Hội thảo về chiến tranh Việt Nam tại Đại học Columbia New York

0
948

BÁO CHÍ VIẾT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Bài tham luận của nhà báo Triều Giang, Đại diện của Việt Nam Cộng Hòa

                               *Triều Giang. (Hình của Ngân Nguyễn)image.pngimage.png

Từ trái: Gs. Tony Bui, Đạo diễn phim Ba Mùa, Gs.Liên Hằng Nguyễn, Khoa trưởng khoa học Người Mỹ Gốc Việt, Quang cảnh buổi Hội thảo.

Kỷ niệm 75 năm thành lập và 50 năm chiến tranh Việt Nam, ngày 28 & 29 tháng 3 năm 2024 vừa qua, Đại học danh tiếng về ngành báo chí tại New York Columbia Journalism School đã có cuộc hội thảo 2 ngày do Giáo sư Sử học Tony Bùi, đạo diễn của phim Ba Mùa (Three Seasons) và Gs. Liên Hằng Nguyễn, Khoa trưởng Khoa Vietnamese American Studies tại Đại học Columbia, đồng tổ chức, với chủ đề: Khám Phá Di Sản của Chiến Tranh Việt Nam: Chiến Tranh- Ám Ảnh-Sự Biến Đổi và Sự Chữa Lành, với ba đề tài: “Những Vết Sẹo Của Chiến Tranh Đông Dương”, “Cô  Bé Bom Napal Sau Khi Những Con Rồng Bỏ Đi”, và “Bài Học Của Báo Chí Viết Về Chiến Tranh Việt Nam”.

Buổi thảo luận về báo chí là buổi thảo luận cuối cùng vào lúc 4 giờ tới 5:30 chiều, hội tụ được đông đảo nhất khoảng gần 400 các Giáo sư, nhà nghiên cứu, báo chí và đông đảo các sinh viên, do nhà báo James Bennett, chủ biên của Tạp Chí Economist và Gs. Liên-Hằng Nguyễn, đảm nhận vai trò điều phối, với các khách mời: Peter Arnett, nhận giải Báo chí suất sắc Pulitzer năm 1966, Đạo diễn phim “Cuộc Chiến 10,000 ngày”, nhà báo Fox Butterfield, nhận giải Puliizer năm 1971, bà Edie Lederer, thông tín viên của Liên Hiệp Quốc, và bà Triều Giang-Nancy Bùi, nhà sản xuất phim VIETNAMERICA, nhà báo duy nhất đại diện cho báo chí Việt Nam Cộng Hòa.

Mở đầu cuộc thảo luận Gs Liên Hằng phát biểu: “Động lực cho cuộc trò chuyện bàn tròn này: là dù việc phổ biến của báo chí về Chiến tranh Việt Nam là một trong những khía cạnh sôi nổi và được ghi chép đầy đủ nhất trong lịch sử xung đột của Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta cần phải tái phân tích khi các tài liệu giải mật gần đây buộc chúng ta phải đối mặt với những sự hiểu biết mới mẻ, và khi các quan điểm mới mang lại các diễn giải mới. Trong khi các cuộc chiến tiếp tục diễn ra ở châu Âu và Trung Đông, cũng có một nhu cầu cấp bách để học hỏi từ các nhà báo và phóng viên của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam ngày nay.

Chúng tôi mường tượng rằng đây sẽ là một cuộc trò chuyện hơn là một hội thảo học thuật, vì vậy chúng tôi muốn đưa ra ba câu hỏi trước cho các diễn giả để họ trả lời từng câu một. Sau đó,. Chúng tôi sẽ vui lòng thảo luận thêm hoặc điều chỉnh bất kỳ câu hỏi nào nếu cần thiết. Vui lòng nhớ rằng đối tượng của chúng tôi chủ yếu là sinh viên đại học”.image.pngimage.png

Hình trái: Ký giả Triều Giang thứ ba từ trái nói về báo Sóng Thần. Hình phải: Chuyến đi Huế của bà giúp thân nhân của các nạn nhân tử nạn trên Đại Lộ Kinh Hoàng hốt và chôn cất xác nạn nhân. Hình trên góc trái: Hình của ba mẹ con bà trước khi vượt biển vào năm 1979.

Chúng tôi xin ghi nhận và phổ biến phần tham luận của nhà báo Triều Giang-Nancy Bùi dưới đây để bạn đọc theo dõi:

1) Câu hỏi: Hãy dẫn chúng tôi trở lại với Việt Nam của bạn: Khi bạn bắt đầu viết về Chiến tranh hoặc lĩnh vực cụ thể của bạn tại Việt Nam là khi nào? Điều gì là độc đáo trong việc viết về Việt Nam, và điều gì là chung chung về việc báo cáo về một quốc gia trong tình trạng chiến tranh?

Nancy Bui: Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình tại nhật báo Sóng Thần, một trong những tờ báo hàng đầu tại Sài Gòn, vào năm 1971, trước khi tôi 18 tuổi và cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sóng Thần thuộc sở hữu tư nhân. Người sáng lập là ông Chu Tử, một nhà văn nổi tiếng, chủ nhiệm là nhà văn nữ Trùng Dương, Tổng Biên Tập/CEO là nhà báo danh tiếngUyên Thao.

Ban đầu, vai trò của tôi liên quan đến việc chọn lọc tin tức từ bản tin từ tòa án, cập nhật từ văn phòng cảnh sát và tường trình từ các văn phòng địa phương của Sóng Thần. Việc đặt tít cho mỗi tin trở thành sở trường của tôi, cho các tin được gọi đùa là “Tin cán chó, chó cán xe” ghi chép các sự kiện địa phương làm tò mò người đọc. Đây là một thời kỳ trước khi chúng ta có mạng xã hội, nơi những tin tức loại này như một cửa sổ cho những người tò mò để nhìn vào các sự kiện khắp nơi trong ngày. Trong thời kỳ này, tôi làm chủ về việc tạo ra các tiêu đề hấp dẫn.

Tôi nhớ Tổng giám đốc Uyên Thao, thường nói đùa với tôi mỗi khi tôi quay cuồng với việc tìm tiêu đề, cho những câu chuyện dường như tầm thường để có thể hấp dẫn người đọc nhưng không đi quá lố. Đơn cử câu chuyện về một đầu bếp vô tình cắt tay mình chày máu khi làm thị gà, dẫn đến một vụ cháy trong thùng rác. Xếp Uyên Thao đề xuất tiêu đề ” Sài gòn, Máu và Lửa”. Ông thường minh họa một cách hài hước bản chất của việc lựa chọn tin tức, ông đưa ra ví dụ: “ Một con chó cắn người không phải là tin, nhưng nếu một người cắn một con chó thì chắc chắn đó là tin”. Điều này đã dạy tôi rằng sự lựa chọn tin tức của một nhà báo định hình tính cách của họ, phân biệt giữa một nhà báo giỏi hay không?

Ông xếp trực tiếp của tôi, Đỗ Ngọc Yến (đã qua đời), người sau này thành lập nhật báo Người Việt Daily News ở California sau khi di cư tới Mỹ, cũng góp phần quan trọng vào nguyên tắc báo chí của tôi. Ông nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cải thiện liên tục và cảnh báo về những nguy hiểm của việc trở thành một “nhà báo vàng” – một nhãn hiệu không đẹp mà không ai là một nhà báo muốn khao khát trở thành.

Tầm quan trọng của sự chính xác trong báo chí không thể coi thường. Đầu tiên, nó đảm bảo rằng thông tin được trình bày cho công chúng là đáng tin cậy. Người đọc phụ thuộc vào các nhà báo để cung cấp các tường trình chính xác và trung thực, và bất kỳ sai lệch nào đều làm suy yếu niềm tin này. Thứ hai, tính chính xác duy trì uy tín của cả nhà báo và tờ báo. Các nhà báo đóng vai trò là người bảo vệ thông tin, và uy tín của họ phụ thuộc vào khả năng ghi chép tin tức một cách chính xác. Báo cáo không chính xác làm mờ đi danh tiếng của họ và làm suy giảm uy tín của bài báo.

Tóm lại, sự chính xác trong báo chí là rất quan trọng để duy trì sự tin tưởng, uy tín và hoạt động đúng đắn của nền dân chủ. Các nhà báo phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng bản tin của họ là chính xác, công bằng và cẩn thận, phục vụ lợi ích của công chúng trên hết.

Sau một thời gian ngắn, tôi chuyển sang tin tức từ chiến trường. Sóng Thần có một đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đặc biệt đặt tại chiến trường, bao gồm các cá nhân dũng cảm như Lê Thiệp (đã qua đời), Dương Phục, Nguyễn Tuyển, Phan Nhật Nam, Vũ Ánh (đã qua đời), và nhiều người khác. Những phóng viên gan dạ này đã bám theo các binh sĩ, ghi lại các hoạt động hàng ngày của họ. Họ sẽ hoàn thành bản tin của mình vào cuối mỗi ngày và sau đó gọi diện thoại cho tôi vào lúc nửa đêm; vì giá cước điện thoại từ xa rẻ hơn vào ban đêm và ít bị nhiễu hơn. Tôi ghi bản tường trình vào băng cassette, sau đó sao chép và giao cho văn phòng vào sớm ngày hôm sau. Điều này có nghĩa là các sự kiện từ chiến trường hôm qua được in vào hôm nay, đến tay người đọc vào khoảng 3 giờ chiều. Những phóng viên này cũng bán các bản tin và hình ảnh của họ cho các cơ quan thông tin Mỹ tại Sài Gòn để kiếm thêm thu nhập, họ được gọi với cái tên là “Stringers”, tạm dịch là “cộng tác viên đặc biệt”.

Ngoài việc báo cáo về chiến trường, các phóng viên được gửi đi để viết các bài báo nghi nhận về con người hoặc các sự kiện quan trọng, phản ánh hiện thực của cuộc sống trong chiến tranh. Sóng Thần trở nên nổi tiếng với các câu chuyện về con người, chiếu sáng lên những tổn thương của đời sống do chiến tranh gây ra. Báo cũng tổ chức các chương trình gây quỹ để giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Trong giai đoạn phát triển nhất, Sóng Thần có trên dưới 100 nhân viên và cộng tác viên, số phát hành của chúng tôi đạt trên 100.000 bản mỗi ngày.

Năm 1972, trong cuộc tấn công vào mùa hè, hàng chục ngàn người dân thiệt mạng do những trận mưa pháo của pháo binh Việt Cộng tấn công khi người dân chạy trốn từ Huế để tìm nơi trú ẩn ở Đà Nẵng. Xác của họ không thể lấy được vì những cuộc giao tranh vẩn diễn ra nhiếu tháng. Sau khi chiến tranh kết thúc, các gia đình trở lại để tìm xác của người thân, chứng kiến những cảnh kinh hoàng của những bộ xương phụ nữ và trẻ em ôm nhau trong cái chết. Nhiều xác không thể xác định, phải chôn một cách tập thể. Sóng Thần đã tổ chức quỹ để hỗ trợ, và tôi đã được giao cho việc quản lý quỹ, thu nhận sự đóng góp của độc giả thiện tâm.

Sau đó, tôi được gửi đi Huế để trao số tiền quyên góp cho văn phòng đại diện của Sóng Thần. Trong dịp này tôi được chứng kiến những cảnh khốn khó của những người dân ở các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng trực tiếp đã gây cảm xúc mạnh mẽ không bao giờ quên. Những người dân miền Trung nghèo sống trong vùng đất khô cằn phải hứng chịu những cuộc giao tranh khốc liệt. Họ chịu đựng những khốn khó không thể tưởng tượng được, những bà mẹ sống giữa những ngôi nhà bị phá hủy một nửa với những đứa trẻ suy dinh dưỡng và hầu như không có gì để gọi là tài sản. Phụ nữ là những người phải chịu gánh nặng nhất. Họ cố gắng lo kinh tế cho con cái và gia đình, khi chồng họ chiến đấu trên chiến trường xa xôi. Gương mặt họ hằn lên sự mệt mỏi và những ánh mắt vô vọng. Trải nghiệm này khiến tôi đau sót, và xúc động, cho đến bây giờ, tôi vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nó mỗi khi quá khứ hiện về, nên tôi không thể xem lâu những bản tin về chiến tranh Nga xâm lăng Ukriane hay cuộc chiến đẫm máu của những người dân vô tội tại Palestine giữa người Do Thái và Hamas. Tôi thù ghét chiến tranh!

2) Câu hỏi: Chúng tôi muốn bạn chia sẻ với sinh viên một bài báo (hoặc đoạn trích) mà bạn đã viết (hoặc một đồng nghiệp viết), và chúng tôi sẽ chia sẻ nó trên màn hình cho khán giả tại hội nghị. Bài viết này nên đại diện cho sức mạnh của báo chí tại Việt Nam hoặc các hạn chế trong việc báo cáo về chiến tranh. Một ví dụ tốt về điều nên chia sẻ có thể đề cập đến các điểm gây mâu thuẫn chính trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam và tiết lộ cho sinh viên quy trình báo chí (tức là từ đầu đến cuối của việc viết một câu chuyện và in nó). Nó nắm bắt mối quan hệ của bạn với tờ báo/tạp chí; tốt đẹp. Và nếu nó cũng có thể đề cập đến các rào cản từ phía chính phủ/quân đội, điều đó sẽ càng tốt hơn!

 Nancy Bui: Hầu hết người Mỹ, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, báo chí và các cựu chiến binh Việt Nam, đã thể hiện sự thiếu hiểu biết của họ về lịch sử và văn hóa của Việt Nam trước khi Mỹ tham gia vào Việt Nam để chiến đấu vì một lý tưởng. Chiến tranh đã lấy đi hơn 58.000 sinh mạng người Mỹ và lấy đi sinh mạng của hơn một phần tư triệu binh sĩ miền Nam, hơn một triệu binh sĩ miền Bắc và khoảng 7 triệu dân thường từ cả miền Nam và miền Bắc.

Chiến tranh kết thúc, nhưng các hiểu lầm vẫn tiếp tục. Chúng ta có thể học được điều gì từ cuộc chiến này? Chúng ta nên nhìn vào cuộc chiến từ góc nhìn của người miền Nam, Việt Nam. Nói cho cùng, chúng tôi là những người phải chịu đối đầu với cuộc chiến tranh xâm lăng, và phải chịu đựng những tội ác không thể diễn tả được từ lâu trước và lâu sau sự tham gia của người Mỹ. Hệ quả của cuộc chiến đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng tôi và quá trình chữa lành vẫn tiếp diễn và sẽ kéo dài qua nhiều thế hệ.

Vào ngày 8 tháng 5 năm 1965, 3,500 binh sĩ Hải quân Hoa Kỳ đã cập bến tại Đà Nẵng, một thị trấn ven biển ở phía Bắc của miền Nam Việt Nam. Đó là năm Mỹ chính thức tham gia Chiến tranh Việt Nam bằng cách gửi binh lính vào lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, cuộc chiến đã bắt đầu từ nhiều năm trước đó. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Hồ Chí Minh, một người lưu vong đã rời xa Việt Nam hơn 30 năm, đã đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Người Việt Nam đã có một lịch sử chiến đấu cho chủ quyền của họ từ trước khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện. Người dân chúng tôi đã chiến đấu dành độc lập từ sự xâm lăng của người Pháp từ năm 1885, và chúng tôi đã phải nhanh chóng chiến đấu một cuộc chiến khác chống lại chủ nghĩa cộng sản cùng một thời điểm. Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết để chia Việt Nam thành hai quốc gia từ phần ở vĩ tuyến 17. Phía Bắc thuộc về đảng cộng sản và phía Nam thuộc về Việt Nam Dân chủ tự do.

Vào ngày 19 tháng 5 năm 1959, ngày sinh nhật thứ 69 của Hồ Chí Minh, với sự giúp đỡ từ Nga và Trung Quốc, Bắc Việt Nam chính thức bắt đầu cuộc xâm lược miền Nam với khẩu hiệu “Thống nhất đất nước”. Miền Nam đã đáp trả bằng một cuộc chiến du kích từ năm 1959 đến 1963. Người Mỹ muốn kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt nên đã gửi binh sĩ tới Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ muốn viện trợ kinh tế, vũ khí và huấn luyện vì ông tin rằng bất kỳ binh sĩ ngoại quốc nào trên đất Việt sẽ sớm hay muộn làm tổn thương dân Việt, vì chiến đấu để bảo vệ chủ quyền khỏi bị kẻ ngoại bang xâm lược là cách sống của họ. Cuộc xung đột kết thúc với sự ám sát TT Diệm vào ngày 2 tháng 11 năm 1963.

Sau khi gửi binh sĩ đến Việt Nam, chiến tranh đã lan rộng thành một cuộc chiến toàn diện. Các chiến trường mỗi ngày mỗi trở nên đẫm máu hơn. Khẩu hiệu từ Bắc Việt Nam đã thay đổi thành “Chống Mỹ cứu nước”. Hơn nửa triệu binh sĩ Mỹ đã có mặt tại miền Nam Việt Nam vào năm 1968. NamViệt Nam và Hoa Kỳ đã thua cuộc chiến truyền thông khi ý kiến công chúng và sự ủng hộ cho cuộc chiến giảm đi nhanh chóng, dẫn tới một thập kỷ các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Mỹ bắt đầu rút binh sĩ khỏi Việt Nam. Đến cuối năm 1972, tất cả binh sĩ chiến đấu đã rút hoàn toàn. Đầu năm 1973, Quốc hội thông qua một nghị quyết cấm triệt để nguồn tài trợ cho chiến tranh Đông Dương. Hoa Kỳ đã nhanh chóng tham gia vào cuộc chiến, nhưng khi rút lui, họ rút càng nhanh hơn.

Quân đội miền Nam đã chiến đấu trong hơn hai năm mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ngược lại, Nga và Trung Quốc đã gấp đôi viện trợ cho Bắc Việt Nam. Miền Nam đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đã phải đầu hàng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sau cuộc chiến, khoảng 65 ngàn người bị giết, gần một triệu quân dân miền Nam bị bắt đưa vào các nhà tù từ Nam chí Bắc, trên 2 triệu người đã trốn chạy khỏi Việt Nam bằng đủ mọi phương tiện, gần nửa triệu người đã chết trên đường đi tìm tự do.

3) Câu hỏiTrước khi đến phần câu hỏi của khán giả, chúng tôi muốn hỏi tất cả các nhà báo: Bạn đã từng gặp phải những tình huống đặc biệt nào trong quá trình công việc của mình mà bạn muốn chia sẻ? Ví dụ: Bạn đã từng phải đối diện với sự quay cuồng thông tin sai lệch, hoặc phải làm việc dưới sức ép từ phía chính phủ hoặc nhóm phiến quân? Câu chuyện cá nhân nào bạn có thể chia sẻ sẽ là cách tuyệt vời để minh họa các nguy cơ và thách thức mà các nhà báo thường gặp phải trong việc báo cáo về chiến tranh.

 Nancy Bui: Nancy Bùi: Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn so sánh cách báo chí Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam và báo chí Mỹ đã đưa tin ra sao về Cuộc chiến.

a.     Báo chí Bắc Việt

Mặc dù có nhiều tờ báo, tạp chí, các chương trình phát thanh, và các phương tiện truyền thông khác ở Bắc Việt Nam, chúng đều là của chính phủ. Báo chí và cộng đồng nghệ sĩ bị hạn chế không được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và khát vọng của người dân. Thay vào đó, họ bị yêu cầu phải phục vụ lợi ích của Đảng Cộng sản và bảo vệ vị thế cai trị của Đảng.

Không hề có các cơ quan thông tin độc lập của tư nhân. Cá nhân hoặc tổ chức nào lệch hướng khỏi sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản sẽ phải đối mặt với hình phạt nặng nề. Hai trường hợp đáng chú ý như vậy là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm và phong trào Trăm Hoa Đua Nở, trong đó các nhà báo, nhà văn và nghệ sĩ phải chịu tù tội, bị hành hạ thể xác cũng như tinh thần cho đến khi họ qua đời.

Một số câu chuyện nhỏ giúp làm sáng tỏ cách báo chí Bắc Việt Nam đưa tin về Cuộc chiến và tác động của nó đối với người dân:

– Trong Chiến tranh Pháp, Cộng sản Việt Nam đã chế tạo câu chuyện về anh hùng dân tộc Lê Văn Tám, tuyên bố rằng anh đã tự thiêu rồi dùng con người đang bốc cháy của mình xông vào, làm nổ một bể chứa xăng. Mặc dù sự chế tạo này đã bị phát hiện, nhiều trường học và một con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn mang tên Lê Văn Tám.

– Câu chuyện cá nhân từ người anh họ của tôi: anh là một binh sĩ trong Quân đội miền Bắc, đến thăm nhà gia đình tôi đột ngột vào đầu tháng 6 năm 1975. Sau khi chào đón anh ấm áp, gia đình tôi đã tặng anh nhiều quà để mang về cho gia đình anh ở Bắc – một máy may, một chiếc xe đạp, một cái radio, và nhiều thứ khác nữa. Tuy nhiên, làm cho chúng tôi bất ngờ, anh ấy do dự trình bày cho chúng tôi bốn cái bát làm từ đất sét và một gói kẹo ú làm bằng đường mía, giải thích rằng chúng là quà từ gia đình của anh ấy ở Bắc. Anh ấy thú nhận rằng họ đã tiết kiệm trong ba tháng để mua những món quà này vì họ tin rằng miền Nam đang chịu đựng dưới sự áp bức của Mỹ Ngụy nên “không có cái bát mà ăn cơm”. Tuy nhiên, khi đến miền Nam, anh ấy đã chứng kiến sự thịnh vượng và sự phong phú của gia đình, khiến anh ấy ngượng ngùng trước sự tương phản rõ ràng giữa tuyên truyền và hiện thực.

-Nhà văn Dương Thu Hương, nổi tiếng với tiểu thuyết “Thiên Đường Mù”, trải qua sự thất vọng trong chuyến thăm Sài Gòn. Khi nhìn thấy một Sài Gòn trù phú và là một trung tâm sôi động nơi mọi người có thể tự do thể hiện bản thân thông qua văn học và xuất bản, khác với những gì bà đã được nghe từ sự tuyên truyền, bà bị sốc bởi sự tương phản rõ rệt. Phản ánh qua sự quan sát, bà nhận xét, “Một chế độ man rợ đã chiến thắng một xã hội văn minh.”

Tóm lại, truyền thông Bắc Việt Nam phục vụ như công cụ của tuyên truyền của Đảng Cộng sản, tuân thủ theo chương trình và chỉ đạo của đảng.

b. Báo chí miền Nam Việt Nam

Mặc dù đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, hầu hết các báo chí vẫn được sở hữu bởi tư nhân, nhà báo được phép viết về đủ loại tin tức. Thông tin, bao gồm cả tin tức từ Bắc Việt Nam, được lấy từ nhiều nguồn, từ người thân cư trú ở các quốc gia có liên kết với Bắc Việt Nam, như Pháp, và từ những người lính miền bắc tự thú qua các chương trình như “Chiêu Hồi” với hơn 200,000 người từ bỏ hàng ngũ quân đội Cộng sản.

Chính phủ miền Nam Việt Nam đã cố gắng kiểm soát báo chí bằng cách áp đặt một chính sách như việc đóng tiền ký quỹ, yêu cầu mỗi nhật tờ báo phải đóng một số tiền đáng kể cho chính phủ. Chính sách này dẫn đến việc đóng cửa nhiều tờ báo, một số tờ báo như Sóng Thần, phải vay mượn để đáp ứng yêu cầu tài chánh này.

Mỗi ngày, sau khi hoàn tất việc biên tập và có bản kẽm (kỹ thuật lúc đó là type setting), các báo chí phải gửi bản nháp của mình cho Bộ Thông tin để kiểm duyệt trước khi in. Nếu bất kỳ một chữ hay một câu nào được coi là nhạy cảm, nó sẽ được đánh dấu để loại bỏ và thay thế bằng “tự kiểm duyệt.” Trong một số trường hợp, tự kiểm duyệt dày đặc trên trang báo dẫn đến việc toàn bộ số phát hành phải hủy bỏ, gây ra thiệt hại tài chính không ít cho báo chí.

Mặc dù báo chí ở miền Nam Việt Nam hoạt động với một mức độ tự do có giới hạn vì phải chịu sự kiểm duyệt từ phía chính phủ. Ngược lại, truyền thông ở Bắc Việt Nam đối mặt với việc bị trói buộc hoàn toàn về tự do ngôn luận.image.pngimage.pngimage.pngHình giữa: Ký giả Triều Giang, bà Kim Phúc, Baby Bom Nalpan. Hình cuối ký giả Fox Buttefield, giải Pulitzer năm 1971, Gs. Liên Hằng, Kg Triều Giang và Gs. Tony Bùi.

c. Báo chí Mỹ

Năm 2014, nhờ bà Alyssa Adam, tôi được may mắn tham dự Hội thảo Eddie Adams được tổ chức tại phía cực bắc, New York. Alyssa Adam là phu nhân của Eddie Adams, một ký giả nhiếp ảnh nổi tiếng đã đưa tin về Chiến tranh Việt Nam với tài năng đáng ngưỡng mộ, tổ chức hội thảo hàng năm này để tôn vinh chồng bà và cung cấp cho các nhà báo nhiếp ảnh trẻ cơ hội để tích lũy kinh nghiệm và trau dồi nghề nghiệp. Hội thảo này thu hút hàng trăm người tham dự mỗi năm. Đây là nơi tôi lần đầu tiên gặp Peter Annett, Kim Phuc, Nick Ut và nhiều nhà báo nổi tiếng khác đã đưa tin về Chiến tranh Việt Nam trong thời gian của họ. Sự kiện này đã làm cho tôi rất xúc động, đặc biệt là nghi thức Thắp Nến tưởng niệm các nhà báo Hoa Kỳ đã qua đời trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tôi cũng có dịp phỏng vấn một số nhà báo hiện diện, đặc biệt là anh Nick Ut và chị Kim Phuc. Nick Ut là một người bạn báo chí, và gặp Kim Phuc là một trải nghiệm đặc biệt đáng nhớ dù tôi đã đọc và nghe rất nhiều về câu chuyện dũng cảm của cô.

Như nhiều người biết, Eddie Adams là tác giả của bức ảnh nổi tiếng thế giới “Sài Gòn Execution” tấm hình của Thiếu tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Loan chỉa súng vào Nguyễn Văn Lém, một đặc công Cộng sản đã nhập Saigon với nhiệm vụ. Lém lúc đó mặc đồ dân thường. Ngay sau đó, Lém đã bị bắn trước mặt mọi người và máy ảnh quốc tế. Bức hình này trở thành biểu tượng của sự tàn ác và tàn bạo của chiến tranh, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, một quốc gia được Mỹ và các quốc gia tự do khác yểm trợ.

Dĩ nhiên, không có lý do nào cho một vị tướng giết một dân thường bị trói tay buộc sau lưng. Tuy nhiên, điều mà bức ảnh không tiết lộ được là Nguyễn Văn Lém đã mới giết một gia đình gồm tám người, bao gồm ông trung tá, người bạn của tướng Loan. Người sống sót duy nhất là một cậu bé bảy tuổi nắm bất động chứng kiến sự sát hại của cha, mẹ và anh chị em của mình. Cậu bé thoát chết vì người phủ đầy máu nằm bất động vì sốc, Lém cho rằng cậu bé đã chết.

May mắn thay, cậu bé sau đó đã được cứu và gửi đến sống với gia đình người bác cho đến cuối cuộc chiến. Sau đó, cậu chuyển đến Hoa Kỳ với gia đình ngươi bác, anh đã nhập ngũ vào Hải quân Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp trung học, cuối cùng lên đến Chức Chuẩn tướng. Đó là câu chuyện của chuẩn tướng Huấn Nguyễn, Tư lệnh Hàng Hải Hải Hoa Kỳ (NAVSEA). Sau gần 30 năm phục vụ trước khi nghỉ hưu gần đây. [Nguồn: Wikipedia của Huan Nguyen (https://en.wikipedia.org/wiki/Huan_Nguyen)

Tôi đã hỏi Alyssa Adam về cảm xúc của Eddie Adams đối với bức ảnh Xử Án Sài Gòn trong Hội thảo Eddie Adams. Cô xác nhận rằng Eddie cảm thấy ân hận. Sau cuộc chiến, ông đã đi đến các bờ biển Đông Nam Á để chụp ảnh về thuyền nhân Việt Nam, những người không thể sống với chế độ hà khắc Cộng sản trốn đi trên những chiếc thuyền mong manh để thu thập một bộ ảnh ông đặt tựa đề “Chiếc Thuyền Không Nụ Cười.” (Boat of No Smiles). Ông đã gửi bộ sưu tập này đến Quốc hội để thúc đẩy Chính phủ Hoa Kỳ tiếp nhận nhiều người tị nạn Việt Nam.

Trong nhiều sách giáo khoa cấp trung học và phổ thông, và cả đại học, khi nói về Chiến tranh Việt Nam thường bị giới hạn chỉ trong vài bức ảnh, bao gồm “Sài Gòn Execution”, hình của Nick Ut chụp cô Kim Phuc trần truồng trên đường tại Trảng Bàng được gọi là “Baby Napal”, và một bức hình về Hồ Chí Minh đang chơi đùa với trẻ em, đi kèm với chú thích:” Hồ Chí Minh là cha già của dân tộc, người giải phóng Việt Nam khỏi quân Pháp và sau đó là quân Mỹ”. Mỗi khi tôi gặp những cuốn sách giáo khoa này, tôi thấy không nói nên lời vì đau lòng. Trải nghiệm này đã thúc đẩy sự nghiệp của tôi trở thành một nhà nghiên cứu và nhà làm phim tài liệu chuyên về lịch sử đương đại của Việt Nam và Chiến tranh Việt Nam.

Tôi đã thu thập được những cái nhìn quý giá thông qua các cuộc phỏng vấn lịch sử trực tiếp với hơn 700 cá nhân, bao gồm nhân viên quân sự Mỹ, nhà báo và dân thường và hiều ra rằng; trước khi được đưa sang Việt Nam chiến đấu, các sĩ quan, binh sĩ và thậm chí cả báo chí cần nhiều kiến thức hơn về lịch sử, văn hóa và dân tộc của Việt Nam. Thường thì họ không nói được tiếng Việt và phải dựa vào thông dịch viên, tài xế và người giúp đỡ địa phương để di chuyển xung quanh. Hiểu biết của họ về tình hình được hình thành từ thông tin được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ và các cá nhân họ được gặp.

Một nhân vật đáng chú ý trong bối cảnh này là Phạm Xuân Ấn (Xin vui lòng đọc ” A Spy Who Loved Us” (Một Điệp Viên Mà Chúng Tôi Yêu”), người được coi là bạn thân của báo chí Mỹ do công việc của ông với Tạp chí Time và sự quen thuộc với nhiều nhà báo Mỹ. Tuy nhiên, sau cuộc chiến, ông đã lộ ra mình là một tướng lãnh Cộng sản ngầm đã cung cấp tin tức giả cho báo chí Mỹ. Sự tiếp cận và hiểu biết độc đáo của ông đã tạo ra một góc nhìn lệch lạc cho truyền thông Mỹ, làm nổi bật những phức tạp và thách thức của việc thu thập thông tin chính xác trong thời chiến.

Trong những cuộc phỏng vấn này, tôi đã hỏi họ tại sao báo chí Mỹ chủ yếu chỉ đưa tin về một phía của cuộc chiến. Có nhiều câu chuyện về những chi tiết kinh khủng về My Lai, giết chết nhiều phụ nữ và trẻ em bởi Trung úy William Calley, nhưng có rất nhiều câu chuyện về hơn 3.000 dân thường đã bị săn và giết trong nhà của họ, nhà thờ của họ, trước mặt gia đình họ, về các nạn nhân bị trói ngoặt bởi dây điện và bị đánh bằng búa trên đầu trước khi bị ném vào các mồi tập thể tại Huế vào cuộc tổng công kích Mậu Thân? Tại sao hơn 200 trẻ em đã bị giết trong trường học Cai Lậy, và hàng nghìn phụ nữ và trẻ em đã bị bắn chết trên đại lộ Kinh Hoàng? Chưa kể đến khoảng 172.000 nạn nhân của cải cách ruộng đất ở Bắc vào năm 1955-1958?

Một nhà báo nổi tiếng đã trả lời, “Nancy, chúng tôi đưa tin về mọi thứ và gửi về trụ sở tại Hồng Kông hoặc New York, nhưng chúng không được in. Chúng tôi không thể làm gì.”

Một nhà báo khác đã trả lời tôi: “Thực sự, chúng tôi không có cách nào để có tin tức từ phía Việt Cộng để viết về họ.”

Một người khác nói với tôi: “Nancy, khi chúng tôi đến Việt Nam, chúng tôi có ít kiến thức về đất nước hoặc người dân. Chúng tôi không thể phân biệt được giữa bạn bè và kẻ thù của chúng tôi. Đối với chúng tôi, tất cả người Việt đều trông giống nhau.”image.png

  Hình kỷ niệm của Ban Tổ chức,  và khách mời

Tóm lại, sự mất mát của 63 nhà báo Mỹ trong cuộc chiến là sâu sắc và không nên bị quên. Thật không may, sự hy sinh của họ thường thiếu sự hỗ trợ ý nghĩa, làm ảnh hưởng đến khả năng của họ để thực hiện công việc quan trọng của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kỷ niệm về họ vẫn quan trọng đối với tất cả người Mỹ. Nhiều người sống sót đã xây dựng sự nghiệp thành công, như Walter Cronkite, Neil Sheehan, Dan Rather, và nhiều người khác, nhưng các cuộc thảo luận về chiến tranh vẫn tiếp tục.

Ở miền Nam Việt Nam, mặc dù không có số liệu chính thức về số lượng nhà báo tử vong, nhưng sau chiến tranh đã có hơn 160 nhà báo, nhà văn, nhà làm phim và nghệ sĩ bị bắt giữ và giam giữ trong thời gian dài, một số phải chịu tù tội lên đến 17 năm. Các nhân vật như Uyên Thảo, Lý Đại Nguyên (đã mất), Phan Nhật Nam, Dương Phục và Vũ Ánh (đã mất) là ví dụ. Sự kiện về cuộc truy quét của cảnh sát trên Làng Báo vào cuối năm 1975, dẫn đến việc bắt giữ hơn 60 nhà báo, bao gồm Thanh Thương Hoàng, chủ tịch Hội Nhà Báo Miền Nam Việt Nam, không thể quên. Ông bị giam giữ hơn 12 năm. Những câu chuyện của họ và những người khác có thể được tìm thấy trong các lịch sử truyền khẩu được hội Vietnamese American Heritage Foundation ghi lại và phổ biến bởi các nền tảng như VIDDA (Vietnamese Diaspora Digital Archives) hoặc YouTube.

Ở Bắc Việt Nam, ngoài tổn thất do chiến tranh, các cơ quan truyền thông vẫn bị kiểm soát chat chẽ bởi đảng và nhà nước, với hơn 700 tờ báo, nhiều đài phát thanh và truyền hình, và nhà xuất bản. Các nhà báo ủng hộ chính phủ đang tận hưởng điều kiện thuận lợi, trong khi những người phản đối hoặc muốn bày tỏ quan điểm độc lập phải đối mặt với án tù hoặc bị đình chỉ khỏi sự nghiệp của họ, như trường hợp của Ngô Công Đức và Lý Quý Chung, tờ báo Tia Sáng của họ đã bị đóng cửa, đánh dấu sự kết thúc của sự nghiệp chuyên nghiệp của họ.

Nhiều nhà báo khác ở Việt Nam ngày nay bị bắt giữ và giam giữ chỉ vì họ viết về dân chủ, về những sai phạm của quan chức, hoặc nói lên sự bị đối xử bất công, hoặc thậm chí chỉ bày tỏ ý kiến của họ trên mạng xã hội về những sự diễn ra xung quanh họ. Họ cũng bị giam giữ vì những tội danh rất mơ hồ như âm mưu lật đổ chính quyền, lợi dụng các quyền tự do dân chủ để gây ra sự bất an hoặc vu khống lãnh đạo. Hình phạt của họ có thể lên đến 20 năm tù giam.

· Triều Giang dịch

(4/2024)