Quân đội Mỹ phải nhận thức về mối nguy hiểm của Trump

0
2683

Khả năng Donald Trump trở lại chức vụ tổng thống và tổng tư lệnh có thể xảy ra với xác suất khá cao nhờ vào những cái đầu siêu việt “ta không thể ngủ” trên đất Mỹ – và trên thực tế, nhiều chuyên gia Hiến pháp, các nhà học giả đang lên tiếng kêu gọi và thúc đẩy việc suy nghĩ lại về mối quan hệ dân sự-quân sự cơ bản ở đất nước này.

Hôm nay tôi xin gởi đến quý vị nghe tâm tư thống thiết của hai vị Giáo sư, Gregory D. Foster và George C. Marshall là những cựu Giáo sư xuất sắc tại Đại học Quốc phòng, họ đều tốt nghiệp West Point và là cựu chiến binh được tặng huân chương trong Chiến tranh Việt Nam. Những quan điểm trong bài viết này là phần bày tỏ là của riêng hai vị Giáo sư này.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Phần nội dung được chuyển ngữ đơn giản, rút gọn theo văn nói bình dân và dễ hiểu.

Tôi xin được bắt đầu:

Thay vì kêu gọi hành động, ở đây chúng tôi đưa ra lời kêu gọi các nhà lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ nên có một nhận thức đứng đắn để phòng ngừa về một vấn đề có hậu quả tối đa trong nước và quốc tế, chiến lược và đạo đức.

Mối quan hệ dân sự-quân sự của đất nước chúng ta sẽ bị thử thách hơn bao giờ hết trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump nếu ông ta may mắn tái đắc cử. Bây giờ là lúc để nghĩ về điều đó một cách nghiêm chỉnh.

Tất cả chúng ta hãy coi mối quan hệ dân sự-quân sự như một hợp đồng xã hội ngầm nhưng bị ràng buộc về các quyền, nghĩa vụ và kỳ vọng chung giữa ba bên đối với mối quan hệ lý tưởng hài hòa nhưng đôi khi không thể tránh khỏi bất hòa này: quân đội mặc đồng phục, các giám sát viên dân sự của quân đội trong Quốc hội và cơ quan hành pháp, và công chúng nói chung. Trong mối quan hệ ba bên này, tất cả các bên đã công nhận vai trò thể chế mà họ được kỳ vọng sẽ hoàn thành vì lợi ích chung. Nhưng nếu bất kỳ bên nào không thực hiện đúng vai trò của mình thì hợp đồng sẽ bị phá vỡ và nền dân chủ sẽ bị đe dọa, ít nhất là ở một mức độ nào đó.

Khi chúng ta xem xét các hành động trong quá khứ của Trump với quân đội; thái độ khinh thường của ông ta  đối với các tướng lĩnh cụ thể và những người khác ở cấp bậc thấp hơn, đã chết và còn sống, nhưng đồng thời ông ta ôm ấp những kẻ bất lương thiếu chuyên nghiệp trong bộ đồng phục bị buộc tội tội ác chiến tranh và các hành vi sai trái nghiêm trọng khác; việc ông ta lựa chọn những người trung thành có xuất thân ưa thích bạo lực và trung thành với những thuyết âm mưu để điều hành Ngũ Giác Đài trong những ngày tàn của chính quyền ông ta trong nhiệm kỳ; nỗi ám ảnh buông thả của ông ta về lòng trung thành cá nhân với đòi hỏi những tên tay chân phải trả giá bằng tất cả những thứ khác; và các kế hoạch được tuyên bố công khai của ông ta về ý muốn cai trị chuyên quyền và muốn phá hoại các thể chế dân chủ nếu ông ta trở lại nắm quyền, những điều này đều không được chấp nhận đối với quốc gia chúng ta và nền cộng hòa.

Chúng ta phải kết luận rằng các nguyên tắc truyền thống về quan hệ dân sự-quân sự từ bao lâu nay dường như đã lỗi thời và không được trang bị đầy đủ để chống lại bất kỳ kẻ thù nào như vậy từ bên trong.

Với tư cách là người quan sát và giảng dạy lâu năm về quan hệ dân sự-quân sự, chúng tôi buộc phải đặt câu hỏi về một số nguyên lý sâu sắc nhất của lĩnh vực này. Có một điều, từ lâu chúng tôi đã chấp nhận đề xuất rằng sự kiểm soát dân sự đối với quân đội là có thể nếu không có dân chủ, nhưng dân chủ không thể thực hiện được nếu không có sự kiểm soát dân sự đối với quân đội. Các nhà độc tài rõ ràng luôn muốn duy trì sự kiểm soát đơn phương đối với quân đội của đất nước, được sử dụng để thực hiện những sự đàn áp người dân, buộc người dân phải phục tùng lãnh tụ nhờ sức mạnh của quân đội.là điều không được phép trong các nền dân chủ.

Nhưng ngược lại, các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ đa nguyên vốn có, chỉ thực hiện quyền kiểm soát quân đội của họ vì lòng trung thành với các nguyên tắc và thể chế cấp cao hơn. Trong mọi trường hợp, sự kiểm soát dân sự, dù lỏng lẻo hay hạn chế, đều là một biến số độc lập mà nền dân chủ phụ thuộc vào. Sự sống còn và khả năng tồn tại của nền dân chủ khi đối mặt với chế độ chuyên chế nội bộ sắp xảy ra sẽ đòi hỏi quân đội phải quản lý hiệu quả mức độ kiểm soát mà họ sẽ phải tuân theo, và có lẽ cần phải mạnh mẽ công khai đẩy lùi các mệnh lệnh không phù hợp hoặc vi hiến từ cấp trên.

Câu hỏi cần được trả lời là liệu nền dân chủ sẽ được tăng cường hay bị suy yếu bởi việc quân đội buộc phải nới lỏng sự kiểm soát dân sự.

Ngoài ra, chúng tôi đã suy nghĩ lại quan điểm của mình về quan hệ dân sự – quân sự trước kịch bản dân sự lạm quyền. Nó được phản ánh rõ nhất qua việc Tổng thống Harry Truman  sa thải Tướng Douglas MacArthur, sau những tuyên bố công khai của MacArthur mâu thuẫn trực tiếp với các chính sách của chính quyền Truman trong Chiến tranh Triều Tiên.

Tướng Douglas MacArthur đưa ra quan điểm của mình trong bài phát biểu vào tháng 7 năm 1951 trước cơ quan lập pháp tiểu bang Massachusetts và nói rằng: “Tôi nhận thấy đang tồn tại một khái niệm mới và chưa từng được biết đến và nguy hiểm rằng các thành viên trong lực lượng vũ trang của chúng ta có lòng trung thành cơ bản với những người nắm giữ quyền lực của cơ quan hành pháp của chính phủ, thay vì với đất nước và Hiến pháp mà họ đã tuyên thệ để bảo vệ. Không có lời đề nghị nào có thể nguy hiểm hơn. Không ai có thể nghi ngờ nhiều hơn về tính liêm chính của các lực lượng vũ trang. Vì việc áp dụng nó sẽ ngay lập tức biến họ từ vai trò truyền thống và hợp hiến của họ là công cụ bảo vệ nền Cộng hòa thành một thứ gì đó có tính chất của một người bảo vệ pháp quan, có lòng trung thành duy nhất với bậc thầy chính trị của thời đại.”

Phía Tổng thống Harry Truman đã làm rõ quan điểm đối kháng của mình sau này, trong tập thứ hai của cuốn hồi ký của ông và viết rằng: “Nếu có một yếu tố cơ bản trong Hiến pháp của chúng ta thì đó là sự kiểm soát dân sự đối với quân đội. Các chính sách phải được thực hiện bởi các quan chức chính trị được bầu chọn, không phải bởi các tướng lĩnh hay đô đốc. Chúng tôi luôn bảo vệ điều khoản hiến pháp ngăn cản quân đội tiếp quản chính quyền từ tay chính quyền do người dân bầu ra và nắm quyền lực. Bất kỳ người nào đã từng trải qua quá trình lựa chọn chính trị, như nó diễn ra ở nước ta, đều biết rằng thành công là sự kết hợp của các nguyên tắc được duy trì một cách kiên định và những điều chỉnh được thực hiện vào thời điểm và địa điểm thích hợp – điều chỉnh theo điều kiện chứ không phải điều chỉnh các nguyên tắc. Đây là những điều mà một sĩ quan quân đội khó có thể học được trong quá trình làm nghề của mình.”

Những thuật ngữ quân sự trong suy nghĩ của chúng tôi về “mệnh lệnh” và “vâng lời” một cách tuyệt đối, không phải là định nghĩa để sử dụng trong một nước cộng hòa.

Từ lâu, chúng tôi đã đứng về phía Harry Truman một cách không dè dặt về vấn đề này – chúng tôi phải thừa nhận không quá nhiều về nguyên tắc, mà là vì sự kiêu ngạo quá đáng và tự đề cao bản thân của Tướng Douglas MacArthur. Tuy nhiên, bây giờ, đối mặt với viễn cảnh một nhiệm kỳ tổng thống khác của Trump sau một năm nữa, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy mình nên đứng về phía Tướng Douglas MacArthur với niềm tin rằng dưới một tổng tư lệnh như Trump, quân đội phải trở thành người bảo vệ trật tự hiến pháp dân chủ.

Đề xuất không chính thống này cho rằng quân đội phải là người bảo vệ cuối cùng của Hiến pháp khiến chúng ta nhớ lại lời tuyên thệ trung thành mà tất cả các quân nhân mặc đồng phục đều thề theo văn kiện đó. Các quan chức thề sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp chống lại  mọi kẻ thù, trong và ngoài nước, đồng thời giữ vững niềm tin trước người dân và lòng trung thành thực sự đất nước và người đại diện, là Tổng tư lệnh tối cao nhưng điều này khác với một Tổng tư lệnh độc tài, kẻ chủ trương phát xít.

Tuy nhiên, trước khi được đưa vào biên chế, các sĩ quan cũng phải tuyên thệ nhập ngũ rằng tất cả quân nhân nhập ngũ đều phải được hướng dẫn trong suốt thời gian phục vụ. Đối với các mệnh lệnh ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp cũng như mang niềm tin và sự trung thành thực sự với Hiến pháp, lời tuyên thệ đó bổ sung thêm mệnh lệnh rõ ràng là “tuân theo mệnh lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và mệnh lệnh của các quan chức được bổ nhiệm”, theo quy định của Bộ luật Thống nhất về Tư pháp Quân sự.

Những điều này phải được hiểu là những cam kết trung thành vô điều kiện với các nguyên tắc, giá trị, quy trình, đặc quyền và sự sắp xếp của tổ chức, chứ không phải là cam kết trung thành với bất kỳ cá nhân cụ thể nào.

Điều này có lẽ bao gồm việc duy trì các nguyên tắc như nhà nước pháp quyền, chủ quyền nhân dân, sự đồng thuận của nhân dân, trách nhiệm giải trình trước công chúng, quyền lực riêng biệt và chia sẻ, kiểm tra và cân bằng.

Mặt khác, tổng thống được cấp nhiều đặc quyền hơn trong lời tuyên thệ mà ông thực hiện theo Điều II của Hiến pháp, đó là: giữ gìn, bảo vệ và bảo vệ Hiến pháp bằng hết khả năng của mình. Chỉ riêng những từ ngữ đó đã cung cấp nhiều đặc quyền ngay cả khi đối mặt với sự luận tội, đặc biệt nếu khả năng phạm tội được xác định dưới dạng ý chí hoặc ý định.

Tất cả những lời thề này đều được luật hóa, vì vậy chúng ta phải tin tưởng rằng các thể chế dân chủ mà chúng ta đã thiết lập, cũng như quá trình xã hội hóa đi kèm với các thể chế đó, sẽ bảo đảm rằng sẽ không có sáng kiến ​​nào thay đổi luật theo hướng ủng hộ các lời thề trung thành cá nhân sẽ thu hút được sự chú ý ở đất nước này.

Do đó, theo nghĩa thứ ba, chúng tôi đã xem xét lại các nguyên lý truyền thống của quan hệ dân sự-quân sự trước khả năng trở lại của Trump liên quan đến sự đảo ngược niềm tin phổ biến rằng một trạng thái lành mạnh của quan hệ dân sự-quân sự trong một nền dân chủ lành mạnh đòi hỏi phải có quân đội phải tuân theo vô điều kiện cơ quan dân sự được thành lập phù hợp, bất kể đảng phái chính trị hay định hướng tư tưởng của họ.

Điều đó đòi hỏi quân nhân thuộc mọi cấp bậc phải phi chính trị, cung kính, vâng lời, tuân thủ và im lặng, bất kể hoàn cảnh nào và không mong đợi được đền đáp ưu ái hay bất lợi. Điều này không có nghĩa là những người mặc quân phục không thể đưa ra phán xét và nuôi dưỡng quan điểm cá nhân về các lãnh đạo dân sự của họ như một lẽ đương nhiên, mà họ thường xuyên khuất phục những quan điểm đó vì lợi ích của sự liêm chính nghề nghiệp.

Nhưng sự trở lại của Donald Trump cho thấy rằng những hạn chế tự áp đặt như vậy có thể cần phải xem xét lại khẩn cấp, tùy thuộc vào khả năng và sự sẵn lòng của các giám sát viên dân sự của quân đội trong việc chứng tỏ hiểu biết về năng lực chiến lược và khả năng lãnh đạo chiến lược của lãnh đạo dân sự. Ví dụ, khi tổng tư lệnh và các quan chức được bổ nhiệm của ông thể hiện tầm nhìn, lòng can đảm, năng lực, tính chính trực, trách nhiệm và sự đồng cảm, có nghĩa là họ đang duy trì nghĩa vụ của họ trong thỏa thuận hợp đồng, từ đó khiến họ xứng đáng với những giới hạn mà quân đội đã đặt ra cho chính mình. Nhưng khi thực tế ngược lại – khi những quan chức dân sự đó thể hiện rõ ràng sự hèn nhát, kém năng lực và đạo đức giả, quân đội được cho là có lý khi không im lặng cũng như không tuân thủ mệnh lệnh.

Nếu một tư thế như vậy có vẻ quá nguy hiểm để suy ngẫm hoặc thảo luận, thì điều đó phản ảnh quá trình xã hội hóa tự áp đặt của quân đội trong thời gian bình thường hơn với Bộ luật Tư pháp quân sự thống nhất, đe dọa các biện pháp trừng phạt cá nhân nặng nề nếu lên tiếng trước công chúng và chống lại sự chỉ đạo không đúng đắn từ phía các lãnh đạo dân sự bất xứng, không có tư cách.

Chúng ta hãy nhớ rằng quân đội là một tổ chức quân sự, có thứ bậc, tồn tại một cách bắt buộc trong một nền dân chủ với nhiệm vụ bảo vệ và duy trì nền dân chủ. Điểm mạnh của nó với tư cách là một thể chế – bao gồm cả chuẩn mực tuân theo quyền lực một cách không nghi ngờ – cũng có xu hướng trở thành điểm yếu của nó. Trên thực tế, chúng có thể dẫn đến sự hủy hoại của nó vào tháng 1 năm 2025, nếu các nhà lãnh đạo quân sự không suy nghĩ trước về những đường nét đang thay đổi của bất đồng chính kiến, bất tuân, chính trị hóa, cai trị dân chủ, chủ nghĩa hợp hiến và đạo đức công vụ đang diễn ra.

Mệnh lệnh đối với quân đội dưới chế độ Trump dường như rõ ràng và khác biệt so với thông lệ đã được thiết lập, đó là: yêu cầu các mệnh lệnh phải là mệnh lệnh thực sự chứ không chỉ đơn thuần là những gợi ý hay kỳ vọng; rằng những mệnh lệnh như vậy được đưa ra trực tiếp từ tổng tư lệnh, không phải từ các trợ lý nhân viên có vẻ như đang phát biểu thay mặt ông ta; và các mệnh lệnh phải bằng văn bản, được truyền đi một cách công khai, do đó tước đi vỏ bọc từ chối của tổng thống vốn đã trở nên quá phổ biến.

Lời kết:

Có lẽ trong lịch sử Hoa Kỳ, không một chính khách quân nhân nào mạnh mẽ hơn Dwight D. Eisenhower, trong một  bài phát biểu năm 1954 tại lễ kỷ niệm hai trăm năm của Đại học Columbia, ông đã đưa ra một bài phát biểu với những từ ngữ nhắn nhủ đến những người mặc đồng phục đang phục vụ trong quân đội, rằng: “Ở đây, tại Hiệp chúng quốc Hoa kỳ, chúng ta có dòng máu và tinh thần từ những người cách mạng và cả những kẻ nổi loạn – những người đàn ông và phụ nữ dám bất đồng quan điểm với học thuyết đã được chấp nhận. Với tư cách là những người thừa kế của họ, mong sao chúng ta không bao giờ nhầm lẫn giữa bất đồng chính kiến ​​trung thực với hành vi lật đổ không trung thành.”

Ngẫm nghĩ lại lời tuyên bố của vị Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34th và tâm tư đầy lo lắng của hai vị Giáo sư thuộc đại học quốc phòng hôm nay, đã nói lên tình thế nguy hiểm thực sự với viễn cảnh “chó nhảy bàn độc” thành công và sẽ làm đảo lộn mọi thứ, từ việc lật đổ một nền cộng hòa, phá hủy nền dân chủ và thao túng các thể chế theo xu hướng một nhà nước chuyên quyền được lãnh đạo bởi một nhà độc tài xem ra không còn là một viễn cảnh xa vời.

Mong rằng giới lãnh đạo quân đội, giới giám sát viên dân sự của quân đội cần nghiêm chỉnh thừa nhận mức độ nguy hiểm của các thể thức trong quân đội, được thực thi đúng cách thức và cần phân định rõ ràng việc chấp hành mệnh lệnh đối với một lãnh đạo dân sự, với người có trách nhiệm và thực thi đúng quyền hạn của người lãnh đạo vì bảo vệ Hiến pháp và đất nước, là hoàn toàn khác khi phải cúi đầu phục vụ mệnh lệnh từ một tên gian thương lừa đảo, một trùm xã hội đen muốn làm Tổng thống Mỹ.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://en.wikipedia.org/wiki/Military_order_(instruction)

http://casebook.icrc.org/case-study/united-states-presidents-military-order

https://www.salon.com/2023/12/24/donald-vs-the-military-top-brass-must-think-hard-about-the-danger-ahead/

https://missouriindependent.com/2023/12/20/does-14th-amendment-bar-trump-from-office-a-constitutional-scholar-explains-colorado-ruling/

https://www.reuters.com/world/us/what-does-trumps-disqualification-ruling-colorado-mean-2023-12-20/

https://www.reuters.com/world/us/trump-i-have-not-read-hitlers-mein-kampf-2023-12-20/

https://www.thedailybeast.com/mark-milley-jabs-at-trump-says-military-doesnt-swear-to-a-wannabe-dictator