Những tín đồ MAGA của Trump đem cuộc chiến chống khủng bố về lại nước Mỹ

0
2436

Norman Solomon

Kể từ khi Donald Trump trở thành cựu tổng thống, các hãng truyền thông và các nhà bình luận đã trích dẫn từ các cuộc thăm dò cho thấy nhiều đảng viên Cộng hòa tin rằng có thể cần phải có bạo lực để cứu đất nước.

Khi những rắc rối pháp lý của Trump gia tăng, các phương tiện truyền thông chính thống cũng cảnh báo về bóng ma của những phản ứng bạo lực. Nhưng người Mỹ hầu như không nghe thấy gì về mối liên hệ giữa hai thập niên chiến tranh không ngừng nghỉ của Mỹ ở nước ngoài và thái độ ủng hộ bạo lực chính trị ở trong nước. Hai vấn đề có gì liên quan với nhau hay không? Câu trả lời là không liên quan nhưng lại giống nhau.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Câu hỏi giờ đây là cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đang thực sự diễn ra ở nước ngoài hay đang diễn ra trong nước?

Chiến tranh với một quốc gia đối thủ hay chiến đấu với bọn khủng bố đều có cách hoạt động gần giống nhau, đó là thường cần đến súng đạn và bạo lực để đạt được mục tiêu và chiến thắng. Nhưng ngay trong lòng nước Mỹ, đó cũng chính là phương pháp cơ bản của đám đông ủng hộ Trump đã tấn công Điện Capitol trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm ngăn cản Joe Biden trở thành tổng thống.

Trong hơn 20 năm, cách tiếp cận lưỡng đảng trong Quốc hội và Phòng Bầu dục đã bảo đảm rằng Hoa Kỳ cần sử dụng bạo lực quy mô lớn và gây chết người ở nước ngoài. Và cách tiếp cận đó giống như sức mạnh có thể làm nên lẽ phải, một sự tự phụ dễ dàng khi quân đội Hoa Kỳ cho đến nay được nhìn nhận là lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Được củng cố dưới danh nghĩa “cuộc chiến chống khủng bố”, với tư thế chính đáng được nhìn nhận này, người Mỹ đã chiến đấu và hy sinh khá nhiều để tiến hành các cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu, giữ yên bình cho các quốc gia Đồng Minh và yếu thế trước bọn khủng bố đủ sắc tộc khác nhau trên toàn thế giới.

Nhưng khi những người trung thành với Trump tấn công tòa nhà Quốc hội vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, một số lượng lớn những người chỉ huy và tham gia cuộc tấn công lại chính là các cựu quân nhân đã từng tham gia trong các cuộc chiến chống khủng bố.

Điều này đã nói lên một sự thật cay đắng khó chấp nhận nhưng không thể phủ nhận, đó là việc sử dụng vũ lực chết người là hợp lý khi mọi biện pháp khác đều thất bại.

Một số thành viên tại Hạ viện và Thượng viện đã sử dụng những thuật ngữ giống hệt nhau để mô tả và cảm thấy sợ hãi những gì họ chứng kiến ​​ngày hôm đó như thế này: “Cuộc bạo loạn xảy ra giống như một vùng chiến sự,” Nhưng Quốc hội lưỡng viện lại thực sự thích chứng kiến những điều gây sợ hãi khi họ mở lòng trợ cấp một cách hào phóng đến các cuộc chiến tại những vùng chiến sự thực sự ở nước ngoài. Quốc hội dĩ nhiên không chi tiền cho những cuộc bạo loạn ngay trong lòng nước Mỹ, nhưng những ai đã chi tiền cho một đám đông hàng ngàn con người xông vào điện Capitol để phá hoại cuộc kiểm phiếu đại cử tri đoàn với chiến thắng hợp pháp của ông Joe Biden?

Những người đã bao vây Điện Capitol hai năm rưỡi trước đã đáp lại điều mà họ hiểu là mệnh lệnh của tổng tư lệnh Trump, của giáo chủ MAGA mà họ đang sùng bái, tôn thờ. Và nhiều thủ lĩnh của cuộc tấn công đã vận dụng kinh nghiệm, bí quyết và huấn luyện quân sự của họ để thực hiện thành công vụ bạo loạn trên Đồi Capitol.

Đại đa số đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tiếp tục phê duyệt các khoản phân bổ khổng lồ để tạo ra các vùng chiến sự ở xa hoặc khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn.

Kết quả là—cùng với hàng triệu người chết ở các quốc gia bị tấn công cũng như những tổn thương khủng khiếp về thể xác và tinh thần— “các cuộc chiến chống khủng bố” vẫn đang tiếp diễn đã đồng nghĩa với việc một số lượng lớn cựu chiến binh Mỹ bị tổn thương do bạo lực.

Dự án Chi phí Chiến tranh tại Đại học Brown báo cáo : “Từ 1,9 đến 3 triệu quân nhân đã phục vụ trong các hoạt động chiến tranh sau ngày 11/9 ở Afghanistan và Iraq, và hơn một nửa trong số họ đã phải gánh chịu cái giá phải trả của chiến tranh khi vợ chồng, cha mẹ, con cái và bạn bè đương đầu với sự vắng mặt của những người thân yêu của họ, thương tiếc cái chết của họ hoặc chào đón những con người đã thay đổi khá nhiều khi trở về từ những cuộc chiến vô nghĩa.”

Trong suốt khoảng thời gian kéo dài của các cuộc chiến, các cơ quan truyền thông và chính trị Hoa Kỳ đã ca ngợi những chiến công bề ngoài có vẻ anh hùng của lực lượng Ngũ Giác Đài, thúc đẩy những người lính thực hiện bạo lực trên chiến thường được đánh đồng với lòng yêu nước cao độ.

Nhưng rất tiếc, các cỗ máy chiến tranh không có công tắc “TURN OFF AUTOMATIC” khi những người lính trở về nhà. Các cuộc tập trận quân sự trên chiến trường chống khủng bố ở nước ngoài có thể biến thành các cuộc diễn tập bạo động chính trị ngay trong lòng nước Mỹ. Và một số kinh nghiệm thực tiễn trên chiến trường của quân đội giờ đây lại trở nên rất phù hợp với lực lượng MAGA.

Với sự bất ổn chính trị trong nước, cơn điên cuồng của Trump và chủ trương bạo lực của ông ta ngày càng giống với tâm lý của những người lính trong chiến tranh. Những kẻ nổi dậy, thể hiện lòng trung thành với người đứng đầu một tổ chức ma quỷ MAGA, đã leo thang thành bạo lực khi mọi biện pháp khác đều thất bại. Trump đang vẽ ra một tâm lý văn hóa quân phiệt sâu sắc đến những thành viên MAGA trong đoàn quân ma trơi, trong đó có những người lính đã từng cầm súng trên chiến trường, đã từng bắn giết và không còn ngần ngại trước cảnh đổ máu bởi gần 20 năm chiến tranh không ngừng nghỉ vào thời điểm đó. Họ chính là những chiến binh nguy hiểm nhất mà Trump là người đang nắm giữ linh hồn họ, có thể sai khiến họ thực hiện những hành động bạo lực chỉ bằng những câu gợi ý, kêu gọi sự bảo vệ, cứu giúp trên Truth Social và các hệ thống mạng xã hội.

Lời kết:

Chiến lược gia quân sự cổ điển Carl von Clausewitz đã viết cách đây hai thế kỷ rằng: “Chiến tranh không là gì khác ngoài sự tiếp nối của chính trị với sự kết hợp của các phương tiện khác”.

Giờ đây, một số tín đồ thực sự của Trump đang mong muốn áp dụng các nguyên tắc bạo lực của chiến tranh chống khủng bố ở nước ngoài vào nền chính trị Mỹ. Họ đang cố gắng đem các cuộc chiến chống khủng bố về lại nước Mỹ để khủng bố chính những đồng bào của họ, và thật đáng sợ khi những hành động này lại được các nhà lập pháp đảng Cộng hòa tại lưỡng viện ủng hộ.

Nói ví von một câu “Quân ta bắn quân mình” mà tiếng Mỹ thường gọi là “friendly fire”, là việc quân đội tấn công vào chính lực lượng quân sự của họ trong nỗ lực tấn công kẻ địch. Nguyên nhân bao gồm việc xác định sai mục tiêu khi giao tranh với kẻ địch, xác định không chính xác mục tiêu ở xa. Việc nổ súng một cách cố ý vào quân mình mà không nhằm mục đích tấn công kẻ thù thì không được tính là “quân ta bắn quân mình.”

Thuật ngữ “friendly fire” được phe đồng minh sử dụng trong lĩnh vực quân sự bắt nguồn từ thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất, và giờ đây, trong thế kỷ 21, người Mỹ lại sử dụng thuật ngữ “friendly fire” để biện minh cho hành động bạo loạn chỉ vì bảo vệ một tên tội phạm tầm cở quốc gia.

Translated & Summarized

Việt Linh