Các quốc gia dân chủ khác “BỎ TÙ” cựu Tổng thống dễ dàng! Hoa Kỳ thì KHÔNG?

0
2489

Cựu Tổng thống Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên phải đối mặt với các cáo buộc hình sự, nhưng ông ấy hầu như không đơn độc trên trường quốc tế.

Nhiều nền dân chủ khác đã truy tố các nhà lãnh đạo hiện tại hoặc trước đây của họ với hầu hết những tội mà Trump đã phạm phải.

Hai cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy bị kết tội tham nhũng sau thời gian tại vị. Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã bị kết tội gian lận thuế vào năm 2012.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Ở các nền dân chủ non trẻ nhưng trưởng thành, việc truy tố buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đã giúp củng cố pháp quyền. Hàn Quốc đã điều tra và kết án 5 cựu tổng thống bắt đầu từ những năm 1990, với bản án 17 năm tù của cựu Tổng thống Lee Myung-bak vì tội tham nhũng và đã được ân xá vào năm ngoái. Đối với cựu Tổng thống Park Geun-hye, bà đã bị một bản án 20 năm tù về vụ bê bối tham nhũng dẫn đến việc bà bị luận tội vào năm 2017.

Phó tổng thống hiện tại của Argentina, Cristina Fernández de Kirchner, bị kết tội tham nhũng vào tháng 12, trong một vụ án có từ thời bà còn làm tổng thống. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, hiện đang ở nhiệm kỳ thứ sáu, đang phải đối mặt với ba vụ án tham nhũng. Và tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva, đã tái đắc cử ba năm sau khi ra tù vì tội tham nhũng.

Điểm qua những vụ truy tố, bỏ tù những nhà cựu lãnh đạo tại nhiều quốc gia trên thế giới, có vẻ như là một quyết định hiển nhiên đối với một nền dân chủ, đó là: Mọi người phải tuân theo pháp quyền.

Nhưng các tổng thống và thủ tướng được lựa chọn bởi các công dân của một quốc gia hoặc các đảng phái của họ để lãnh đạo. Vì vậy, các thủ tục tư pháp chống lại họ chắc chắn sẽ bị coi là vì chính trị và gây chia rẽ. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng quyền miễn trừ rộng rãi và truy tố quá mức đều có thể làm suy yếu nền dân chủ. Nhưng những vụ truy tố như vậy đặt ra những rủi ro khác nhau đối với các nền dân chủ lâu đời hơn như Pháp và Mỹ so với những rủi ro ở các nền dân chủ non trẻ hơn như Nam Phi, Brazil.

Ngay cả trong các nền dân chủ trưởng thành, các công tố viên hoặc thẩm phán có thể lạm dụng các vụ truy tố. Nhưng việc truy tố chính trị thái quá có nhiều khả năng xảy ra hơn và có khả năng gây tổn hại nhiều hơn ở các nền dân chủ mới nổi nơi các tòa án và các tổ chức công khác có thể không đủ độc lập với chính trị. Tư pháp càng yếu và càng được coi trọng, thì các nhà lãnh đạo càng dễ khai thác hệ thống, hoặc để mở rộng quyền lực của chính họ hoặc để hạ gục đối thủ.

Trở lại với nước Mỹ, cựu Tổng thống Richard Nixon đã từ chức trước nguy cơ bị luận tội vào tháng 8 năm 1974, và được ân xá từ người kế nhiệm một tháng sau đó bởi người kế nhiệm, Tổng thống Gerald Ford. Phản ứng của công chúng vào thời điểm đó được chia theo đường lối của đảng khi một số người coi việc tha tội cho Nixon là cần thiết để hàn gắn quốc gia, trong khi những người khác tin rằng đó là một sai lầm lịch sử và có thể khuyến khích việc không bị trừng phạt trong tương lai, và điển hình là Donald Trump trong thế kỷ 21.

Giấy phép hành nghề luật của Bill Clinton tại quê hương Arkansas của ông đã bị đình chỉ trong 5 năm sau khi ông đạt được thỏa thuận với các công tố viên vào năm 2001, vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của mình, về những cáo buộc rằng ông đã tuyên thệ dối trá về mối quan hệ của mình với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky. Cựu Tổng thống Bill Clinton bị luận tội vào mùa thu năm 1998 sau khi ông bị buộc tội khai man trước đại bồi thẩm đoàn, nhưng chưa bao giờ bị truy tố.

Giáo sư khoa học chính trị James D. Long của Đại học Washington nói rằng: “Nước Mỹ đã từng để yên với rất nhiều hành vi xấu của các tổng thống và chính quyền trước đây, và tôi nghĩ bây giờ đây thực sự là lần đầu tiên có vẻ như một tổng thống hoặc cựu tổng thống có thể phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà họ đã làm trước đây”.

Vụ án tiền bịt miệng ở Manhattan có thể không liên quan đến một số vấn đề lớn hơn trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, nhưng với chuyện một cựu luật sư riêng của Trump, Michael Cohen đã phải ở tù vì có liên quan trong vụ án này, cho thấy rằng vụ án không phải là một chuyện nhỏ và có thể dễ dàng bị bỏ qua.

Nhưng một số chuyên gia khẳng định 34 cáo buộc trọng tội của Biện lý quận Manhattan, Alvin Bragg là “mỏng manh“, bất kể với bề dày kinh nghiệm của Văn phòng luật sư quận Manhattan đã truy tố thành công các vụ án cổ cồn trắng khác như thế này liên quan đến hồ sơ kinh doanh gian lận nhằm che đậy các tội ác cơ bản.

Nếu Biện lý quận Manhattan tin rằng luật nên được áp dụng bình đẳng cho dù bị cáo có bao nhiêu tiền hay quyền lực và ảnh hưởng lớn đến đâu thì vụ án phải được tiến hành. Tôi không hy vọng về bản cáo trạng này có dẫn đến việc kết án hay không mà tôi chỉ quan tâm đến việc Donald Trump cuối cùng có phải chịu trách nhiệm hay không. Vì tôi nghĩ đơn giản rằng “Chỉ bằng cách cuối cùng buộc Trump phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình, chúng ta mới có thể khẳng định lại luật pháp.” Tôi cũng hy vọng rằng bản cáo trạng của Alvin Bragg sẽ khiến các công tố viên khác có thêm can đảm của họ trong các vụ án đang tiến hành. Chỉ bằng cách cuối cùng buộc Trump phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình, thì hệ thống luật pháp Mỹ mới có thể tái khẳng định pháp quyền, ngăn cản những kẻ độc tài phản dân chủ muốn giành lấy quyền lực bằng mọi cách và sửa chữa nền dân chủ của Hoa Kỳ.

Hầu hết các cựu tổng thống trong nửa thế kỷ qua đều có cuộc sống công cộng tương đối bình yên — lập quỹ, có những bài phát biểu sinh lợi, hoặc trong trường hợp của Jimmy Carter, thực hiện nhiều công việc từ thiện. Nỗi ô nhục của Nixon đã ám ảnh ông trong nhiều năm, mặc dù cuối cùng ông cũng xuất hiện trở lại để nói về các vấn đề toàn cầu và tư vấn cho các chính trị gia đầy tham vọng và các tổng thống tiềm năng, bao gồm cả Trump.

Trong nỗ lực để hiểu rõ hơn về khoảng thời gian bất ổn này với vụ bắt giữ và buộc tội đầu tiên của Trump, các câu hỏi về “công lý“, tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với nền dân chủ với khả năng kẻ đang bị truy tố vẫn sẽ là ứng cử viên tổng thống năm 2024 hàng đầu của Đảng Cộng hòa.

Bánh xe công lý đang quay chậm cuối cùng cũng chuyển động, nhưng vẫn có một sự thật đau lòng là vẫn có hàng chục triệu người Mỹ đã và đang sẵn sàng bỏ qua tội ác của Trump và vẫn muốn hắn ta tiếp tục quay lại với quyền lực.

Riêng tôi không quan tâm đến vụ án ở Manhattan với thời gian xảy ra một phiên tòa xét xử và kết án có thể kéo dài từ 1 năm đến 1 năm rưỡi và mức trừng phạt nếu có diễn ra cũng không thể cản được bước chân của Trump tiến về phía Tòa Bạch Ốc, nên tôi không quan tâm.

Những gì người Mỹ từng mong đợi một hệ thống công lý hoạt động đủ mạnh để trừng phạt những kẻ có tội trong thời điểm hiện nay có thể sẽ không xảy ra như khi những nhà lãnh đạo trước đây đối mặt với hai chữ “luận tội”, họ sợ và không muốn đối mặt với nó. Còn ngày nay? Việc luận tội bây giờ giống như một cuộc chiến đảng phái không hơn không kém. ĐIều này đồng nghĩa với việc nước Mỹ sẽ không bao giờ có một cuộc luận tội thành công đúng nghĩa với 2/3 số phiếu từ Thượng viện cả, một cuộc luận tội giờ chỉ được xem là một vết nhơ khó rữa của một Tổng thống, thế thôi.

Lời kết:

Phải nói thế nào đây với hệ thống công lý Mỹ đang không thực sự hoạt động?

Với một Donald Trump, kẻ phạm nhiều tội ác tày trời nổi tiếng nhất nước Mỹ thời hiện đại và Merrick Garland là một Bộ trưởng Tư pháp phải chịu trách nhiệm nhiều nhất cho sự thất bại trong việc truy tố những hành vi phạm tội của Trump.

Nếu Trump bị kết án, những người ủng hộ ông ta sẽ cho rằng Joe Biden và phe cấp tiến đã gài bẫy ông ta. Nếu Trump trắng án, họ sẽ lập luận rằng ông ta đã nhận được phép lành và sự bảo vệ từ Thượng đế, giống như ông ta đã tự tuyên bố trắng án sau khi Bill Barr bôi đen những dòng chữ của Robert Mueller với lý do bảo vệ bí mật an ninh quốc gia và phán không có đủ bằng chứng Trump đã phạm tội.

Một kết án thành công của Trump hay việc Trump được trắng án đều không thể khiến nước Mỹ trở nên toàn vẹn và đoàn kết trở lại như trước đây. Nhưng qua bản cáo trạng của Trump, quá trình này sẽ tiết lộ điều gì đó cơ bản về nền dân chủ Mỹ. Dù kết quả thế nào, chúng sẽ là vấn đề của cả luật pháp và chính trị.Việt Linh 11.04.2023