Mối đe dọa độc tài ở Mỹ nghiêm trọng đến mức nào?

0
2124

James D. Zirin

Khả năng về một chính phủ tân phát xít ở Hoa Kỳ là điều có thật, không còn là một câu chuyện khoa học viễn tưởng qua sách vở hay phim ảnh nữa.

Với việc Donald Trump đang dẫn đầu cuộc đua giành đề cử của Đảng Cộng hòa, Tổng thống Joe Biden vẫn không được ưa chuộng lắm và Kamala Harris thậm chí còn kém nổi tiếng hơn trong những gương mặt sáng giá còn lại của đảng Dân chủ. Ý tưởng về việc Trump tái đắc cử có vẻ khó xảy ra nhưng lại quá hợp lý để khiến nhiều người Mỹ, có người cảm thấy thoải mái, háo hức chờ đợi một điều gì đó lạ lẫm sẽ đến với đất nước này, có người lo lắng, buồn chán với một tương lai bất định cho nhiều thế hệ. Và với bóng ma đen tối về việc các ứng cử viên bên thứ ba bòn rút phiếu bầu của Biden ở các tiểu bang quan trọng — từ Cornel West đến No Labels — thì thú thật, là vô cùng chán nản nếu chúng ta biết rằng Trump không cần đạt 50% phiếu bầu để trở thành tổng thống thứ 47.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Ở Tây Ban Nha, người dân ở đó biết sợ một bóng ma độc tài quay trở lại từ thời nhà độc tài Franco với những tháng ngày đen tối, họ đã thẳng tay từ chối một đảng cực hữu vì họ biết sợ hãi những kẻ độc tài với chủ trương phân biệt chủng tộc, kỳ thị, cấm phá thai, không tin biến đổi khí hậu, trong khi ở Mỹ, cuộc hành trình tiến tới đề cử của Trump vẫn đang tiếp tục, nhiều người Mỹ không biết sợ là gì, họ còn háo hức mong chờ một chế độ độc tài đến với đất nước này.

Donald Trump, người sẽ sớm phải đối mặt với bản cáo trạng về âm mưu dàn xếp cuộc bầu cử năm 2020 và âm mưu đảo chính có liên quan, đã lên kế hoạch, nếu tái đắc cử, có được quyền lực, ông ta sẽ chấm dứt sự độc lập của các cơ quan dân sự và các cơ quan liên bang, Bộ Tư pháp và có thể là cả Cục Dự trữ Liên bang. Nếu ông ta hoàn toàn có thể làm tổn hại đến tính độc lập của cơ quan thực thi pháp luật liên bang, thì nước Mỹ nói chung thực sự sẽ trở thành một chế độ chuyên quyền như Hungary hay Ba Lan, là những chủ nghĩa phát xít mới đang gây bất ổn cho châu Âu, nhưng có lẽ một chế độ độc tài nếu thực sự xảy ra tại Mỹ thì có lẽ nó sẽ rất khác với các quốc gia Châu Âu, nó sẽ hình thành theo phong cách của người Mỹ, ảnh hưởng bởi guồng máy chính trị và Hiến pháp của nước Mỹ chứ không hoàn toàn rập khuôn như tại một số nước Châu Âu.

Tôi xin mượn lời của chính Donald Trump khi trả lời bức thư mục tiêu của Jack Smith, ông ta đã viết rằng: “Chưa từng có điều gì giống như thế này xảy ra ở Quốc gia của chúng ta trước đây, hoặc thậm chí gần như vậy.” Trump đã nói đúng, vì chính ông ta là tác nhân dẫn đến một diễn biến bất thường chưa từng có tiền lệ tại Hoa Kỳ và nếu ông ta có lại được quyền lực thì chắc chắn đất nước này sẽ phải chứng kiến nhiều điều tồi tệ chưa hề xảy ra ở đất nước này.

Trump đã nói rõ rằng chính quyền tiếp theo của ông ta sẽ không có hàng rào bảo vệ nội bộ. Người Mỹ sẽ không còn có dịp thấy những con người mang những chức danh Bộ trưởng như các ông James Mattis, Jeff Sessions, Bill Barr, Mark Esper, mà quyền hành đều thu hết về tay lãnh đạo duy nhất như tại chế độ cha truyền con nối ở Bắc Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành truyền lại cho Kim Jong Il và bây giờ là Kim Jong Un, những kẻ thừa hành công việc đều có thể bị trảm bất cứ lúc nào nhà lãnh đạo nổi giận.

Hãy tưởng tượng thêm vài gương mặt quen thuộc như Kari Lake hoặc Marjorie Taylor Greene hay Michael Flynn là một hay nhiều phó Tổng thống cho một nhà độc tài, tay lăm lăm khẩu súng ở mọi nơi và có quyền bắn bất cứ ai mà không hề phải chịu trách nhiệm thì sẽ hình dung ra được một chế độ chuyên quyền, độc tài ra làm sao.

Donald Trump đã thề là, ông ta sẽ xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh, muốn khôi phục lệnh cấm người Hồi giáo của mình ngay cả khi GOP tán thành các cử tri Hồi giáo, tìm cách khởi động lại bức tường biên giới chưa hoàn thành của mình để chống lại người nhập cư Mexico và gợi ý rằng ông ta muốn biến ý tưởng “tổng thống hay chủ tịch trọn đời” trở thành sự thật.

Khi được đề cử tại đại hội GOP ở Cleveland vào năm 2016, khi đó Trump đã mị dân và đưa ra lời thề sẽ trở thành một tổng thống mạnh mẽ vì quyền của người trong cộng đồng LGBT. Điều đó đã không xảy ra trong nhiệm kỳ 4 năm tệ hại của ông ta và chắc chắn những quyền đó sẽ bị tiêu hủy nếu ông ta có cơ may giành lại được quyền lực.

Chủ nghĩa Trump là một sự sao chép, đúc kết các đặc điểm từ các chủ nghĩa độc tài khắp nơi trên thế giới, từ Châu Á với Bắc triều Tiên và Trung Quốc, từ Nga và Hungary ở Châu Âu đến Brazil ở Nam Mỹ để biến nó thành một chủ nghĩa độc tài thực sự hoàn hảo, không còn sơ hở và không thể bị lật đổ.

Ở châu Âu, các đảng tân phát xít đã lao vào các cuộc chiến văn hóa, coi thường phụ nữ, người nhập cư, người trong cộng đồng LGBTQ+ và các nhóm thiểu số khác cũng như hủy hoại sự hợp tác toàn cầu hóa và đầy hành tinh này mau đến chỗ hủy diệt bởi những tác hại bởi biến đổi khí hậu cực đoan.

Dưới vỏ bọc của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa Trump muốn khai thác sự mất trật tự kinh tế do đại dịch gây ra giống như những người theo chủ nghĩa Brexit bảo thủ đã thắng thế vào năm 2016, đẩy Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu.

Phản ứng dữ dội chống lại sự thay đổi và nỗi sợ hãi điên cuồng về “sự khác biệt” của các nhóm thiểu số đang thúc đẩy các đảng cực hữu ở châu Âu cũng như Đảng Cộng hòa MAGA trở nên cứng rắn, mạnh tay và tàn nhẫn hơn. Các nhà lãnh đạo mị dân khao khát quyền lực từ lâu đã biến sự thù hận của các nhóm thiểu số thành một vấn đề cốt lõi để giành được chiến thắng và quyền lực.

Những người cực hữu nhắm mục tiêu “những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa” và gán cho họ là kẻ thù. Chúng ta ai cũng biết rằng, các vấn đề thực tế như thương mại, khí hậu, an ninh, khủng bố và nhập cư có thể được tiếp cận tốt nhất thông qua các tổ chức quốc tế, mặc dù chúng không hoàn hảo (LHQ, WHO, v.v.). Nhưng những người theo chủ nghĩa phát xít mới có quan điểm khác, họ chỉ tập trung nhấn mạnh đến chủ quyền trong nước và chủ nghĩa dân tộc lên trên hết.

Cuộc chiến của chủ nghĩa dân túy cực đoan sẽ xóa sạch mọi tiến bộ về quyền công dân, bình đẳng giới, khí hậu và liên minh toàn cầu. Trật tự thế giới và tôn trọng hòa bình sau Thế chiến II, không được đánh giá cao mà phải bị phá bỏ. Một Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai chắc chắn sẽ thúc đẩy việc rời khỏi NATO, tổ chức mà ông ta coi là một sự ràng buộc bất công đối với Mỹ.

Lời nói dối lớn” là dấu hiệu của chủ nghĩa tân phát xít giống như bản gốc của thế kỷ 20 ở Hungary, nơi có nhiều quan điểm chống người di cư, là quốc gia châu Âu có số lượng cư dân sinh ra ở nước ngoài thấp nhất. Tuy nhiên, Thủ tướng Viktor Orbán của Hungary đã vận động thành công với một bảng quảng cáo có tiêu đề “Dừng lại” đặt cạnh một tấm hình những người nhập cư đang trên đường đến biên giới. Đó là bản sao của bảng quảng cáo Brexiteers ở Anh đã sử dụng trong những ngày cuối cùng của chiến dịch của họ.

Có lẽ nhiều người Mỹ vẫn chưa hiểu hết về Brexit, Brexit là về chủ quyền, không phải để đạt được các điều khoản thương mại tốt hơn cho Vương Quốc Anh. Nhưng khi Anh rời khỏi EU, nước này đã bị ảnh hưởng về kinh tế, phải đàm phán lại các mối quan hệ kinh tế với EU và việc Mỹ rời khỏi EU cũng sẽ lâm vào một tình cảnh tương tự, nhưng rất tiếc, nhiều người Mỹ không quan tâm đến việc này, cũng như ngày đáng xấu hổ 6 tháng 1, họ phớt lờ sự nguy hại của nó, nhưng những người chịu thiệt thòi nhiều nhất, trả giá trực tiếp cho một chủ nghĩa độc tài lên ngôi ở Mỹ lại không phải là chúng ta, không phải là những người Mỹ đang ở lứa tuổi 40, 50, 60, 70, không, mà những thế hệ trẻ hơn và thế hệ mai sau mới là những người trực tiếp chịu đựng một cuộc sống bị đàn áp, bị tước đoạt và kiểm soát gay gắt dưới một nhà nước độc tài toàn trị hay gia đình trị, điều này không còn là một điều gì đó mơ hồ nữa.

Trở sang Châu Âu, đảng tân phát xít Vox đã thăm dò ý kiến ​​​​tốt trước cuộc bầu cử nhanh chóng vào tuần trước ở Tây Ban Nha. Đây là đảng cực hữu đầu tiên kể từ Tướng Francisco Franco có cơ hội chiến thắng. Nhưng đảng Vox đã không giành được chiến thắng. Nhưng nếu đảng bảo thủ chính thống muốn thành lập được chính phủ mới, họ bắt buộc sẽ phải liên minh với đảng Vox, khi đó đảng Vox sẽ có được tiếng nói trong chính phủ Tây Ban Nha. Họ chỉ cần có thể, họ sẽ phát triển và từ từ mở rộng hơn như đảng AfD cực hữu của Đức, khi được mời của liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo cách đây khoảng 10 năm, họ chỉ có dưới 20 ghế, bây giờ họ đã giành được 80 ghế, trở thành đảng lớn thứ 5 trong chính trường Đức.

Nhà lãnh đạo của đảng Vox cực hữu ở Tây Ban Nha, Santiago Abascal, là một người phủ nhận biến đổi khí hậu, là người đã tuyên bố sai sự thật rằng người nước ngoài thực hiện 70% các vụ cưỡng hiếp tập thể, dẫn đến chiến dịch ra mắt năm 2015 của Trump đã lặp lại vào năm 2018, rằng những người nhập cư Mexico là “những kẻ hiếp dâm”. Abascal đã gợi ý rằng ông ta sẽ trục xuất những người Hồi giáo ra khỏi Tây Ban Nha. Đây là điều mà nhà độc tài Slobodan Milosevic đã làm ở Serbia vào những năm 1990, khơi dậy lòng căm thù hàng thế kỷ đối với người Hồi giáo vì mục đích chính trị và dân túy cực đoan.

Thật không may mắn cho các nền dân chủ nói chung, những người theo chủ nghĩa tân phát xít ở những nơi khác trong EU không cần sự giúp đỡ. Đảng cực hữu của Đức, AfD, nhận được 20% sự ủng hộ trên toàn quốc và đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương đầu tiên, khiến hai đảng lớn CDU/CSU gặp khó. Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933 chỉ với 37% phiếu bầu của người Đức. Lịch sử của các đảng trung hữu liên minh với các đảng cực hữu không hề dễ chịu chút nào.

Đảng Tự do cực hữu của Áo đã sẵn sàng trở thành đảng cầm quyền sau cuộc bầu cử vào năm tới. Giorgia Meloni ở Ý và Đảng Fratelli di Italia cực hữu của bà đang nắm quyền, mặc dù bà có quan điểm hợp lý hơn về Ukraine so với nhiều người tưởng tượng. Và đừng bỏ qua đồng minh NATO mới của chúng ta, Phần Lan là một đất nước dân chủ xã hội đáng yêu, nơi Đảng Phần Lan cực hữu đã tiếp quản 7 trong số 15 bộ trong nội các Phần Lan mới được thành lập.

Có một làn sóng bạo lực đường phố ở Pháp, nơi Tổng thống Emmanuel Macron đã giành chiến thắng sít sao trước Marie Le Pen theo chủ nghĩa cánh hữu vào năm 2022. Không còn gì nghi ngờ rằng, sự hỗn loạn vô pháp và mất trật tự đường phố sẽ đưa người đàn bà theo chủ trương dân túy cực đoan này vào Điện Elysées vào lần tới?

Tại Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte đã từ chức vì vấn đề nhập cư, buộc phải tổ chức tổng tuyển cử vào cuối năm nay. Trong lịch sử, chủ nghĩa phát xít chưa bao giờ có chỗ đứng vững chắc ở Hà Lan, nhưng chủ nghĩa phát xít mới đang trỗi dậy. Khi Trump nói rằng ông ta sẽ tuyên bố ANTIFA là một tổ chức khủng bố một ngày trước khi đe dọa gửi quân đội để ngăn chặn các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại bạo lực của cảnh sát vào năm 2020, Trump đã tìm thấy một người ủng hộ ở Hà Lan khi đó, là Thierry Baudet, lãnh đạo đảng cực hữu của Hà Lan, cho rằng quyết định của Trump nếu được ban hành là điều đúng đắn nên làm.

Các nhà lãnh đạo chính phủ đồng minh của Mỹ ở Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản cảm thấy bất an sâu sắc trước viễn cảnh một tổng thống Trump quay trở lại và tác động của nó đối với trật tự thế giới. Họ đang thực sự lo lắng.

Người Mỹ đã chứng kiến ​​những thành công lập pháp đáng chú ý của Biden, thành công lớn nhất kể từ Lyndon Johnson. Lạm phát đã được kiềm chế. Giá xăng giảm. Những thành tựu quốc tế của Biden cũng đã được ghi nhận, với đỉnh cao là màn trình diễn gần đây của ông trước các đồng minh NATO ở Vilnius, điều mà ông xứng đáng được khen ngợi. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của ông được cho là đã huy động được 72 triệu đô la trong ba tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 6 so với 35 triệu đô la của Trump trong cùng khoảng thời gian.

Bất chấp sự mị dân chống người nhập cư và vở kịch tồi “khủng hoảng biên giới” của các đảng viên Cộng hòa, nước Mỹ vẫn chưa bao giờ phải đối mặt với làn sóng nhập cư lớn và đột ngột như những gì đã xảy ra ở châu Âu.

Lời kết:

Nhìn vào thực tế, chúng ta phải thừa nhận một điều khó chịu rằng, một đảng viên Cộng hòa khác ngoài Trump hoàn toàn có thể hạ gục Biden nếu các cử tri ủng hộ đảng Dân chủ, các cử tri độc lập xem thường sự nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít mới của một số nhà độc tài trong đảng Cộng hòa.

Tuy nhiên, với tất cả những trở ngại mà Tổng thống Biden phải đối mặt, năm 2024 sẽ không phải là năm 2016 và Mỹ không phải là châu Âu. Quá khứ, hiện tại và tương lai không thể cùng đặt chung trong một thời điểm, không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông.

Mọi thứ luôn trong một hình thái chuyển động không ngừng. Hình ảnh con người và dòng sông qua cách nói rất sâu sắc của những bậc tiền nhân cho rằng mỗi lần con người tắm dưới dòng sông, họ đều khác, rất khác so với lần trước họ đã tắm. Nghĩa là, cả con người và dòng sông đều thay đổi. Kể cả thời gian xảy ra cũng thay đổi. Tuy thay đổi như vậy nhưng con người vẫn là chính họ; dòng sông vẫn là chính dòng sông và thời gian vẫn là chính nó.

Nhưng với nước Mỹ thì đây chính là dòng sông sẽ không cho phép một con người dối trá, tàn ác có được cơ hội tắm đến hai lần trên cùng một dòng sông.

James D. Zirin

Translated & Summarized: Việt Linh

https://washingtonmonthly.com/2023/07/24/how-serious-is-the-authoritarian-threat-here-and-abroad/