Tối cao Pháp viện phản đối chống phân biệt đối xử trong tuyển sinh đại học 

0
729

(CaliToday) – Tối cao Pháp viện vào thứ 5 phán quyết, các trường cao đẳng và đại học không thể xem chủng tộc là yếu tố cân nhắc tuyển sinh.
Với phán quyết 6-3 trong vụ kiện trường Đại học North Carolina và 6-2 trong vụ kiện trường đại học Harvard (do Thẩm phán Ketanji Brown Jackson rút lui vì bà có chân trong hội đồng trường), đa số Tối cao Pháp viện cho rằng, các chương trình tuyển sinh mang tính chủng tộc ở Harvard và Đại học North Carolina vi phạm bảo đảm bảo vệ bình đẳng của Hiến pháp. Phán quyết lịch sử huỷ tiền lệ hàng thập niên, và sẽ dẫn đến thay đổi đáng kể trong việc các trường đại học tư và công chọn sinh viên như thế nào.
Kết quả bỏ phiếu theo hệ tư tưởng, với Chánh thẩm John Roberts Jr. viết cho các thẩm phán bảo thủ chiếm đa số, và phe cấp tiến bất đồng. Trong khi phán quyết liên quan đến Harvard và UNC, nhưng nó sẽ có tác động trên khắp quốc gia.
Các trường đại học danh tiếng cho rằng, nếu không cân nhắc yếu tố chủng tộc khi tuyển sinh, thì sinh viên của họ sẽ nhiều Mỹ trắng và Á châu hơn, và sẽ ít sinh viên Mỹ gốc Phi và Hispanic.
Nhưng “sinh viên phải được đối xử dựa vào những kinh nghiệm, khả năng, chứ không dựa vào chủng tộc,” Chánh thẩm Robert ghi trong ý kiến đồng tình, với sự tham gia của Thẩm phán Clarence Thomas, Samuel A. Alito Jr., Neil M. Gorsuch, Brett M. Kavanaugh và Amy Coney Barrett. “Nhiều trường đại học từ lâu làm ngược lại. Và khi làm như vậy, họ đã kết luận sai trái rằng, tiêu chuẩn đánh giá một cá nhân không phải đánh bại thách thức, kỹ năng, hay những bài học kinh nghiệm mà là màu da của họ. Lịch sử hiến pháp của chúng ta không chấp nhận chọn lựa này.”
Thẩm phán Sonia Sotomayor, thẩm phán Latinh đầu tiên trong Tối cao Pháp viện, và là người ủng hộ chống phân biệt đối xử, bày tỏ bất đồng sâu sắc. “Không thể phóng đại tác động tàn khốc của quyết định này,” bà Sotomayor ghi trong ý kiến bất đồng, với sự tham gia của các Thẩm phán cấp tiến Elena Kagan, và Ketanji Brown Jackson – nữ Thẩm phán Mỹ gốc Phi đầu tiên ở Tối cao Pháp viện. “Quan điểm của đa số về tính trung lập chủng tộc sẽ tạo ra sự phân biệt chủng tộc trong giáo dục bậc đại học, vì sự bất bình đẳng chủng tộc sẽ tồn tại dai dẳng chừng nào còn bị phớt lờ.”
Đây là lần thứ hai trong nhiều nhiệm kỳ với bảo thủ chiếm đa số đã quay lưng lại với những phán quyết mang tính bước ngoặc hàng chục năm qua.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ lần đầu tiên phê chuẩn hạn chế sử dụng phân biệt đối xử trong quyết định tuyển sinh đại học cách đây 45 năm, trong phán quyết cho thấy cân bằng tinh tế của các Thẩm phán giữa bảo đảm bảo vệ bình đẳng của Hiến pháp với mục tiêu của xã hội là khắc phục tình trạng phân biệt đối xử và kỳ thị trong quá khứ. Nó cho phép một số cân nhắc về chủng tộc vì lợi ích của một tập thể sinh viên đa dạng.

Tổng thống Joe Biden vào thứ 5 lên án phán quyết, gọi Tối cao Pháp viện không phải toà bình thường.”

“Bởi vì sự thật là, như tất cả chúng ta đều biết: Phân biệt đối xử vẫn tồn tại ở Mỹ,” Biden nói trước truyền thông trong Phòng Roosevelt. “Phân biệt đối xử vẫn tồn tại ở Mỹ. Sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại ở Mỹ. Phán quyết hôm nay không thay đổi điều đó. Đó là một sự thật đơn giản.”

Hương Giang (Theo Washington Post)