Chính sách đối ngoại tốt có thể giúp Joe Biden thắng cử không?

0
1291

Ryan Lissa, Ed Kilgore, Eugene Daniels

Khi Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình vào khung giờ vàng trước toàn quốc vào thứ Năm, ngày 19 tháng 10 (thu hút 22 triệu người xem), mục đích của ông là bác bỏ nỗ lực của một số đảng viên Cộng hòa nhằm phân biệt rõ ràng giữa Israel và Ukraine với tư cách là những người được hưởng lợi xứng đáng từ hỗ trợ quân sự khẩn cấp của Mỹ.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhưng không ai có thể nghi ngờ, động cơ chính yếu của bài phát biểu để thể hiện vị tổng thống thứ 46 đúng là một tổng thống có tầm nhìn xa và trách nhiệm cao. Một nhà lãnh đạo quốc gia đại diện cho các nguyên tắc và vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một thế giới đang bùng cháy vì chiến tranh. Các nhà quan sát đương nhiên có những đánh giá khác nhau về vẻ ngoài và giọng điệu chỉ huy của Tổng thống Biden ở vị trí này. Nhưng có vẻ như các chủ đề chính sách đối ngoại sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của Tổng thống Biden.

Câu hỏi quan trọng nhất là: Liệu các chính sách đối ngoại đúng đắn có thực sự giúp ích được cho ông Biden hay không?

Sự khôn ngoan thông thường là người Mỹ hiếm khi đưa ra quyết định bầu cử tổng thống dựa trên sự khác biệt về chính sách đối ngoại giữa các ứng cử viên của đảng lớn trừ khi Mỹ thực sự đang có chiến tranh. Vào năm 1992, khi George HW Bush, hay còn gọi là ông Bush cha, thua Bill Clinton và chỉ giành được 38% số phiếu phổ thông chỉ một năm rưỡi sau khi tỷ lệ tán thành công việc của ông đạt 89% sau khi giải quyết thành công trong Chiến tranh vùng Vịnh.

Ông Bush cha đã giành chiến thắng trong Chiến tranh vùng Vịnh với thương vong tối thiểu cho người Mỹ và quản lý một cách thành thạo việc kết thúc Chiến tranh Lạnh – và sau đó lại bị đánh bại bởi một thống đốc 46 tuổi đến từ một tiểu bang nhỏ phía Nam.

Đây là một sự thật tàn khốc trong nền chính trị của các tổng thống Mỹ: Một nền kinh tế tồi tệ sẽ đánh bại việc đứng lên ủng hộ trật tự quốc tế tự do hầu như mọi lúc. Trừ khi người Mỹ bị đe dọa trực tiếp, đây có thể là điều thực sự khó khăn đối với bất kỳ tổng thống nào.

Một tổng thống chú trọng vào chính sách đối ngoại khác đã từng bị thất bại trong việc tái đắc cử do nền kinh tế tồi tệ là Jimmy Carter vào năm 1980. Tổng thống Carter đã khéo léo sử dụng cuộc khủng hoảng con tin ở Iran để đánh bại thách thức chính yếu từ Ted Kennedy, nhưng những nỗ lực không thành công của ông nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đó có lẽ đã làm tăng thêm những rắc rối kinh tế khiến ông phải chịu số phận bại trận trước Ronald Reagan.

Một ví dụ phức tạp hơn của George W. Bush, thường được gọi là ông Bush con, với sự kiện ngày 11 tháng 9 đã thay đổi George W. Bush từ một vị tổng thống không mấy nổi tiếng thành một người dẫn đầu thế giới mà đảng Cộng hòa của ông nhờ đó đã giành được những thắng lợi hiếm hoi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2002. Tuy nhiên, đến năm 2004, vẫn chưa rõ liệu những cảm xúc tích cực hay tiêu cực về Chiến tranh Iraq chiếm ưu thế trong cử tri hay không.

Nhưng đặc biệt nhất có lẽ với hoàn cảnh của Tổng thống Biden rơi vào trường hợp các tổng thống khi ra tái tranh cử thường rất lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể trực tiếp phải tham gia vào một cuộc chiến ở nước ngoài.

Vào năm 1916, Woodrow Wilson đã đưa ra một khẩu hiệu nổi tiếng, rằng: “Tôi sẽ đẩy người Mỹ ra xa chiến tranh” khi vận động tái tranh cử. Nhưng rồi thật là mỉa mai vì chính ông ấy đã lãnh đạo Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến tương tự chỉ trong vòng vài tháng sau khi giành được nhiệm kỳ thứ hai. Cái bóng của Thế chiến thứ hai đang đến gần cũng có thể đã mang lại lợi ích cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ thứ ba của Franklin D. Roosevelt vào năm 1940.

Nhưng có lẽ các vấn đề chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden vào năm 2024 vẫn phải có sự liên quan của nước Mỹ với hai cuộc chiến ở Ukraine và Israel, thậm chí với một cuộc chiến với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan hay Philippines.

Với tâm trạng chán nản vì lạm phát của cử tri Mỹ và tỷ lệ chấp thuận công việc luôn ở mức thấp của ông, Tổng thống Biden cần biến năm 2024 thành một cuộc bầu cử “lựa chọn” thay vì một cuộc trưng cầu dân ý về cảm nhận của cử tri về hiệu suất của ông.

Vì vậy, việc tạo ra sự tương phản giữa Joe Biden và Donald Trump cũng không được ưa chuộng như nhau là điều bắt buộc. Việc miêu tả Biden như một nhà đấu tranh sáng suốt về các giá trị đồng thuận của Mỹ trong một thế giới hỗn loạn mà Trump không hiểu hoặc không quan tâm là rất có ý nghĩa.

Với tư cách là tổng thống, ông Biden có khả năng độc đáo để thu hút sự chú ý bằng cách đi nước ngoài và giao lưu với các nhà lãnh đạo toàn cầu thường xuyên hơn. Điều đó tốt hơn nhiều so với vẻ ngoài thường ngày của ông nếu cứ ở mãi trong Tòa Bạch Ốc để tìm cách thay đổi nhận thức về nền kinh tế trong nước hoặc biên giới phía Nam.

Lời khen ngợi mà Biden được coi là điều hiển nhiên ở các quốc gia khác đáng chú ý nhất là ở Israel hiện nay có thể khiến người Mỹ không thể đánh giá thấp ông. Bối cảnh toàn cầu cũng có thể giúp Biden giải quyết vấn đề khó giải quyết nhất của ông, đó là: tuổi tác.

Bên cạnh sức mạnh mà ông thể hiện trong việc đối phó với các cuộc chiến Ukraine-Nga và Israel-Hamas, ông còn có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại.

Lời kết:

Ngoại trừ một cuộc chiến tranh thực sự mà Mỹ trực tiếp tham gia, việc tập trung vào chính sách đối ngoại sẽ không giúp Biden giành được nhiệm kỳ thứ hai nếu cử tri không hài lòng với các khía cạnh khác như lạm phát, vật giá leo thang, tình hình an ninh biên giới.

Nhưng, như tôi đã có kết luận quan điểm riêng trong những bài bình luận trước, thấy cũng thích hợp để nhắc lại với nội dung của bài bình luận này, tôi chỉ muốn nói rằng, với các vấn đề trong nước, lạm phát, giá xăng cao và thất nghiệp cao còn có thể giải quyết cách này cách khác, sớm hay muộn, chiến tranh đó đây trên thế giới rồi cũng sẽ phải chấm dứt, không quốc gia nào có thể kéo dài chiến tranh mãi được. Và với nước Mỹ, với hai nhân vật đặc biệt cho cuộc tổng tuyển cử, người Mỹ bị rơi vào thế kẹt, phải chọn một trong hai người mà họ không thích, vậy thì chọn đi, chọn một tên nói láo, phá hoại tiếp tục làm banh càng nước Mỹ hay chọn một ông già chậm chạp, nhưng biết lo cho dân cho nước.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://nymag.com/intelligencer/2023/10/can-biden-avoid-a-humiliating-new-hampshire-primary-loss.html

https://www.politico.com/newsletters/playbook/2023/10/20/biden-tries-to-make-it-a-foreign-policy-election-00122678

https://nymag.com/intelligencer/2023/10/can-foreign-policy-help-joe-biden-win-reelection.html