Từ nước Đức xa xôi nghĩ về cuộc bầu cử cuối cùng của người Mỹ?

0
2274

Tại một quốc gia dân chủ nhưng bị phân cực chính trị nặng nề, gay gắt như Hoa Kỳ, thì đa số người Mỹ dường như đồng ý với nhau về một vấn đề cơ bản của cuộc bầu cử năm 2024, đó là cuộc bầu cử này có thể quyết định vận mệnh của quốc gia, thể chế chính trị có thể bị thay đổi và cũng có thể năm 2024 là cuộc bầu cử tổng thống lần cuối cùng của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhiều người lo ngại về tình trạng sống còn của nền Cộng hòa hơn hai trăm năm tuổi và kết quả của cuộc tranh cử tổng thống sẽ ảnh hưởng đến tương lai của nền dân chủ.

Nhưng điều lạ lùng cho thấy những người ủng hộ Trump thì cho rằng Tổng thống Biden và đảng Dân chủ chính là mối đe dọa cho nền dân chủ dù họ không đưa ra được những dẫn chứng nào thúc đẩy họ có được nhận định đó, còn những người ủng hộ Tổng thống Biden và đảng Dân chủ thì chỉ thẳng vào mặt Trump và các đảng viên Cộng hòa là những kẻ tạo ra mối đe dọa đến nền dân chủ nước nhà, họ đưa ra nhiều dẫn chứng từ việc đàn áp quyền bầu cử, việc vẻ lại các bản đồ khu vực bầu cử, việc phá hoại Hiến pháp bằng việc hứa hẹn sẽ thao túng quyền lực chính phủ bằng cách sử dụng Bộ Tư pháp cho việc trả thù, lập nên các trại tập trung để nhốt những người nhập cư và cả những người bất đồng chính kiến, việc thanh trừng và sa thải hàng loạt nhân viên chính phủ liên bang chỉ để sử dụng những người trung thành và còn nhiều nữa những chính sách cực đoan, phân biệt chủng tộc.

Như vậy đã quá rõ ràng để nhận biết ai là bên tạo ra mối đe dọa đến nền dân chủ Mỹ.

Và đại đa số người Mỹ đều nhận biết nền dân chủ nước nhà đang bị đe dọa, họ chỉ bất đồng về việc ai là người gây ra mối đe dọa.

Một cuộc thăm dò từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng NORC cho thấy 62% người trưởng thành cho rằng nền dân chủ ở Hoa Kỳ có thể gặp rủi ro tùy thuộc vào việc ai sẽ thắng vào mùa thu tới. Đa số đảng viên Đảng Dân chủ (72%) và Đảng Cộng hòa (55%) cũng cảm thấy như vậy, nhưng vì những lý do khác nhau.

Tổng thống Joe Biden đã nói rất thẳng thắn về một viễn cảnh đen tối nếu Donald Trump, người đang dẫn đầu Đảng Cộng hòa được quay trở lại Tòa Bạch Ốc, thì chính ông ta sẽ hủy diệt nền dân chủ Mỹ.

Michael Albertus, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago, cho biết rằng: “Tôi nghĩ người Mỹ cần cân nhắc thấu đáo về cuộc tổng tuyển cử năm 2024, đây không phải là một cuộc bầu cử thông thường, mà kết quả của nó sẽ rất đau đớn và khủng khiếp đến mức chúng ta sẽ khó mà sửa chữa lỗi lầm hay còn có dịp để làm lại đúng đắn hơn. Việc một số đông người Mỹ vì thiếu hiểu biết, nhận thức hời hợt vì bị quan điểm đảng phái che mắt nên đưa ra một quyết định sai lầm là điều vô cùng đáng trách trong cuộc bầu cử lịch sử và cũng có thể là cuộc bầu cử cuối cùng của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Việc bầu một người chủ trương độc tài lên làm tổng thống, phá vỡ hệ thống tam quyền phân lập và một nền dân chủ hơn hai trăm năm tuổi là điềi thực sự đáng sợ mà tôi đã cố gắng không dám nghĩ đến nó. Mặc dù tôi biết xác suất chuyện tồi tệ này có thể xảy ra là khá cao.”

Một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ, 51%, nói rằng nền dân chủ đang hoạt động “không tốt lắm” hoặc “không tốt chút nào”.

Cuộc thăm dò của Pew hỏi về tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới với kết quả thật đáng buồn, khi đại đa số người mỹ vẫn theo thói quen quan tâm đến nền kinh tế nhiều nhất 75% trong khi số người xem vần đề sống còn của nền dân chủ chỉ là 67% và vấn đề nhập cư 66%.

Kết quả của cuộc thăm dò cho thấy xu hướng quan điểm mờ nhạt của người Mỹ về cách thức hoạt động của nền dân chủ. Họ cũng tin rằng hệ thống quản lý của đất nước không hoạt động tốt để phản ảnh lợi ích của họ đối với các vấn đề từ nhập cư, phá thai đến kinh tế.

Robert Lieberman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Johns Hopkins, đã nghiên cứu sự sụp đổ của các nền dân chủ ở những nơi khác và các yếu tố chung dẫn đến sự sụp đổ của chúng. Các yếu tố bao gồm sự phân cực, sự đối kháng sắc tộc hoặc chủng tộc ngày càng gia tăng, sự bất bình đẳng kinh tế gia tăng và sự tập trung quyền lực vào tay một quan chức điều hành của một quốc gia.

Ông nói rằng: “Trong nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã có đủ bốn điều kiện này, thực sự đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đối mặt với thời kỳ chín muồi cho những thách thức đối với nền dân chủ. Donald Trump chắc chắn sẽ là nhân tố đưa ra những quyết định và chính sách sai lầm nếu ông ta là tổng thống và điều đó sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”.

Lilliana Mason, phó giáo sư khoa học chính trị tại Johns Hopkins, cho biết rằng: “Các nền tảng truyền thông xã hội và các trang tin tức cánh hữu củng cố thành kiến ​​sẽ đẩy nhanh sự phân cực khiến mọi người từ các quan điểm chính trị khác nhau tin rằng phía bên kia là bên đại diện cho mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ của quốc gia. Tôi không nghĩ mọi người đang phóng đại. Tôi nghĩ rằng thực tế là họ đang sống trong môi trường thông tin mà đối với họ, nền dân chủ đang bị đe dọa là đúng. Đối với một số người, mối nguy hiểm còn lớn hơn những tuyên bố của Trump và mối lo ngại về việc ông ấy có thể chuyển sang chủ nghĩa độc tài như thế nào. Đó cũng là những gì đang xảy ra trong thế giới các tiểu bang và tòa án, nơi sự gian lận chính trị và các mối đe dọa đối với quyền bầu cử vẫn đang tiếp diễn, cũng như các biện pháp hạn chế khả năng bỏ phiếu dễ dàng của người dân, chẳng hạn như giảm vị trí hộp đựng phiếu bầu gửi qua thư và thắt chặt các yêu cầu về nhận dạng cử tri.”

Pamela Williams, 75 tuổi, ở thành phố New York, người được xác định là Đảng viên Đảng Dân chủ, cho biết rằng: “Hãy nhìn vào tất cả những rào cản đã được dựng lên để ngăn cản mọi người, đặc biệt là người da màu, không thể dễ dàng đi bỏ phiếu. Đó không phải là dân chủ.”

Lời kết:

Trong bài bình luận này, tôi xin mượn lời của một cử tri độc lập tại New York, không Dân chủ cũng chẳng Cộng hòa làm lời kết cho bài bình luận.

Đó là Douglas Kucmerowski, 67 tuổi, một người độc lập sống ở vùng Finger Lakes của New York cho biết một cách thẳng thắn rằng: “Tôi lo ngại về những hành động cấp tiểu bang đó và việc tiếp tục sử dụng hệ thống phiếu Cử tri đoàn, có thể cho phép ai đó trở thành tổng thống ngay cả khi họ thua phiếu phổ thông. Nước Mỹ cần phải mạnh dạn thay đổi điều này. Theo tôi, rất đơn giản, ai được lòng dân nhiều, nhận được nhiều phiếu bầu nhất thì người đó phải là người chiến thắng. Quá đơn giản, phải không nào? Tại sao phải thúc đẩy người dân đi bỏ phiếu nhưng phiếu cử tri đoàn mới là cơ cấu quyết định chiến thắng? Tại sao Wyoming, một tiểu bang nhỏ với ít hơn 600.000 cư dân vẫn có được một phiếu ngang bằng với một tiểu bang lớn như California với gần 40 triệu cư dân, chẳng công bằng chút nào. Tôi cũng không thể tìm được cho mình được câu trả lời khi tại sao phần lớn đất nước lại có thể ủng hộ một ứng cử viên là người đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự, người đã lên tiếng về việc theo đuổi sự trừng phạt và sử dụng quân đội trong nước, cùng nhiều việc tồi tệ khác. Ứng cử viên đó, theo hiểu biết của tôi, sẽ không thể được chấp nhận để trở thành một ứng cử viên Tổng thống tại bất cứ quốc gia nào khác trên trái đất này ngoại trừ nước Mỹ. Ở những quốc gia khác, chắc chắn ông ta đã bị loại. Nhưng vì lý do nào đó, trong xã hội này, ông ấy lại là một trong những lựa chọn tốt nhất của một đảng chính trị lớn. Nếu đất nước này bối rối đến mức không thể phân biệt được đúng sai và một ứng viên tổng thống công khai tuyên bố rằng ngày đầu tiên trong chức vụ, ông ấy sẽ là một nhà độc tài, thì chẳng ai quan tâm đến ngày thứ hai, thứ ba hay thứ tư khi ông ấy vẫn còn là một kẻ độc tài?

Một người dân bình thường, một cử tri độc lập mà có những nhận định rõ ý cho những giải pháp của một quốc gia và những thể chế liên quan để khiến đất nước tốt hơn, an toàn hơn và công bằng hơn thì quả thật rất đáng khâm phục, chỉ tiếc rằng những người có suy nghĩ như vầy chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Riêng tôi, tôi chỉ mong mỏi những người Mỹ có trong tay lá phiếu quan trọng cần hiểu ra một điều đơn giản nhất, đó là những vấn đề như nền kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, người nhập cư, giá xăng, giá thực phẩm, vấn đề nào cũng có cách giải quyết sớm muộn nhưng để mất đi nền dân chủ thì sẽ chẳng có cách giải quyết nào để lấy lại được, nếu có thì cũng phải đánh đổi thời gian của một vài thế hệ và có khi phải đổ máu mới giành lại được.

Việt Linh

https://edition.cnn.com/2024/01/04/politics/2024-election-campaigns-what-matters/index.html

https://www.ft.com/content/7a99563b-6b66-4e43-94de-0dcaca5d60dc

https://www.breakingnews.ie/world/is-america-heading-towards-its-last-election-in-2024-1530255.html

https://www.post-gazette.com/opinion/gene-collier-columns/2024/01/02/collier-trump-biden-election-cheney-2024/stories/202401020072

The 2024 election could be the end of democracy as we know it