Đức Giáo Hoàng gặp giáo dân VN tại Mỹ 1993, liệu Ngài sẽ đến VN và điều kiện?

0
2301

Đào Văn

Thứ trưởng NgG.Vatican (1992): Tôi nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành cho tất cả những ai đã góp công của yểm trợ Giáo Hội Việt Nam.

ĐGH Gioan-Phaolô II (1993): Cùng toàn thể anh chị em, tôi kêu gọi đừng quên Giáo Hội Việt Nam – anh chị em hãy giúp đỡ họ tái thiết cả tinh thần lẫn vật chất – sự nghiệp tông đồ cho các hoạt động của giáo hội bên quê nhà

QVK Hồng y Sodano (1993): Đức Giáo Hoàng sẵn sàng đến thăm Việt Nam, nhưng phải được nhà nước Việt Nam mời, chứ không phải từ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

TGM Chủ Tịch HĐGM VN (2023): Thỏa thuận về đại diện thường trú của Tòa Thánh tại VN (27/7) là tiền đề cho mối quan hệ Việt Nam –Vatican…  Một ngày gần đây chúng ta có thể đón Đức Giáo hoàng đến thăm quê hương và dân tộc Việt Nam yêu dấu.

Cali Today News – Theo Vatican News –  Trong tuyên bố chung vào ngày thứ Năm, ngày 27 tháng 7 năm 2023, giữa Vatican và Việt Nam công bố rằng các bên đã đạt được một thỏa thuận cuối cùng về việc Tòa Thánh có Đại diện Giáo hoàng Thường trú tại Hà Nội. Thông cáo chung còn cho biết hai bên chính thức thông báo rằng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tòa thánh đã ký kết “Thỏa thuận về Tư cách của Đại diện Giáo hoàng Thường trú và Văn phòng của Đại diện Giáo hoàng Thường trú tại Việt Nam”. Tuyên bố kết luận, Vị Đại diện “sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh(will be a bridge to advance relations between Viet Nam and the Holy See). Một ngày sau, 28/7/2023 TGM  Chủ Tịch HĐGM VN viết  trong Thông báo về thỏa thuận giữa Việt Nam –Vatican… “Một ngày gần đây chúng ta có thể đón Đức Giáo hoàng đến thăm quê hương và dân tộc Việt Nam yêu dấu.”   Nhân dịp này, tưởng cũng nên ôn lại việc Đức Giáo Hoàng đến với Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ (Denver 15/8/1993) nhất là về điều kiện để Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam. Ngoài ra, với việc thành lập Chương Trình Yểm Trợ GHCG VN năm xưa đã gây ra làn sóng chống đối mà một số bài báo gọi đó là “chương trình tiếp huyết cho VC” (1992). Thế nhưng khi Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II  đến tham dự cuộc tập hợp của giáo dân Việt Nam (8/1993), Ngài đã kêu gọi giáo dân Việt Nam yểm trợ “cả tinh thần lẫn vật chất”… Sự việc tính đến nay (8/2023) đã tròn 30 năm, nhân dịp này người viết xin lược lại câu chuyện…

Năm 1989, Linh mục Việt Châu được bầu vào chức Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ VN kiêm Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ. Nhận chức Chủ Tịch cả năm, nhưng Ngài vẫn “án binh bất động” bởi khi bầu tân Ban Chấp hành các giáo sĩ và tu sĩ tham dự cuộc họp không theo lịch trình do Ban tổ chức sắp đặt… Sang đến năm 1990, Lm Việt Châu đồng thời Ngài là Chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa, đồng ý loan tải các bài viết về việc thành lập Chương Trình Yểm Trợ (CTYT) Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCG VN) do người viết soạn thảo nhằm thăm dò phản ứng của độc giả báo Dân Chúa về đề xuất này, và cuộc thăm dò dư luận kéo dài 6 tháng (6 số báo). Vào thời gian kết thúc cuộc thăm dò dư luận về việc thành lập Chương Trình YT GHCG VN, vào ngày 21/11/1990 có 21 Giám Mục Việt Nam đến Vatican lần đầu tiên sau 1975 để viếng Mộ Hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, định kỳ 5 năm một lần – thường được gọi là visita ad limina theo luật định nhằm thể hiện tình hiệp thông với Đức Thánh Cha cũng như với các Cơ quan tại trung ương của Tòa Thánh – đồng thời kỷ niệm 30 năm ngày thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Nhân cơ hội này Lm Việt Châu đi Roma gặp các Giám mục Việt Nam và đem vấn đề Yểm Trợ GHCG VN ra trình bày, và đã được các vị Giám Mục VN tán đồng và yêu cầu tiến hành …

✱ PHÁT HÀNH Bản tin Yểm Trợ GHCG VN

Trong phiên họp Ban Chấp Hành Trung Ương của Cộng đồng GSTS hồi tháng 4 năm 1991 tại New Orleans các thành viên BCH đồng ý phát động một chiến dịch Yếm Trợ Giáo Hội Việt Nam.  Vào tháng 10/1991 Bản Tin Yểm Trợ ra đời, người viết nhận phụ trách viết Lá Thư Yểm Trợ và trách nhiệm liên lạc với các cơ quan và xin giấy phép gửi tiền… Vì thời gian này Mỹ chưa bỏ lệnh cấm vận, nên dù có lập trương mục tại Vatican Bank (do Đ.Ô. TN Thụ đứng tên) cũng phải xin phép Bộ Ngân Khố nếu chuyển số tiền trên 300 USD về Việt Nam, và được Bộ Ngân khố chấp thuận (bản chụp link phía dưới). 

Về việc phân phối các Bản Tin Yểm Trợ, Ban thực hiện chọn cách gửi thẳng đến các địa chỉ của những người đóng góp, mà không chọn cách nhờ trung gian qua các nhà thờ công giáo khắp Hoa Kỳ.  Nghĩa là đối thoại thẳng với những người có của, những người có lòng hảo tâm muốn đóng góp cho Chương Trình YT GHCG VN.  Từ Bản Tin YT số 1 đến số 3 số người đóng góp quá èo uột và số lượng ấn hành Bản tin YT dưới con số 2 ngàn. Cho nên Bản tin Yểm Trợ số 4, phát hành ngày 30.06.1992 (bản chụp phía dưới) đã loan tải bài viết thăm dò ý kiến về việc hành hương 25 giáo phận tại Việt Nam, một vấn đề được cho là nhậy cảm thời bấy giờ. Khoảng vài tuần sau khi Bản tin số 4 phát hành, Hộp thư YT nhận được một số bài báo với ý kiến trái chiều… (Nhờ phản ứng của phía báo giới, vấn đề được lan rộng, nên nhiều người biết đến CTYT – tính đến cuối năm 1993 con số người nhận Bản Tin YT từ hệ thống bưu điện lên đến con số gần 13 ngàn. Và cuối năm 1993 bàn giao CTYT GHCG VN cho Ban tân nhiệm).

✱ PHẢN ỨNG…

Thử Nhìn Kế Hoạch Và Chương Trình Hợp Tác Với Việt Cộng ĐỂ TỔ CHỨC HÀNH HƯƠNG VÀ KINH TÀI CỦA NHÓM LINH MỤC VIỆT CHÂU

Bài viết do tác giả Lữ Giang gửi đến nhiều tờ báo và gửi cho Hộp Thư Yểm Trợ  GHCG VN: ” Tờ Yểm Trợ Giáo Hội Việt Nam số 4 do linh mục VIệt Châu đựong kim Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ Việt Nam tai Hoa Kỳ, gởi đi khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thể giới đang gây ra nhiều cuộc bàn cãi và tranh luận sôi nổi. Tờ Diễn Đàn Chúa Nhật ở Orange County, Cali mô tả“vấn đề có thể là một sự nổ lớn”. […]

Khoảng tháng 08.1992, Hộp Thư Yểm Trợ GHCG VN nhận được bài viết thứ hai của cùng tác gỉa, có đoạn văn viết:

“ Để xóa tan sự ngờ vực của  dư luận, Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ  cũng như Liên Đoàn Công Giáo phải lên tiếng về sự liên hệ với Linh Mục Việt Châu  trong kế hoạch hợp tác với Việt Cộng để tổ chức hành hương và kinh tài.”  Tác giả Lữ Giang kêu gọi:  ” Cần thành lập một tổ chức Yểm Trợ Giáo Hội Việt Nam với điều lệ và nội qui rõ ràng và phải hoạt động đúng theo nội quy đó.  Tổ chức này còn phải do những người có uy tín, đạo đức và khả năng đảm nhiệm. Không thể giao cho một nhóm muốn vẽ rồng vẽ rắn cách nào cũng được…  Đồng bào Việt Nam hải ngoại, Công Gíao hay không Công Giáo, đều đang chờ đợi tiếng nói chính thức của Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ Việt Nam.   Hai tổ chức này không nên tránh né giải quyết một biến cố quan trọng đã xảy ra trong tổ chức của mình và phải đứng ra lãnh trách nhiệm.

VIỆT NAM MỚI:Đâu Là Sự Thật Về Việc LM Việt Châu, CT Liên Đoàn CGVN Kiêm CT Hội Đồng Giáo Sĩ & Tu Sĩ Tại Hoa Kỳ Dự Tính Tổ Chức Hành Hương VN

Dòng chữ trên là tiêu đề của bài phỏng vấn trên báo Việt Nam Mới (VNM), phần sau là trích đoạn…

 Bài phỏng vấn LM Việt Châu của Phái viên VNM ngày 25/7/92

 LTS : Trong Bản Tin Yểm Trợ Giáo Hội Việt Nam, phát hành tháng 6 năm 92 vừa qua, Linh Mục Việt Châu đã cho phổ biến kế hoạch dự định đưa 25 Phái đoàn Giáo dân Việt Nam về thăm 25 Giáo phận tại quê nhà. Kế hoạch dự tính này hiện đang gây dư luận xôn xao khắp nơi, trong cũng như ngoài công giáo. Có dư luận còn lên án Linh Mục Việt Châu chủ trương hợp tác với CSVN hoặc là một cán bộ kinh tài cho Cộng sản Hà Nội?

Đế rộng đường dư luận và làm sáng tó vấn đề, VIÊT NAM MỚI cho đăng tải nguyên văn bài phỏng vấn Linh Mục Việt Châu do bổn báo thực hiện. Diễn đàn VNM sẽ hoan nghênh đón nhận tất cả những đóng góp ý kiến của độc giả và thân hữu khắp nơi về vấn đề nầy. Sau đây là những câu hởi và trả lời:

1– VNM:Thưa Linh Mục, từ khi có bản tin YTGHVN tới nay, có nhiều người nói rằng đây là chương trình của cá nhân Linh Mục làm, không phải là của Liên Đoàn. Do đó nhiều vị Linh Mục đặc trách Cộng đồng, Cộng đoàn hay Giáo xứ Việt Nam tại đây, đã khộng phố biến hay khuyến khích, nhắc nhở Giáo dân Việt Nam trong lãnh vực của mình tham gia. Điều này thực hư như thế nào?

– LM Việt Châu:Thực ra đây không phải là sáng kiến của cá nhân tôi. Nhưng đấy chỉ là một sự tiếp nối hay nói đúng hơn là cụ thế hóa những quyết định của Đại Hội Công Giáo kỳ 1 năm 1980, kỳ 2 năm 1984, và kỳ 3 năm 1989, trong ý nguyện giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam.

Trong đại hội kỳ 3, tôi được Cộng đồng Giáo sĩ Tu sĩ tín nhiệm trong chức vụ Chủ Tịch Cộng đồng GSTS và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi chỉ là người nối tiếp những công việc của quí vị đàn anh trước tôi. Do đó, trong phiên họp Ban Chấp Hành Trung Ương của Cộng đồng GSTS hồi tháng 4 năm 91 tại New Orleans, chúng tôi đã đồng ý thực hiện công việc giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam bằng cách phát động một chiến dịch Yếm Trợ Giáo Hội Việt Nam. Vì để có sự tham gia ý kiến sâu rộng trước khi chính thức phát động chiến dịch này, chúng tôi đã biên thư gởi tới các Linh Mục, Tu sĩ và Cộng đồng Giáo dân để lãnh ý. Sau đó chương trình Yểm Trợ Giáo Hội Việt Nam được thành hình, dựa trên những ước nguyện và quyết định chung nói trên.

2– VNM:Thưa Linh Mục, ngay trên phần đầu của kế hoạch Hành Hương Việt Nam. Linh Mục có viết: “Dựa vào ý kiến của quí vị về việc tổ chức hành hýõng…”. Như vậy, sáng kiến tổ chức cuộc hành hýõng này, không phải là của Linh Mục, mà là từ hàng ngũ Giáo sĩ, Tu sĩ và Giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ?  “

LM Việt Châu: Chương trinh dự tính đưa 25 Phái đoàn về thăm 25 Giáo Phận tại quê nhà quả thực là ý kiến của nhiều người, trong đó có Linh Mục, Tu sĩ và của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình. “…”

4- VNMLà một Linh Mục đã từng có nhiều kinh nghiệm về Cộng sản, Linh Mục có tin rằng, việc yểm trợ giúp Giáo hội tại quê nhà sẽ mang lại lợi ích thực tiễn và toàn vẹn cho Giáo hội?

– LM Việt Châu:Tất nhiên tôi hoàn toàn tin tưởng nơi các Đức Giám Mục Việt Nam. Tôi cũng đã từng có dịp được tâm sự và chia sẻ những nỗi lo âu về những nhu cầu tinh thần cũng như vật chất hiện nay của Giáo Hội tại quê nhà với các Ngài. Tôi tin rằng việc Yểm Trợ của chúng ta hiện nay rất cần thiết và hữu ich cho Giáo hội tại quê nhà như các Đức Giám Mục Việt Nam của chúng ta đang mong đợi. Trong huấn từ gởi hàng Giáo Phẩm Việt Nam, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Tôi biết rằng ở xứ sở Chư Huynh, các Tu sĩ nam nữ sẵn sàng đảm nhận các công việc Giáo dục, Y Tế và các dịch vụ khác có tính cách xã hội. Đây là điều rất đáng khích lệ, vì góp phần vào Công Ích Dân Tộc, vào việc tái thiết xứ sở này, hiện đang cần đến sự tận tâm của các con cái mình”. Chính Đức Claudio Celli, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, đã từng là Trướng Phái đoàn của Tòa Thánh sang Việt Nam năm ngoái. Ngài đã gặp gỡ các Đức Giám Mục Việt Nam tại từng Giáo phận, Ngài rất am hiểu những nhu cầu và hoàn cảnh hiện nay của các Giáo phận Việt Nam. Trong văn thư ngày 16 tháng 6 năm 92  Ngài viết cho tôi, Ngài khuyến khích công việc Yểm Trợ này, Ngài nói: “…rất vui mừng khi biết tin Chương Trinh hữu ích này được khởi xướng. Tôi nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành cho tất cả những ai đã góp công của yểm trợ Giáo Hội Việt Nam. Tôi gởi lời khen ngợi và cầu chúc cho công việc của Cha được thành công. “…” (Photo Bản Tin YT số 4 phía dưới có in lá thư của Thứ Trưởng Ngoại Giao Vatican).

6- VNM:Trước đây 5 năm, Linh Mục Vũ Đình Trác đã bị dư luận người Việt lên án nặng nề về Lá Thư Chúc Xuân đồng bào Việt Nam tại quê nhà. Vì lá thư đó bị hiểu lầm có tính cách đề cao Hà Nội. Linh Mục Vũ Đình Trác đã phải từ chức Chủ tịch. Linh Mục có nghĩ rằng linh Mục đã bước vào vết xe cũ?

– LM Việt Châu:Dầu cả hai đều bị hiểu lầm nhưng hai trường hợp quí vị nói trên hoàn toàn khác nhau, Cha Vũ Đinh Trác đã viết thư, nghĩa là đã làm. Trường hợp chúng tôi đây mới chỉ là đưa ra kế hoạch sau khi đã thăm dò các phía liên hệ như tôi đã nói trong câu hỏi số 2 ở trên.  Khi thực hiện Chương Trinh Yểm Trợ Giáo Hội Việt Nam, tôi chỉ là người phác họa chương trình và kế hoạch hóa trong những quyết định của các Đại Hội Công Giáo trước đây. Trong những dự định của những kế hoạch, tôi đều phải hỏi ý kiến anh chị em, đã được đăng trên các Bản Tin Yểm Trợ Giáo Hội. Những điểm nào anh chị em Giáo dân không đồng ý, tôi sẽ không làm. Trong khi thăm dò ý kiến, mọi người có quyền nói lên ý muốn của mình thuận hay không thuận. Chúng tôi rất hoan nghênh đón nhận ý kiến của quí vị khắp nơi về vấn đề này. “…”

Trước khi chấm dứt, tôi thành thật cám ơn quí vị đã trao đổi và nêu lên những thắc mắc trên đây, để có dịp tôi chia sẻ với quí vị cũng như độc giả một số vấn đề liên quan đến Chương Trình Yểm Trợ Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là chương trình dự định sẽ tổ chức các phái đoàn về thăm Giáo phận và Giáọ Hội tại quê nhà. Cầu chúc quí vị gặp nhiều may lành và luôn thành công trong công việc của quí vị. [1]

LỜI ĐÍNH CHÍNH từ Đức Ông Trần Ngọc Thụ(Bí thư thứ 2 của ĐGH John Paul 2)

Trên tờ THỜI LUẬN, số Chúa Nhật 27 tháng 9 năm 1992, có đăng tin: Chúng tôi, Linh Mục Trần Ngọc Thụ, trong mùa Hè tháng 8-9 dương lịch mới đây, đã qua Mỹ “theo danh nghĩa là thăm gia đình…, nhưng bề trong là để thảo luận về việc dư luận người Việt hải ngoại chống Linh Mục Nguyễn VIỆT CHÂU về các kế hoạch kinh tài và hợp tác với việt cộng…”   Ngoài ra còn “khuyên cáo và đã họp bàn rất lâu tại Oregon, đồng thời, có trao đổi qua điện thoại với một số giáo sĩ ở các miền khác trên lãnh thổ Hoa kỳ…

Chúng tôi xin thành tâm thưa với quý vị độc giả hai điều rất đơn sơ. 1) Theo tinh thần của Giáo Luật, vì không phải thành phần Linh mục xin nhập vào một Giáo phận bên Hoa kỳ, chúng tôi ý thức mình không có quyền xen vào các công việc có tính cách liên hệ đến nội bộ từng Giáo phận bên Mỹ.
”-“…”

Tất cả những tin tức khác – được đề cập với nhiều chi tiết ở trên toàn là những tin tức đã được suy diễn quá đáng và sắp xếp theo chiều hướng cá nhân, chứ không có căn bản thực tế.
La-Mã
ngày 5.10.1992
Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ
[2]

 ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II gặp giáo dân VN tại Denver 15.8.1993

Vào ngày 15.8.1993, nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, với sự tiếp tay  của Đức Ông Trần Ngọc Thụ, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) nhận lời đến tham dự cuộc họp mặt với giáo dân Việt Nam. Có khoảng trên 11 ngàn người Việt  tham dự cuộc tiếp đón ĐGH tại sân vận động Mile High, Denver, tiểu bang Colorado.  Trong dịp này ĐGH kêu gọi mọi người tiếp tay yểm trợ tái thiết  Giáo Hội và quê hương VN, Ngài nói:  ” Cùng toàn thể anh chị em, tôi kêu gọi: Đừng quên Giáo Hội  Việt Nam.  Những người anh chị em trong Đức tin đã nêu cao tấm gương trung thành với Ðức Kitô, như đã sống Phúc Âm trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước, và sẵn sàng chịu khổ vì lòng mến Chúa Kitô (Phil.I,29).  Đến lượt anh chị em hãy giúp đỡ họ tái thiết – cả tinh thần lẫn vật chất – sự nghiệp tông đồ cho các hoạt động của giáo hội bên quê nhà (You in turn can help them in the moral and material reconstruction of the Church’s works of apostolate and service).  Họ cần anh chị em yểm trợ để trùng tu và xây dựng lại các thánh đường, chủng viện, tu viện, trường học, bệnh viện và các tổ chức khác, là những cơ sở không ngoài mục đích nào khác là sự yểm trợ cho các nhu cầu cần thiết của dân chúng Việt Nam ( which have no other aim but to serve the needs of the Vietnamese people). “…” [3]

ĐỨC GIÁO HOÀNG sẵn sàng đến Việt Nam

Trên tờ Ngày Nay (9/1993) loan tải bài phỏng vấn Hồng Y Sodano, Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican về việc liệu ĐGH có ý định đến thăm Việt Nam hay không (BTC cuộc tiếp đón sắp xếp để phóng viên báo Ngày Nay, Houston phỏng vẩn Hồng Y Sodano, Ngài tháp tùng ĐGH đến Denver). Trong phần trả lời, Hồng Y Sodano cho biết Đức Giáo Hoàng sẵn sàng đến thăm Việt Nam, nhưng phải được nhà nước Việt Nam mời, chứ không phải từ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam/HĐGM VN.  Tháng 10/1993 người viết đi Việt Nam trình bày với Đức cha Nguyễn Minh Nhật, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục về kết quả buổi tiếp đón Đức Giáo Hoàng tại Denver và về Chương Trình YTGH VN.  Nhân dịp này người viết trao cho Đức cha Chủ Tịch HĐGM VN bài báo trên tờ Ngày Nay về cuộc phỏng vấn Hồng Y Quốc Vụ Khanh Vatican để phía Hội Đồng Giám Mục biết quan điểm của Tòa Thánh về điều kiện ĐGH đến Việt Nam.  Có nghĩa là vấn đề ĐGH sẵn sàng đến Việt Nam đã được công khai trên mặt báo để những người quan tâm hiểu vấn đề, phần còn lại tùy thuộc vào phía Việt Nam.

Đó là chuyện của 30 năm trước, năm nay (8/2023) sau việc Tòa Thánh có Đại diện Giáo hoàng Thường trú tại Hà Nội sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh” theo Vatican News nêu trên, thời việc mời ĐGH đến Việt Nam hy vọng sẽ không còn nhiều trở ngại. Điều này cũng đã được đương kim Chủ Tịch HĐGM VN, TGM Nguyễn Năng viết trong Thông Báo ngày 28/7/2023  liên quan đến“thỏa thuận về quy chế của đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam” – “Thành quả này là tiền đề cho mối quan hệ Việt Nam Vatican… Một ngày gần đây chúng ta có thể đón Đức Giáo hoàng đến thăm quê hương và dân tộc Việt Nam yêu dấu.

Đào Văn

Nguồn:

[1]- VNM phỏng vấn Lm Việt Châu về vụ Yểm Trợ và..& Giấy phép Bộ NK cấp1992

[2]- Lời đính chính của Đức Ông Trần Ngọc Thụ 

[3]- Vatican.Va: Meeting With The Vietnamese Catholic Community Of The United States