Phát biểu của TT Biden tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York ngày 19.09.2023

0
2821

Thưa ngài Chủ tịch, ngài Tổng thư ký, và các nhà lãnh đạo, cách đây khoảng một tuần, tôi đã có mặt ở bên kia quả địa cầu, tại Việt Nam trên mảnh đất từng đẫm máu chiến tranh. Tôi đã gặp một nhóm nhỏ cựu chiến binh, người Mỹ và người Việt Nam, những người họ đã trao đổi những đồ vật cá nhân từ cuộc chiến đó – một thẻ căn cước và một cuốn nhật ký. Tôi thật cảm động khi nhìn thấy những cử chỉ thân tình, hiểu biết trong sự tôn trọng đó giữa những người cựu quân nhân Mỹ-Việt.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Đỉnh cao của 50 năm làm việc chăm chỉ của cả hai quốc gia để giải quyết những di sản đau thương của chiến tranh và cùng nhau hướng tới hòa bình và một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhiều thập niên trước đây, không ai có thể tưởng tượng được việc một tổng thống Mỹ đứng giữa Hà Nội cùng với một nhà lãnh đạo Việt Nam và công bố cam kết chung về quan hệ đối tác quốc gia ở mức cao nhất. Đó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng lịch sử không nhất thiết phải quyết định tương lai của chúng ta.

Với sự phối hợp và nỗ lực của cả hai quốc gia, đối thủ vẫn có thể trở thành đối tác, những thách thức to lớn có thể được giải quyết và những vết thương sâu sắc có thể lành lại.

Vì thế chúng ta đừng bao giờ quên điều đó. Khi chúng ta chọn sát cánh cùng nhau với hy vọng gắn kết toàn nhân loại trong sự hiểu biết và tôn trọng.

Hôm nay, chúng ta tụ tập một lần nữa tại một thời điểm quan trọng, thế giới đang hướng về tất cả chúng ta. 

Với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ, tôi hiểu nhiệm vụ mà đất nước tôi phải gánh vác trong thời điểm quan trọng này; làm việc với các quốc gia ở mọi khu vực để liên kết họ vì mục đích chung; để cùng tham gia với các đối tác có chung tầm nhìn về tương lai thế giới, nơi con cái chúng ta không bị đói và mọi người đều được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, nơi người lao động được trao quyền và môi trường của chúng ta được bảo vệ, nơi xung đột được giải quyết một cách hòa bình và các quốc gia có thể vạch ra lộ trình riêng của mình.

Hoa Kỳ muốn tìm kiếm một thế giới an toàn hơn, thịnh vượng hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người vì chúng tôi biết tương lai của chúng tôi gắn liền với các bạn. Hãy để tôi nhắc lại điều đó một lần nữa: Chúng tôi biết tương lai của chúng tôi gắn liền với các bạn.

Và không quốc gia nào có thể một mình đương đầu với những thách thức của ngày hôm nay.

Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng hoàn hảo – chúng ta cần tránh tái diễn xung đột toàn cầu trong khi đưa hơn 1 tỷ người thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực, cùng nhau mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục cho hàng triệu trẻ em.

Đó là minh chứng sâu sắc cho những gì chúng ta có thể đạt được khi cùng nhau hành động và đương đầu với những thử thách khó khăn và cũng là lời nhắc nhở chúng ta phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để không ai bị bỏ lại phía sau, vì có quá nhiều người đã bị bỏ lại phía sau. 

Các thể chế mà chúng ta cùng nhau xây dựng vào cuối Thế chiến thứ hai là nền tảng lâu dài cho sự tiến bộ của chúng ta và Hoa Kỳ cam kết duy trì chúng. 

Và năm nay, chúng tôi tự hào tái gia nhập UNESCO. Nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng để đáp ứng những thách thức mới trong các thể chế và cách tiếp cận lỗi thời hàng thập niên của chúng tôi, chúng phải được cập nhật liên tục để cùng hòa mình với thế giới.

Nói một cách đơn giản, những kết quả của thế kỷ 21 là rất cần thiết để đưa chúng ta đi tiếp. Điều đó bắt đầu với Liên Hợp Quốc – bắt đầu ngay tại căn phòng này.

Trong bài phát biểu trước cơ quan này năm ngoái, tôi đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mở rộng Hội đồng Bảo an, tăng số lượng thành viên thường trực và không thường trực. Hoa Kỳ đã tiến hành tham vấn nghiêm túc với nhiều quốc gia thành viên. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện phần việc của mình để thúc đẩy nhiều nỗ lực cải cách hơn nữa, tìm kiếm những điểm chung và đạt được tiến bộ trong năm tới. 

Chúng ta cần phá vỡ tình trạng bế tắc thường cản trở sự tiến bộ và cản trở sự đồng thuận trong Hội đồng. Chúng ta cần nhiều tiếng nói hơn và nhiều quan điểm hơn tại bàn đàm phán.

Liên Hợp Quốc phải tiếp tục gìn giữ hòa bình, ngăn chặn xung đột và giảm bớt đau khổ của con người. Và chúng tôi hoan nghênh các quốc gia đang nỗ lực dẫn đầu theo những cách thức mới và tìm kiếm những bước đột phá mới về các vấn đề khó khăn. Hoa Kỳ đang nỗ lực làm việc toàn diện để làm cho các thể chế toàn cầu phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn và toàn diện hơn.

Tháng trước, tôi đã yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ cấp thêm vốn để mở rộng nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới thêm 25 tỷ USD. Và tại G20, chúng tôi đã tập hợp các nền kinh tế lớn trên thế giới để huy động nhiều nguồn tài trợ hơn nữa. Nói chung, chúng tôi có thể mang lại sự thúc đẩy chuyển đổi cho hoạt động cho vay của Ngân hàng Thế giới. Chúng tôi bảo đảm rằng các nước đang phát triển sẽ có tiếng nói và đại diện mạnh mẽ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới và duy trì sự cạnh tranh, sự cởi mở, minh bạch và pháp quyền, đồng thời trang bị cho tổ chức này để giải quyết tốt hơn các yêu cầu cấp bách thời hiện đại, như thúc đẩy năng lượng sạch, bảo vệ người lao động, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện.

Và trong tháng này, chúng tôi đã mở rộng G20, một diễn đàn quan trọng đã chào đón Liên minh châu Phi với tư cách là thành viên thường trực.

Các công nghệ mới nổi, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, có cả tiềm năng lẫn mối nguy hiểm to lớn. Chúng ta cần chắc chắn rằng chúng được sử dụng như công cụ tạo cơ hội chứ không phải vũ khí áp bức.

Ở mọi khu vực trên thế giới, Hoa Kỳ đang huy động các liên minh mạnh mẽ, quan hệ đối tác linh hoạt, hành động tập thể để mang lại những cách tiếp cận mới cho những thách thức chung của chúng ta.

Tại Tây bán cầu, chúng tôi đã đoàn kết 21 quốc gia để ủng hộ Tuyên bố Los Angeles về Di cư và Bảo vệ, đưa ra cách tiếp cận toàn khu vực đối với thách thức toàn khu vực nhằm duy trì luật pháp tốt hơn và bảo vệ quyền của người di cư.

Ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chúng tôi đã tăng cường quan hệ đối tác Bộ tứ với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia để mang lại tiến bộ cụ thể cho người dân trong khu vực về mọi mặt, từ vaccine đến an ninh hàng hải.

Chỉ mới hôm qua, sau hai năm tham vấn và ngoại giao, Hoa Kỳ đã tập hợp hàng chục quốc gia trên khắp bốn châu lục để thiết lập Quan hệ Đối tác Hợp tác Đại Tây Dương mới để các quốc gia ven biển Đại Tây Dương có thể hợp tác tốt hơn về khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Chúng ta đã tập hợp gần 100 quốc gia trong một liên minh toàn cầu để chống lại tác hại của fentanyl và ma túy tổng hợp nhằm giảm tổn thất về nhân mạng.

Và khi bản chất của các mối đe dọa khủng bố ngày càng gia tăng và địa lý mở rộng bất hợp pháp đến những địa điểm mới, chúng tôi đang hợp tác với các đối tác của mình để mang lại khả năng có thể phá vỡ các âm mưu đen tối và bành trướng.

Ngoài ra, chúng tôi đã triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ để củng cố các thể chế dân chủ, loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng và bác bỏ bạo lực chính trị.

Và trong thời điểm này, khi các chính phủ được bầu cử dân chủ liên tiếp bị lật đổ ở Tây và Trung Phi, chúng ta được nhắc nhở rằng công việc này cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết.

G7 đã cam kết hợp tác với các bên để huy động chung 600 tỷ USD tài trợ cơ sở hạ tầng vào năm 2027. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã huy động được hơn 30 tỷ USD.

Chúng tôi đang tạo ra một cuộc đua giành vị trí dẫn đầu với các dự án có tiêu chuẩn cao về người lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ, đồng thời tránh được bẫy nợ.

Tương tự như vậy, nỗ lực đột phá mà chúng tôi đã công bố tại G20 ở Ấn Độ — nhằm kết nối Ấn Độ với châu Âu thông qua Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Saudi Arabia, Jordan và Israel sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư trên khắp hai châu lục.

Đây là một phần trong nỗ lực của chúng tôi nhằm xây dựng một Trung Đông hội nhập. Điều này chứng tỏ quá trình bình thường hóa và kết nối kinh tế lớn hơn của Israel với các nước láng giềng đang mang lại những tác động tích cực.

Và tôi muốn nhấn mạnh rằng, không có mối quan hệ đối tác nào trong số này nhằm mục đích kiềm chế bất kỳ quốc gia nào. Khi nói đến Trung Quốc, tôi muốn nói rõ rằng. Chúng tôi muốn sự cạnh tranh giữa các quốc gia phải có trách nhiệm. Chúng tôi muốn giảm rủi ro chứ không phải tách rời khỏi Trung Quốc.

Chúng ta sẽ đẩy lùi hành vi xâm lược và đe dọa, đồng thời bảo vệ các quy tắc đi lại, từ tự do hàng hải, hàng không đến một sân chơi kinh tế bình đẳng đã giúp bảo vệ an ninh và thịnh vượng cho các quốc gia trên thế giới trong nhiều thập niên.

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng. Chúng ta thấy nó ở khắp mọi nơi: những đợt nắng nóng kỷ lục ở Hoa Kỳ và Trung Quốc; cháy rừng tàn phá Bắc Mỹ và Nam Âu; hạn hán ở vùng Sừng châu Phi; lũ lụt bi thảm ở Libya – trái tim tôi hướng về người dân Libya – nơi cơn bão và đập vỡ đã giết chết hàng ngàn người.

Nếu chúng ta không giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bắt đầu bảo vệ thế giới trước biến đổi khí hậu thì hậu quả sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

Năm ngoái, tôi đã ký thành luật ở Hoa Kỳ khoản đầu tư lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lịch sử thế giới để chống khủng hoảng khí hậu và giúp đưa nền kinh tế toàn cầu hướng tới một tương lai năng lượng sạch.

Chúng tôi cũng đang làm việc với Quốc hội để tăng gấp bốn lần nguồn tài chính cho khí hậu nhằm giúp các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu về khí hậu và thích ứng với các tác động của khí hậu.

Tóm lại, trong hai năm đầu tiên dưới quyền của tôi, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 100 tỷ USD để thúc đẩy tiến bộ phát triển trong việc củng cố an ninh lương thực, mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục trên toàn thế giới, củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe và chống lại bệnh tật. Và chúng tôi đã giúp huy động thêm hàng tỷ USD vào đầu tư của khu vực tư nhân.

Nhưng để đẩy nhanh tiến độ hướng tới các Mục tiêu Phát triển Ôn định, tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn nữa. Chúng ta cần bảo đảm rằng phụ nữ và trẻ em gái được hưởng lợi đầy đủ từ sự tiến bộ của chúng ta.

Chúng ta cũng phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết khoản nợ đang kìm hãm rất nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Khi các quốc gia buộc phải trả các khoản nợ lớn kéo dài, điều đó khiến họ khó đầu tư vào tương lai của chính mình hơn.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi những nỗ lực thiện chí nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt và làm gương cho bất kể điều gì khác đang xảy ra trên thế giới. Năm nay, chúng ta đã tiêu hủy an toàn ít nhất – những quả đạn hóa học cuối cùng trong kho dự trữ của Hoa Kỳ, hoàn thành cam kết hướng tới một thế giới không có vũ khí hóa học.

Và chúng tôi lên án việc CHDCND Triều Tiên tiếp tục vi phạm các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng chúng tôi cam kết thực hiện các biện pháp ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Và chúng tôi đang làm việc với các đối tác của mình để giải quyết các hoạt động gây bất ổn của Iran đe dọa an ninh khu vực và toàn cầu, đồng thời vẫn kiên định với cam kết của chúng tôi rằng Iran không bao giờ được sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hãy để tôi nói rõ một điều, rằng: Một số nguyên tắc trong hệ thống quốc tế của chúng ta là thiêng liêng – bất khả xâm phạm. Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhân quyền – đây là những nguyên lý cốt lõi của Hiến chương Liên hợp quốc, những trụ cột của quan hệ hòa bình giữa các quốc gia, nếu không có chúng thì chúng ta không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào của mình. Điều đó sẽ không thay đổi và không được phép thay đổi.

Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp, do Nga tiến hành chống lại nước láng giềng Ukraine mà không có sự khiêu khích. Giống như mọi quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ muốn cuộc chiến này phải kết thúc. Và chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong nỗ lực mang lại một giải pháp ngoại giao nhằm mang lại hòa bình công bằng và lâu dài.

Nước Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến này. Nga tin rằng thế giới sẽ ngày càng mệt mỏi và cho phép nước này xâm lược Ukraine mà không phải chịu hậu quả. 

Nhưng tôi hỏi các bạn điều này: Nếu chúng ta từ bỏ các nguyên tắc cốt lõi của Hiến chương Liên Hợp Quốc để xoa dịu kẻ xâm lược, liệu có quốc gia thành viên nào trong cơ quan này có thể tự tin rằng họ được bảo vệ hay không? Nếu chúng ta cho phép Ukraine bị chia cắt, liệu nền độc lập của quốc gia nào khác có được bảo đảm hay không? Tôi chắc chắn các câu trả lời sẽ là không. 

Chúng ta phải đứng lên chống lại sự xâm lược trắng trợn này ngày hôm nay và ngăn chặn những kẻ xâm lược khác vào ngày mai.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới, sẽ tiếp tục sát cánh cùng người dân Ukraine dũng cảm, giúp họ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tự do của mình.

Đây không chỉ là khoản đầu tư cho tương lai của Ukraine mà còn cho tương lai của mọi quốc gia đang tìm kiếm một thế giới được điều hành bởi các quy tắc cơ bản áp dụng bình đẳng cho tất cả các quốc gia và đề cao quyền của mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đó là: chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Chúng ta không thể quay lưng lại với những hành vi lạm dụng, dù ở Tân Cương, Tehran, Darfur hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Chúng ta phải tiếp tục nỗ lực để bảo đảm rằng phụ nữ và trẻ em gái được hưởng quyền bình đẳng và tham gia vào xã hội chung. Các nhóm người bản địa; các chủng tộc, dân tộc, tôn giáo thiểu số; người khuyết tật không bị hạn chế tiềm năng bởi sự phân biệt đối xử có hệ thống. Những người trong cộng đồng LGBTQI+ không thể trở thành mục tiêu bạo lực bất kể họ là ai.

Con đường phía trước còn dài và khó khăn, nhưng nếu chúng ta giữ vững –kiên trì và chiến thắng, nếu chúng ta giữ vững niềm tin vào bản thân và thể hiện những gì có thể. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện công việc này. Hãy mang lại sự tiến bộ cho mọi người. Hãy vì lợi ích chung của thế giới và vì chúng ta có khả năng làm điều đó.

Cám ơn các bạn vì đã lắng nghe tôi.

Joe Biden