Chiến thắng “quyền miễn tố” của Trump có thể nổ tung các tòa án cả nước

0
2613

Vấn đề trong hồ sơ do cố vấn đặc biệt Jack Smith đưa lên Tòa án Tối cao và yêu cầu giải quyết nhanh chóng nhất có thể, rằng liệu một cựu tổng thống, có được quyền miễn trừ của tổng thống và có thể đứng trên luật pháp hay không.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nếu, Tòa án Tối cao đồng ý nghe các tranh luận về việc liệu Donald Trump có nên được miễn trừ khỏi các hành vi phạm tội hay không — và sau đó ra phán quyết về việc cựu tổng thống có thể có được quyền miễn trừ đó, và được xem là người bất khả xâm phạm, nếu đã từng là một tổng thống Mỹ thì tôi chắc chắn là chính những thẩm phán đó, một ngày nào đó trong tương lai có thể sẽ phải hối hận, dằn vặt cả đời về ngày mà họ đưa ra quyết định đó.

Theo quan điểm của Giáo sư Kim Whele của Trường Luật Đại học Baltimore cho biết rằng: “Donald Trump là người có lịch sử phớt lờ tòa án – và ông ấy sẽ hoàn toàn không thể kiềm chế để tuân theo bất cứ tòa án nào trong tương lai, kể cả tòa án tối cao nếu ông ta có lại được quyền lực lần nữa. Nếu thực sự đất nước này phải chứng kiến một quyết định có lợi cho Trump bởi tòa án chủ yếu là những thẩm phán bảo thủ, sẽ khiến Trump tăng cao cơ hội tái đắc cử và có khả năng phớt lờ chính tòa án đó trong tương lai nếu ông ấy thấy mình bị thách thức về các chính sách hoặc mệnh lệnh hành pháp bị các nhà phê bình cho là là vi hiến. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Trump được cho là đã cân nhắc việc bỏ qua quyết định 5–4 của Tòa án trong một vụ kiện liên quan đến việc liệu Bộ Thương mại có thể đưa ra câu hỏi về quyền công dân vào biểu mẫu Điều tra dân số Hoa Kỳ hay không.”

Chánh án John Roberts đã viết ý kiến ​​đa số bác bỏ nỗ lực của Trump nhằm giới hạn cuộc điều tra dân số chỉ dành cho công dân và Trump gọi phán quyết của ông là “nực cười“.

Theo học giả pháp lý Kim Whele, điều đó sẽ đè nặng lên trách nhiệm và lương tâm của các thẩm phán khi cân nhắc việc trao quyền miễn trừ không giới hạn cho tổng thống một thời và có thể là tổng thống tương lai.

Khi công tố viên đặc biệt Leon Jaworski của Watergate tới Tòa án Tối cao vào ngày 24 tháng 5 năm 1974, ông đã thực hiện một bước đi bất thường là vượt qua Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ cho Khu vực DC. Văn phòng của ông đã thuyết phục một thẩm phán tòa án cấp dưới ra lệnh cho Tòa Bạch Ốc giao nộp “một số đoạn băng, bản ghi nhớ, giấy tờ, bản ghi hoặc các văn bản khác” ám chỉ Tổng thống Richard Nixon có liên quan đến một âm mưu tội phạm rộng lớn hơn. Tuy nhiên, Jaworski, trong một hành động hiếm có, đã kiến ​​nghị Tòa án Tối cao hành động vì “các vấn đề hiến pháp liên quan đến vụ án này là thực sự quan trọng” và một phiên tòa xét xử cần phải tiến hành đúng tiến độ vào cuối năm đó. Hành động của Jaworski là thực sự phi thường và chưa từng có tiền lệ đến mức The New York Times đã in toàn văn về yêu cầu của Jaworski trong bài báo ngày hôm sau.

Gần 50 năm sau, rõ ràng công tố viên đặc biệt jack Smith đã hành động theo tiền lệ, mượn ý từ vở kịch của Jaworski, cũng như tiền lệ được đặt ra trong sự kiện lịch sử dẫn đến việc chính phủ Hoa Kỳ kiện Richard Nixon,đây là sự kiện vô cùng đặc biệt khi một công tố viên đặc biệt kiện một Tổng thống đương nhiệm. Ngày nay, sự việc chỉ khác đi một chút, đó là Trump, không phải là tổng thống đương nhiệm, đã mãn nhiệm.

Jack Smith, giống như Leon Jaworski trong thế kỷ trước đã không sợ hãi trước một tổng thống đương nhiệm và một cựu tổng thống đã mãn nhiệm cùng binh đoàn zombies MAGA của ông ta. Tiền lệ gần 50 năm tuổi có rất nhiều điểm giống nhau: Một tổng thống lạm quyền, một tổng thống đảng Cộng hòa, chỉ khác ở điểm Donald Trump trong thế kỷ này hung hăng, tàn nhẫn và láo xược hơn Ronald Reagan gấp nhiều lần.

Jack Smith có thể có lý khi viện dẫn câu nói khét tiếng của Nixon: “Chà, khi tổng thống làm điều đó, điều đó có nghĩa là nó không bất hợp pháp”. Thay vào đó, ông yêu cầu các thẩm phán quyết định một câu hỏi mà ông gọi là “trọng tâm của nền dân chủ của chúng ta”, rằng: Liệu Trump có “hoàn toàn miễn nhiễm khỏi sự truy tố liên bang đối với những tội ác đã phạm khi còn đương chức hay không.” Ngoài ra, công tố viên đặc biệt đang tìm kiếm giải pháp cho câu hỏi thứ hai, rằng: “Liệu việc luận tội trước đó của Trump và việc tha bổng cho nỗ lực duy trì quyền lực thất bại của ông ta sau sự kiện ngày 6 tháng 1 có giúp ông ta khỏi bị truy tố hình sự hay không?

Điều thú vị nhất là nếu người Mỹ đưa ra một câu hỏi đến với 9 vị thẩm phán trong tòa án tối cao để hỏi họ rằng: “Liệu một tổng thống có thể đứng giữa Đại lộ số 5, bắn chết ai đó và được miễn truy tố hình sự hay không?” Để trả lời được câu hỏi này thì chắc chắn là họ sẽ tìm ra được câu trả lời để giải quyết yêu cầu của công tố viên đặc biệt, Jack Smith về quyền miễn trừ của Trump.

Tuy nhiên, vào thứ Tư vừa rồi, do lời kêu gọi của Donald Trump, thẩm phán Tanya Chutkan đã tạm dừng tất cả các thời hạn sắp tới trong vụ kiện cản trở quốc hội, điều đó có nghĩa là phiên tòa xét xử vào ngày 4 tháng 3 có thể sẽ không diễn ra. Cách quyết định đơn phương và khó hiểu này của bà Chutkan dường như có mang một ẩn ý nào đó. Khi bà viết rằng: “Nếu quyền tài phán được trả lại cho tòa án này, phù hợp với nghĩa vụ bảo đảm xét xử nhanh chóng và công bằng cho tất cả các bên – tại thời điểm đó sẽ xem xét liệu có nên giữ nguyên hoặc tiếp tục ngày của bất kỳ thời hạn và thủ tục tố tụng nào trong tương lai hay không, bao gồm cả thời hạn phiên tòa dự kiến ​​diễn ra vào ngày 4 tháng 3 năm 2024.”

Tuy nhiên, theo Washington Post, điều có liên quan mật thiết đến quyết định bất ngờ này của thẩm phán Chutkan là vì quyết định của thẩm phán Carl Nichols, người được Trump bổ nhiệm đã đồng ý rằng cáo buộc cản trở chỉ hợp pháp nếu nó liên quan đến “hồ sơ, tài liệu hoặc đồ vật khác” bên trong điện Capitol.

Có thể nói rằng, các thẩm phán của Tòa án DC bị chia rẽ bởi loại ngôn ngữ không rõ ràng.

Trước khi đưa ra phán quyết, những người họ chắc chắn sẽ tự hỏi rằng: “Liệu Donald Trump, trong chính quyền thứ hai, sẽ tuân theo các phán quyết của Tòa án hay thay vào đó quyết định rằng ông ấy là người cai trị pháp luật khi đưa ra các quyết định tư pháp cũng như mọi thứ khác?

Tôi nghĩ rằng, sẽ có rất nhiều người Mỹ biết câu trả lời cho câu hỏi đó.

Lời kết:

Đây chỉ là quan điểm riêng tư, tôi cho rằng, để có vẻ ngoài phù hợp, thì những người bảo thủ trên tòa án tối cao theo đó sẽ phải đoàn kết và sát cánh cùng Trump trong mọi trường hợp có liên quan đến ông ta, nếu không họ phải đối diện với nguy cơ Trump sẽ chỉ tay thẳng vào mặt họ và đơn giản tuyên bố rằng, tòa án này là ‘giả mạo’ và làm bất cứ điều gì với quy định rằng ông ta hoặc chính quyền của ông ta không được làm.

Một khi điều đó xảy ra, Tòa án tối cao sẽ mất đi tính hợp pháp của họ, nhưng tôi biết những người họ bất cần, họ không quan tâm đến dư luận, đến Hiến pháp hay luật pháp gì cả, những thứ đó không nuôi sống họ và bảo đảm vị trí và những bỗng lộc của họ đang hưởng, nhưng họ sợ Trump và đảng MAGA của ông ta thì đúng hơn.

Sự sợ hãi ngày nay Trump đang gieo rắc khắp nơi, kể cả tòa án tối cao. Chỉ mong rằng, những dự đoán này của tôi là sai.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://www.msn.com/en-gb/news/world/here-s-how-a-trump-immunity-win-could-blow-up-spectacularly-in-the-supreme-court-s-face/ar-AA1lGBMT

https://www.cnbc.com/2023/12/18/clarence-thomas-finances-under-scrutiny-as-supreme-court-weighs-trump-case.html

https://www.reuters.com/world/us/us-house-democrats-press-justice-thomas-recuse-trump-cases-2023-12-18/

https://www.bloomberg.com/news/articles/2023-12-13/trump-immunity-claim-won-t-fool-jack-smith-or-the-supreme-court