Kế Hoạch Đầy Hoài Nghi Của Trung Cộng ở Nam Bán Cầu

0
917

CaliToday News Hiệp Định Nam Bán Cầu- Antarctic Treaty- được ký kết năm 1959, vào lúc cao điểm của thời Chiến Tranh Lạnh. Hiệp định này quy định rằng Nam Bán Cầu không được sử dụng vào các mục đích quân sự. Trái lại, nếu dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học thì được khuyến khích. Ngày nay, nhiều kỹ thuật khoa học tối tân được phát minh, vì thế quy luật  trên bị thay đổi. Bây giờ có nhiều loại dụng cụ thu thập thông tin tối tân được sử dụng để sưu tầm thông tin vừa cho mục đích nghiên cứu khoa học lẫn mục đích quân sự. Chính những kỹ thuật có công dụng hai chiều này là chủ đề gây tranh cãi đối với mưu đồ của Trung Cộng ở vùng Nam bán cầu Antarctica.  

Trung quốc đã có sẵn bốn căn cứ nghiên cứu ở vùng nam bán cầu Antarctica, nhưng hiện nay họ đang ra sức xây cất thêm một căn cứ thứ năm, tại địa điểm tên là Inexpensive Island. Khi căn cứ này được xây cất xong, nó sẽ bao gồm đài vệ tinh trên mặt đất có thể dùng để làm trạm truyền tin khoa học. Nhưng đài này cũng có thể dùng để dò thám, làm gián điệp. Đặc biệt đài vệ tinh này có thể nghe lén, do thám tin tức của các nước Tân Tây Lan và Úc. Hai nước này là thành viên trong Liên Minh 5 Nước Chia Sẻ Tin Tức Tình báo, chung với Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada.

Hoa Kỳ, Anh, Nam Hàn và vài nước khác cũng có những cơ sở nghiên cứu khoa học trong vùng Nam Bán Cầu Antarctica, nhưng việc xây cất căn cứ mới của Trung Cộng khiến cho các nước Tây phương tò mò chú ý, bởi vì nó xảy ra đúng vào lúc nhiều dự án quan trọng của Trung cộng đem lại đe dọa cho an ninh thế giới. 

Bối cảnh lịch sử lại càng khiến cho vấn đề thêm phức tạp. Trung quốc không phải là quốc gia ký vào Hiệp Định năm 1959. Sau đó, năm 1981 khi nước này xin được ký tên vào Hiệp Định, họ bị ngăn chặn với lý do Trung quốc không hề có những đóng góp nghiên cứu khoa học đủ ở vùng Nam Bán Cầu Antarctica. Cuối cùng đến năm 1983, Trung quốc được phép gia nhập, và ký tên vào Hiệp Định. Họ bắt đầu xây cất địa điểm nghiên cứu đầu tiên một năm sau đó. Kế hoạch xây cất căn cứ thứ năm hiện nay giúp cho Trung quốc có đủ cơ sở để lý luận rằng họ có những đóng góp quan trọng vào công trình nghiên cứu khoa học để tìm hiểu Nam Cực, và họ xứng đáng để có tiếng nói trong những thỏa hiệp tương lai liên quan đến Nam Bán Cầu, chẳng hạn như việc khai thác các mỏ trên lục địa này, một vấn đề có nhiều tranh cãi.

Sự thể là vấn đề xây cất dự án của Trung quốc tiềm ẩn nhiều căng thẳng  trong bối cảnh quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc đang trở nên tồi tệ, xấu đi. Bắc Kinh cho rằng nếu Trung quốc bị loại trừ không cho xây cất, đóng góp vào nghiên cứu khoa học là điều bất công, và Trung quốc có quyền thực hiện những đóng góp khoa học quan trọng. Hoa Kỳ và các nước đồng minh thì vạch ra rằng chính quyền Trung quốc và giới chức quân sự của họ có sự cấu kết chặt chẽ giữ nhiều bí mật hết sức quan trọng. Thái độ lấn lướt, hiếu chiến của giới quân sự Trung quốc ở Biển Đông và nhiều nơi khác ở Á châu, cuối cùng là thái độ ủng hộ hành động xâm lược của Putin ở Ukraine. Mặc dù cả hai bên đều có những lý do để giải thích, biện minh cho hành động của mình, hầu như cả hai đều không còn tin tưởng vào nhau để giải quyết những điểm khúc mắc. 

Tác giả của Hiệp Định 1959 về Nam Bán Cầu hy vọng rằng đôi bên sẽ đi đến sự thỏa thuận để giúp đảm bảo rằng vùng Nam Bán Cầu không trở thành địa điểm tranh chấp, và cạnh tranh với nhau. Có lẽ đoạn đường đi đến xung đột, tranh chấp còn rất xa, nhưng kế hoạch mới nhất của Trung quốc ở Nam Cực khiến mọi người phải nghi ngờ về những mưu đồ của Trung cộng.

Bài nhận định của Tiến sĩ Ian Bremmer trên báo TIME ngày 15/5

Nguyễn Minh Tâm dịch