PHƯƠNG PHÁP MỚI NGHIÊN CỨU SỬ HỌC+

0
819

Nguyễn Tường Tâm

Cali Today News – Trong nghiên cứu sử học, có hai nguồn là tài liệu viết và cổ vật. Bài này chỉ bàn tới tài liệu viết. Tài liệu viết có hai dạng: 1-Tài liệu của người trong cuộc. Đây là tài liệu chính, có độ tin cậy cao nhất (primary sources) nhưng không tuyệt  đối. Ví dụ các bài báo tường thuật sự kiện, hoặc hồi ký của các người tham gia sự kiện. 2-Tài liệu khai thác các tài liệu chính. Đây là tài liệu thứ cấp (secondary sources), có độ tin cậy thấp hơn primary sources. Ví dụ thông thường của các tài liệu thứ cấp là những cuốn sách thu thập các thông tin từ primary sources, kể cả sách giáo khoa.

 Với kỹ thuật ngày nay, song song với tài liệu viết bởi người trong cuộc còn có tài liệu nói (oral documents) do người trong cuộc tự thuật thu băng, hay trả lời phỏng vấn có thu băng. Loại tài liệu này cũng là tài liệu chính (primary sources). Tóm lại, khi nghiên cứu lịch sử, người ta cố gắng tìm những tài liệu chính dưới dạng nói hay viết.

Theo tâm lý chung, những hồi ký hay tường thuật nói hay viết, thường có khuynh hướng nói tốt về chính mình hay phe nhóm mình và nói xấu về đối thủ. Do đó, để viết tài liệu lịch sử sắp xuất bản, cuốn “Chiến Tranh Việt Nam– 50 Ngày Cuối”, tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu sử học chưa thấy sử gia nào sử dụng như sau: 1-Không dùng các tài liệu được xuất bản trong nước, vì hiện nay, đảng cộng sản kiểm soát chặt chẽ mọi hình thức phát biểu và sẽ trừng phạt — có thể bỏ tù– đối với những phát biểu bất lợi cho đảng, cho dù đó là sự thật. 2- Trong cuốn sách sắp xuất bản, ngoài phần nhận định của tôi, tôi chọn 119 bài tường thuật, hay hồi ký của 119 tác giả trong hay ngoài nước, nhưng được công bố tại hải ngoại. Nguyên tắc để tôi chọn các hồi ký hay tường thuật làm tài liệu lịch sử là những bài nói xấu (negative) về bản thân hay phe nhóm của mình; hoặc những bài nói tốt (positive) về đối phương. Theo tâm lý thông thường, những phát biểu như vậy là những phát biểu chân thật nhất từ đáy lòng. Ví dụ trong những chương hồi ký của người miền Nam viết về những trải qua của họ trong 50 ngày cuối cùng của cuộc chiến, chương IV- có bài “Tiểu Đoàn 4 TQLC Vào Những Tháng Sau Cùng!” (Tên gốc: TĐ 4 TQLC Kình Ngư vào những năm tháng sau cùng) của 2 tác giả Mũ Xanh Trần Ngọc Toàn (Cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 4 /TQLC) và Mũ Xanh Phạm Văn Tiền (K20 Võ Bị):

“Do tình hình xáo trộn chung của đất nước và vì nhu cầu đòi hỏi cấp bách của chiến trường vào những ngày đầu tháng Ba 1975, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định điều động phần lớn các lực lượng TQLC về Nam gồm các Lữ Đòan 258, 369. Chỉ còn lại Lữ Đoàn 147 do Đại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy…Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Võ Văn Gắt thì tập họp binh sĩ còn lại tuyên bố tan hàng, mạnh ai nấy lo, vì có lệnh “Các đơn vị tự lực cánh sinh” từ Sư Đoàn TQLC qua lời chuyển tiếp của thẩm quyền Đại Dương, Đại úy Đan, tùy viên Tư Lệnh. Riêng Tiểu Đoàn Trưởng Đinh Long Thành thì bị kẹt cứng trên chiếc tàu mắc cạn, cùng đủ loại binh sĩ thuộc nhiều đơn vị khác nhau, không còn cấp chỉ huy, và niên trưởng đã may mắn thoát nạn về tới Sài Gòn trước ngày miền Nam thất thủ.

Cuộc chiến đấu của những người lính Mũ Xanh thuộc Lữ Đoàn 147 cùng nhiều đơn vị bị bỏ rơi lại tại tuyến đầu, đã bị kết thúc một cách thua thiệt oan uổng ngoài dự đoán của mọi người. Gần 3000 binh lính đủ mọi binh chủng đã bị trói tay tại mặt trận vào những ngày cuối tháng Ba 1975, đã là trang bi kịch đen tối trong chiến sử Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 26-3 là ngày cả một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH bị khoảng một đại đội du kích Việt Cộng bắt sống. Chuyện không bao giờ tin được đã xảy ra. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi lính, hỏi quan. Hỏi ai đây, trách nhiệm ai đây về chuyện ô nhục nầy của quân sử! Súng đã gãy và Tiểu Đoàn 4 TQLC, một trong các đơn vị tác chiến hàng đầu của QLVNCH cùng toàn thể những chiến sĩ quả cảm thuộc đủ loại binh chủng tại nơi tuyến đầu lửa đạn, cũng đã phải tan hàng theo vận nước nổi trôi. (Trích Tập San Đa Hiệu 91, trang 254 và Đa Hiệu 92, trang 139)”

Trong chương 24, “Những người thắng trận trên vùng đất mới” có bài XI-Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam của Đặng Vũ Nam Phong, một người miền Bắc:

“Sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi đã xảy ra tại miền Bắc ngoài dự kiến của chúng tôi, bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ.

Những chiếc đồng hồ Seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn-giốt cục mịch của Nga. Những chiếc quạt Nhật, Mỹ đứng cạnh anh quạt Con Cóc của Bắc Việt và anh quạt Tai-Voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì Công so với Cú. Những cái Đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô. Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.

            Chúng tôi khi đó tự hỏi? Ơ! Hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt.

Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam. Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá. Rất nhân văn! Và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang, bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ? Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người Nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật. Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con Người. Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi. Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân trí. Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy lạc, vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam. Và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng. Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ.

Trước 30/4 ngày Bác Hồ mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết. Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm xúc trào dâng. Hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ thập niên1960. Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi. Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ Cải Cách Ruộng Đất. Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó. Ôi !!! Vô cùng tồi tệ. Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản, nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù. Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ; quả thật không thể tồi tệ hơn.

Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân, và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy; dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú. Nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo. Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam!”

Phương pháp nghiên cứu  này tôi gọi là “Nguyên tắc Nghiên cứu ngược”(Reverse Exploring Principle) — chưa thấy sử gia nào áp dụng.

PHƯƠNG PHÁP MỚI NGHIÊN CỨU SỬ HỌC+

Nguyễn Tường Tâm

Trong nghiên cứu sử học, có hai nguồn là tài liệu viết và cổ vật. Bài này chỉ bàn tới tài liệu viết. Tài liệu viết có hai dạng: 1-Tài liệu của người trong cuộc. Đây là tài liệu chính, có độ tin cậy cao nhất (primary sources) nhưng không tuyệt  đối. Ví dụ các bài báo tường thuật sự kiện, hoặc hồi ký của các người tham gia sự kiện. 2-Tài liệu khai thác các tài liệu chính. Đây là tài liệu thứ cấp (secondary sources), có độ tin cậy thấp hơn primary sources. Ví dụ thông thường của các tài liệu thứ cấp là những cuốn sách thu thập các thông tin từ primary sources, kể cả sách giáo khoa.

 Với kỹ thuật ngày nay, song song với tài liệu viết bởi người trong cuộc còn có tài liệu nói (oral documents) do người trong cuộc tự thuật thu băng, hay trả lời phỏng vấn có thu băng. Loại tài liệu này cũng là tài liệu chính (primary sources). Tóm lại, khi nghiên cứu lịch sử, người ta cố gắng tìm những tài liệu chính dưới dạng nói hay viết.

Theo tâm lý chung, những hồi ký hay tường thuật nói hay viết, thường có khuynh hướng nói tốt về chính mình hay phe nhóm mình và nói xấu về đối thủ. Do đó, để viết tài liệu lịch sử sắp xuất bản, cuốn “Chiến Tranh Việt Nam– 50 Ngày Cuối”, tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu sử học chưa thấy sử gia nào sử dụng như sau: 1-Không dùng các tài liệu được xuất bản trong nước, vì hiện nay, đảng cộng sản kiểm soát chặt chẽ mọi hình thức phát biểu và sẽ trừng phạt — có thể bỏ tù– đối với những phát biểu bất lợi cho đảng, cho dù đó là sự thật. 2- Trong cuốn sách sắp xuất bản, ngoài phần nhận định của tôi, tôi chọn 119 bài tường thuật, hay hồi ký của 119 tác giả trong hay ngoài nước, nhưng được công bố tại hải ngoại. Nguyên tắc để tôi chọn các hồi ký hay tường thuật làm tài liệu lịch sử là những bài nói xấu (negative) về bản thân hay phe nhóm của mình; hoặc những bài nói tốt (positive) về đối phương. Theo tâm lý thông thường, những phát biểu như vậy là những phát biểu chân thật nhất từ đáy lòng. Ví dụ trong những chương hồi ký của người miền Nam viết về những trải qua của họ trong 50 ngày cuối cùng của cuộc chiến, chương IV- có bài “Tiểu Đoàn 4 TQLC Vào Những Tháng Sau Cùng!” (Tên gốc: TĐ 4 TQLC Kình Ngư vào những năm tháng sau cùng) của 2 tác giả Mũ Xanh Trần Ngọc Toàn (Cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 4 /TQLC) và Mũ Xanh Phạm Văn Tiền (K20 Võ Bị):

“Do tình hình xáo trộn chung của đất nước và vì nhu cầu đòi hỏi cấp bách của chiến trường vào những ngày đầu tháng Ba 1975, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định điều động phần lớn các lực lượng TQLC về Nam gồm các Lữ Đòan 258, 369. Chỉ còn lại Lữ Đoàn 147 do Đại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy…Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Võ Văn Gắt thì tập họp binh sĩ còn lại tuyên bố tan hàng, mạnh ai nấy lo, vì có lệnh “Các đơn vị tự lực cánh sinh” từ Sư Đoàn TQLC qua lời chuyển tiếp của thẩm quyền Đại Dương, Đại úy Đan, tùy viên Tư Lệnh. Riêng Tiểu Đoàn Trưởng Đinh Long Thành thì bị kẹt cứng trên chiếc tàu mắc cạn, cùng đủ loại binh sĩ thuộc nhiều đơn vị khác nhau, không còn cấp chỉ huy, và niên trưởng đã may mắn thoát nạn về tới Sài Gòn trước ngày miền Nam thất thủ.

Cuộc chiến đấu của những người lính Mũ Xanh thuộc Lữ Đoàn 147 cùng nhiều đơn vị bị bỏ rơi lại tại tuyến đầu, đã bị kết thúc một cách thua thiệt oan uổng ngoài dự đoán của mọi người. Gần 3000 binh lính đủ mọi binh chủng đã bị trói tay tại mặt trận vào những ngày cuối tháng Ba 1975, đã là trang bi kịch đen tối trong chiến sử Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 26-3 là ngày cả một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH bị khoảng một đại đội du kích Việt Cộng bắt sống. Chuyện không bao giờ tin được đã xảy ra. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi lính, hỏi quan. Hỏi ai đây, trách nhiệm ai đây về chuyện ô nhục nầy của quân sử! Súng đã gãy và Tiểu Đoàn 4 TQLC, một trong các đơn vị tác chiến hàng đầu của QLVNCH cùng toàn thể những chiến sĩ quả cảm thuộc đủ loại binh chủng tại nơi tuyến đầu lửa đạn, cũng đã phải tan hàng theo vận nước nổi trôi. (Trích Tập San Đa Hiệu 91, trang 254 và Đa Hiệu 92, trang 139)”

Trong chương 24, “Những người thắng trận trên vùng đất mới” có bài XI-Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam của Đặng Vũ Nam Phong, một người miền Bắc:

“Sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi đã xảy ra tại miền Bắc ngoài dự kiến của chúng tôi, bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ.

Những chiếc đồng hồ Seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn-giốt cục mịch của Nga. Những chiếc quạt Nhật, Mỹ đứng cạnh anh quạt Con Cóc của Bắc Việt và anh quạt Tai-Voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì Công so với Cú. Những cái Đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô. Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.

            Chúng tôi khi đó tự hỏi? Ơ! Hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt.

Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam. Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá. Rất nhân văn! Và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang, bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ? Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người Nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật. Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con Người. Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi. Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân trí. Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy lạc, vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam. Và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng. Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ.

Trước 30/4 ngày Bác Hồ mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết. Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm xúc trào dâng. Hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ thập niên1960. Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi. Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ Cải Cách Ruộng Đất. Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó. Ôi !!! Vô cùng tồi tệ. Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản, nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù. Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ; quả thật không thể tồi tệ hơn.

Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân, và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy; dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú. Nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo. Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam!”

Phương pháp nghiên cứu  này tôi gọi là “Nguyên tắc Nghiên cứu ngược”(Reverse Exploring Principle) — chưa thấy sử gia nào áp dụng.