Campuchia của Hun Manet sẽ thiết lập lại quan hệ với phương Tây?

0
2052

David Hutt

Phnom Penh cuối cùng có thể hàn gắn quan hệ với phương Tây khi nước này chứng kiến ​​Thủ tướng Hun Sen trao lại quyền lực cho con trai cả của mình vào tháng tới.

Triển vọng về một thủ tướng mới ở Campuchia và một nội các trẻ trung, với một số người được đào tạo tại các trường đại học Mỹ – có thể dẫn đến sự tan băng trong sự ngờ vực lịch sử của Phnom Penh đối với phương Tây, cũng như thiết lập lại cách các chính phủ phương Tây đối phó với hệ thống độc tài của Campuchia.

Về phong cách, nếu không muốn nói là về bản chất, một chính quyền non trẻ do Hun Manet, con trai cả và rõ ràng là người thừa kế của vị Thủ tướng cầm quyền lâu năm, khi làm lãnh đạo, ông ta sẽ muốn có quan hệ tốt hơn với các nền dân chủ phương Tây, vốn cũng quan tâm đến việc cải thiện quan hệ ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải trả giá đến các vi phạm nhân quyền và suy thoái dân chủ ở Campuchia.

Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền lâu năm đã thắng thêm một cuộc tổng tuyển cử rõ ràng là có gian lận vào Chủ nhật, chiếm hầu hết tất cả ghế trừ 5 ghế trong quốc hội trong một cuộc tranh cử mà đảng đối lập khả thi duy nhất đã bị cấm cạnh tranh.

Với chiến thắng này tập trung vào việc Hun Sen, người đã nắm quyền từ năm 1985, sẽ từ chức để nhường chỗ cho Hun Manet kế thừa chức vụ thủ tướng, thay đổi thế hệ sâu rộng khi các lãnh đạo lớn tuổi của đảng nhường chỗ cho những khuôn mặt trẻ hơn.

Triển vọng về một thủ tướng mới ở Campuchia và một nội các tập trung vào giới trẻ – một số người, như Hun Manet, được giáo dục ở phương Tây – đã khiến một số nhà bình luận phỏng đoán rằng đất nước này cũng có thể trải qua quá trình thiết lập lại chính sách đối ngoại.

Hun Manet, 45 tuổi, được đào tạo ở Mỹ và Anh, nói tiếng Anh lưu loát và thường có hình ảnh quốc tế hơn người cha của mình, là người lớn lên trong bối cảnh Mỹ can thiệp vào Campuchia trong những năm 1970.

Mối quan hệ của Campuchia với các quốc gia phương Tây, các đối tác xuất khẩu chính của nước này, đã xấu đi đáng kể kể từ năm 2017 khi đảng CPP cầm quyền buộc phải giải tán đảng đối lập lớn nhất, là Đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia (CNRP) và các nhóm xã hội dân sự với những cáo buộc sai sự thật rằng họ đã tham gia vào một âm mưu tiếm quyền do Mỹ hậu thuẫn.

Phnom Penh đã đơn phương hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự với Mỹ và bắt đầu các cuộc tập trận với Trung Quốc cùng năm đó. Hun Sen sau đó đã chuyển hoàn toàn sự liên kết chiến lược của đất nước mình sang phía Bắc Kinh, đối tác thương mại lớn nhất kể từ năm 2012 và là nguồn đầu tư chính của nước này.

Kể từ đó, Trung Quốc đã bơm hàng tỷ đô la vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như việc xây dựng các cảng và đường cao tốc mới nhất của Campuchia. 

Trong khi đó, quan hệ với Hoa Kỳ vẫn đặc biệt căng thẳng khi Washington cáo buộc rằng Phnom Penh có thể cho phép quân đội Trung Quốc đóng quân tại một căn cứ hải quân ở miền nam đất nước, nơi đang được các công ty Trung Quốc tái thiết mạnh mẽ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết hôm thứ Hai: “Hoa Kỳ lo ngại rằng cuộc bầu cử quốc gia Campuchia ngày 23 tháng 7 không tự do và không công bằng,” đồng thời tuyên bố các hạn chế thị thực mới đối với các quan chức Campuchia và tạm dừng một số chương trình hỗ trợ nước ngoài.

Hun Sen không tin tưởng phương Tây, và phương Tây cũng khó coi Hun Sen và chính phủ của ông là lực lượng hợp pháp và tích cực cho dân chủ. Mức độ mất lòng tin ngày càng sâu sắc.

Các nền dân chủ phương Tây dường như cũng sẵn sàng thay đổi chiến thuật. Họ sẵn sàng gác lại “một số lý tưởng về nhân quyền và dân chủ” để hướng tới một lập trường thực dụng hơn vì một Trung Quốc đang trỗi dậy đã tìm cách đưa Phnom Penh vào vòng an ninh của mình.

Tài liệu quốc phòng mới nhất của Ngũ Giác Đài về Trung Quốc tuyên bố rõ ràng rằng căn cứ hải quân Campuchia “sẽ là căn cứ nước ngoài đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

EU đã thu hồi một phần một số đặc quyền thương mại của Campuchia vào năm 2020 vì cáo buộc suy thoái dân chủ ở nước này.

Phnom Penh đã tuyên bố rằng họ tìm cách nối lại quan hệ với phương Tây, mặc dù có rất ít dấu hiệu cho thấy điều đó. Ngay cả trong bối cảnh bị trừng phạt, hầu hết các nước phương Tây vẫn là các nhà nhập khẩu chính hàng hóa của Campuchia.

Thương mại của Mỹ với Campuchia đã tăng từ 3,4 tỷ USD năm 2017 lên 12,6 tỷ USD vào năm ngoái, theo dữ liệu thương mại của Mỹ.

Mặc dù Bộ Ngoại giao được cho là muốn giữ thái độ trung lập, nhưng Hun Sen đã trở thành người lớn tiếng chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào năm ngoái và Campuchia đã cung cấp các đội rà phá bom mìn để giúp đào tạo những người đồng cấp Ukraine của họ.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảm ơn Hun Sen vì lập trường của ông đối với cuộc chiến của Nga trong chuyến thăm thân thiện tới Phnom Penh vào tháng 11 năm ngoái để dự Hội nghị cấp cao ASEAN thường niên mà Campuchia tổ chức với tư cách là chủ tịch của khối khu vực vào năm 2022.

Nhưng hiện nay, Phnom Penh đã trở nên đàn áp mạnh tay hơn bao giờ hết.

Họ đe dọa giải tán Đảng Ánh nến đối lập, đóng cửa Đài Tiếng nói Dân chủ do phương Tây tài trợ, một trong những cơ quan báo chí độc lập cuối cùng còn lại, và kết án cựu lãnh đạo CNRP Kem Sokha 27 năm quản thúc tại gia về tội phản quốc ngụy tạo.

Hun Sen, cùng với con trai cả, đã đến thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh vào tháng Hai, chuyến thăm thứ hai của họ tới thủ đô Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số người cho rằng một khi nắm quyền, Hun Manet và chính quyền mới trẻ trung của ông sẽ thay đổi chính sách đối ngoại của Campuchia, ít nhất là về giọng điệu.

Nhưng thực tế là Trung Quốc vẫn là người ủng hộ quan trọng nhất của Campuchia và sẽ có rất ít động lực để Campuchia rời xa Trung Quốc.

Các nhà bình luận nhấn mạnh rằng nền giáo dục phương Tây như của Hun Manet ít ảnh hưởng đến các chính sách tương lai của một nhà lãnh đạo.

Hơn nữa, có những nghi ngờ về mức độ độc lập của Hun Manet khi ông trở thành thủ tướng. Ngay cả sau khi Hun Sen từ chức thủ tướng, ông vẫn sẽ là chủ tịch đảng cầm quyền.

Ở trong nước, Hun Sen vẫn sẽ cai trị từ phía sau hậu trường, để hỗ trợ đứa con trai thiếu kinh nghiệm của mình và nội các mới.

Bất chấp hình ảnh lịch thiệp của mình, Hun Manet thường lặp đi lặp lại những lời lẽ chống phương Tây của cha mình. Giống như cha mình, Manet nói rằng chỉ có đảng cầm quyền mới có thể bảo vệ chủ quyền của Campuchia khỏi “những kẻ khủng bố” do phương Tây hậu thuẫn, ám chỉ đến đảng đối lập CNRP bị cấm.

Nền kinh tế Campuchia đã trở nên gắn bó chặt chẽ với Trung cộng. Mặc dù các chính phủ phương Tây, đặc biệt là EU, đã tăng cường đầu tư, nhưng tiền của Trung cộng vẫn không thể thiếu ở Campuchia trong những lĩnh vực mà phương Tây không muốn cạnh tranh.

Lời kết:

Một chính quyền Hun Manet non trẻ sẽ không muốn xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sau chuyển giao quyền lực, và sự hỗ trợ từ Bắc Kinh về mọi mặt dành cho Campuchia có thể là cách duy nhất để ngăn chặn điều đó.

Nói tóm lại, những nhà độc tài thường có xu hướng củng cố một chế độ gia đình trị và thâu tóm quyền lực, mà đã là độc tài thì không thể song hành cùng các quốc gia dân chủ, tự do của phương Tây, nên một chế độ độc tài, dối trá của Hun Sen hay Hun Manet sẽ không thể khác, sẽ vẫn là con rối trong vòng kiềm tỏa của Trung cộng. Không thể thoát được!

David Hutt

Translated & Summarized: Việt Linh