biden cần hiểu rõ câu thành ngữ Việt Nam: “Đi với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, không thể lịch sự, từ tốn, hòa nhã với những tên thô bỉ, đạo đức giả và tham nhũng.

Theo tôi, quy tắc ứng xử không ràng buộc của các thẩm phán trong Tòa án Tối cao vừa đưa ra, phải đặt cho nó một cái tên ngắn gọn dễ nhớ, đó là “quy tắc ứng xử tào lao nhất năm 2023”.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://www.nbcnews.com/politics/supreme-court/supreme-court-code-of-conduct-rcna124951

https://www.lemonde.fr/en/international/article/2023/11/14/us-supreme-court-adopts-ethics-code-after-scandals_6253021_4.html

https://www.reuters.com/legal/us-supreme-court-announces-formal-ethics-code-justices-2023-11-13/

https://www.commondreams.org/opinion/scotus-code-of-conduct-fails