Trump với “Dự án 2025” nhằm thâu tóm quyền lực nếu đắc cử

0
3077

Lisa Mascara

Còn hơn một năm nữa mới đến cuộc bầu cử năm 2024, nhưng một nhóm các tổ chức bảo thủ đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm kỳ Tòa Bạch Ốc lần thứ hai có thể xảy đến của Donald Trump, điều này đã nói lên dường như những người bảo thủ quá tự tin, lạc quan về một viễn cảnh Trump một lần nữa nhảy bàn độc ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ sau 4 năm nghỉ xã hơi để đón nhận những cáo trạng khắp mọi miền đất nước hay chăng, họ đã và đang tuyển dụng hàng ngàn người Mỹ từ nhiều tiểu bang khác nhau, nhưng những người này đều có một điểm chung là ủng hộ, sùng bái và trung thành với Trump bất kể trời xập, hay bom nguyên tử có rớt trên đầu vẫn không phản bội Trump, không biết những người này có phải ký một giao ước hay khế ước hay hợp đồng nào không nhưng nhiệm vụ của họ là sẽ có mặt sớm nhất ở Washington với sứ mệnh giải tán chính quyền liên bang, mỗi người đều có một chức vụ sẵn sàng tùy theo lòng trung thành và sự đóng góp cho phong trào MAGA và Trump bao lâu nay.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Một cuốn sổ tay dài 1.000 trang trình bày cách sa thải tới 50.000 công nhân và nhân viên chính phủ liên bang bằng một “đội quân” bảo thủ, trung thành tuyệt đối.

Được dẫn dắt bởi tổ chức tư vấn Heritage Foundation lâu đời và được thúc đẩy bởi các cựu quan chức chính quyền Trump, nỗ lực thâm độc này về cơ bản là một chính phủ chuyển tiếp trong tư thế sẵn sàng nhất có thể đang chờ đợi nhiệm kỳ thứ hai của cựu tổng thống Donald Trump – hoặc bất kỳ ứng cử viên nào phù hợp với lý tưởng của họ và có thể đánh bại Tổng thống Joe Biden vào năm 2024.

Với cuốn sổ tay “Dự án 2025” dài gần 1.000 trang và một “đội quân” ​​người Mỹ với hầu hết là những người Mỹ có nước da trắng, ý tưởng của những người bảo thủ là tạo được cơ sở hạ tầng dân sự ngay từ ngày đầu tiên để trưng dụng, định hình lại và loại bỏ những gì mà đảng Cộng hòa chế nhạo là bộ máy quan liêu “nhà nước ngầm” và sa thải gần như toàn bộ công nhân liên bang.

Paul Dans, giám đốc Dự án Chuyển tiếp Tổng thống năm 2025 và là cựu quan chức chính quyền Trump, khá tự tin với dự án khởi sắc mang tính lịch sử về cam kết này, cho biết rằng: “Chúng ta cần làm tràn ngập những người bảo thủ trong khu vực chính quyền liên bang”.

Paul Dans nhấn mạnh rằng: “Đây là một lời kêu gọi khá rõ ràng đến những người đang làm việc trong chính quyền liên bang ở Washington. Rằng, mọi người cần phải đặt công cụ làm việc của mình xuống, thu dọn vật dụng cá nhân và rời khỏi bàn làm việc ngay lập tức, chúng tôi đã có sẵn sàng những con người ưu tú, trung thành tuyệt đối với Tổng thống để bắt tay vào làm việc và thay thế những người cũ ngay lập tức.”

Nỗ lực chưa từng có này đang được phối hợp với hàng chục tổ chức cánh hữu, nhiều tổ chức mới đến Washington và thể hiện một cách tiếp cận đã thay đổi từ những người bảo thủ, những người có truyền thống tìm cách hạn chế chính phủ liên bang bằng cách cắt giảm thuế liên bang và cắt giảm chi tiêu liên bang.

Thay vào đó, những người bảo thủ thời Trump muốn rút ruột “nhà nước hành chính” từ bên trong, bằng cách sa thải các nhân viên liên bang mà họ tin rằng đang cản trở chương trình nghị sự của tổng thống và thay thế họ bằng những quan chức có cùng chí hướng mong muốn thực hiện cách tiếp cận quản lý của một nhà điều hành mới.

Mục đích là để tránh những cạm bẫy trong những năm đầu cầm quyền của Trump, khi đội ngũ của tổng thống Đảng Cộng hòa không có sự chuẩn bị tốt, các ứng cử viên Nội các của ông ta gặp khó khăn trong việc giành được sự phê chuẩn của Thượng viện và các chính sách đã gặp phải sự phản đối – bởi các nhà lập pháp, nhân viên chính phủ và thậm chí cả những người được Trump bổ nhiệm, những người từ chối bẻ cong hoặc phá vỡ giao thức, hoặc trong một số trường hợp vi phạm pháp luật để đạt được mục tiêu của mình.

Mặc dù nhiều đề xuất của Dự án 2025 được truyền cảm hứng từ Trump, nhưng chúng đang được các đối thủ của Đảng Cộng hòa là Ron DeSantis và Vivek Ramaswamy lặp lại và đang giành được sự chú ý trong số các đảng viên Đảng Cộng hòa khác.

Và nếu Trump thắng nhiệm kỳ thứ hai, công việc của liên minh Heritage sẽ bảo đảm tổng thống sẽ có đủ nhân sự để tiếp tục công việc kinh doanh còn dang dở ở Tòa Bạch Ốc từ cách đây 4 năm.

Russ Vought, một cựu quan chức chính quyền Trump tham gia vào nỗ lực này và hiện là chủ tịch của Trung tâm Đổi mới nước Mỹ bảo thủ, cho biết rằng: “Ngày đầu tiên của tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 sẽ là một quả bóng hủy diệt đối với nhà nước hành chính”.

Phần lớn chương trình nghị sự của tân tổng thống sẽ được hoàn thành bằng cách khôi phục cái được gọi là Lịch trình F bằng một sắc lệnh hành pháp thời Trump sẽ phân loại, sàng lọc hàng chục ngàn trong số 2 triệu nhân viên liên bang về cơ bản là những người lao động theo ý muốn và có thể dễ dàng bị sa thải hơn.

Biden đã hủy bỏ lệnh hành pháp khi nhậm chức vào năm 2021, nhưng Trump – và những ứng cử viên tổng thống đầy hy vọng khác – thề sẽ khôi phục nó.

Mary Guy, giáo sư hành chính công tại Đại học Colorado Denver, cho biết rằng: “Điều đó làm tôi cảm thấy sợ hãi. Chúng ta có một nền dân chủ đang có nguy cơ tự sát. Lịch trình F chỉ là một viên đạn cuối cùng. Họ sẽ chấm gứt nền dân chủ lâu đời của chúng ta. Tôi thực sự cảm thấy lo lắng cho tương lại của những thế hệ sau này, họ sẽ gặp khó hơn chúng tôi gấp nhiều lần. Họ sẽ bị kiểm soát, ràng buộc và đàn áp về nhiều mặt.”, người cảnh báo ý tưởng này sẽ mang lại sự tàn phá và hủy diệt để đạt cho bằng được một hệ thống chiến lợi phẩm chính trị.

Các chuyên gia cho rằng Lịch trình F sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong nền công vụ, vốn đã được cải tổ dưới thời chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter nhằm bảo đảm lực lượng lao động chuyên nghiệp và chấm dứt thành kiến ​​chính trị có từ sự bảo trợ từ thế kỷ 19.

Hiện tại, chỉ có 4.000 thành viên lực lượng lao động liên bang được coi là những người được bổ nhiệm chính trị và thường thay đổi theo từng chính quyền. Nhưng Lịch trình F có thể khiến hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngày công việc chuyên môn gặp rủi ro.

Những ý tưởng đầy tham vọng nhưng thiển cận, là sự kết hợp giữa các chính sách bảo thủ lâu đời và những đề xuất rõ ràng, gây chú ý đã trở nên nổi bật trong thời đại Trump.

Có một cuộc “đại tu từ trên xuống dưới” của Bộ Tư pháp, đặc biệt là hạn chế tính độc lập của bộ này và chấm dứt các nỗ lực của FBI nhằm chống lại sự lan truyền thông tin sai lệch. Nó kêu gọi tăng cường truy tố bất kỳ ai cung cấp hoặc phân phối thuốc phá thai qua đường bưu điện.

Có những đề xuất yêu cầu Ngũ Giác Đài “xóa bỏ” các sáng kiến ​​về tính đa dạng, công bằng và hòa nhập gần đây, cái mà dự án gọi là chương trình nghị sự “đánh thức” và phục hồi các quân nhân đã xuất ngũ vì từ chối chích vaccine COVID-19.

Lịch trình F là cuốn cẩm nang hướng dẫn cách thực hiện cho tổng thống tiếp theo, tương tự như cuốn Di sản được sản xuất cách đây 50 năm, trước chính quyền Ronald Reagan. Được viết bởi một số nhà tư tưởng nổi bật nhất hiện nay trong phong trào bảo thủ, nó thường chứa đầy những ngôn ngữ phân biệt của một chính thể độc tài.

Một cựu quyền thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa của Trump đã kêu gọi tăng cường số lượng những người được bổ nhiệm chính trị và bố trí lại nhân viên văn phòng có khả năng thực thi pháp luật vào lĩnh vực này “để tối đa hóa năng lực thực thi pháp luật” dưới quyền hạn của Tổng thống.

Tại Tòa Bạch Ốc, cuốn cẩm nang gợi ý chính quyền mới nên “xem xét lại” truyền thống cung cấp không gian làm việc cho cơ quan báo chí và bảo đảm cố vấn Tòa Bạch Ốc cần phải có “cam kết sâu sắc” với chương trình nghị sự của tổng thống.

Những người bảo thủ từ lâu đã có quan điểm nghiệt ngã đối với các văn phòng chính phủ liên bang, họ phàn nàn rằng chúng chứa đầy những người theo chủ nghĩa tự do có ý định ngăn chặn các chương trình nghị sự của Đảng Cộng hòa.

Trong khi các tổng thống thường dựa vào Quốc hội để đưa ra các chính sách, thì dự án Di sản lại dựa vào điều mà các học giả pháp lý gọi là quan điểm thống nhất về quyền hành pháp, cho thấy tổng thống có thẩm quyền rộng rãi để tự hành động một mình, tự đưa ra các dự luật, tự ký thông qua và biến thành luật, Quốc hội sẽ chỉ còn là những công chức cần mẫn, cắp cặp đến điện Capitol, sáng đi chiều về, không còn cần phải tranh cãi, bỏ phiếu gì nữa cả.

Để vượt qua các thượng nghị sĩ đang cố gắng ngăn chặn các ứng cử viên nội các của tổng thống, Dự án 2025 đề xuất bổ nhiệm các đồng minh hàng đầu vào vai trò hành chính, như đã được thực hiện dưới thời chính quyền Trump để bỏ qua quá trình xác nhận của Thượng viện.

John McEntee, một cựu quan chức khác của Trump cố vấn cho nỗ lực này, cho biết chính quyền tiếp theo có thể “chơi cứng rắn hơn một chút so với những gì chúng tôi đã làm với Quốc hội trong nhiệm kỳ 1 của ông Trump”.

Trên thực tế, Quốc hội sẽ thấy vai trò của mình bị giảm sút – ví dụ, với đề xuất loại bỏ thông báo của Quốc hội về một số hoạt động bán vũ khí nước ngoài.

Philip Wallach, một thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, người nghiên cứu về phân chia quyền lực và không tham gia dự án Di sản, cho biết có một số người “ảo tưởng” về khả năng của tổng thống. Những người bảo thủ dường như muốn trao thật nhiều quyền hành vào tay Tổng thống, không ai được phép cản trở.

Philip Wallach nói rằng: “Một số trong những tầm nhìn này, chúng thực sự bắt đầu biến thành một loại ảo tưởng độc tài nào đó đối với tổng thống thắng cử, vì vậy khi ông ấy nắm quyền, mọi người phải làm theo những gì ông ấy nói – và đó không phải là hệ thống chính quyền mà chúng ta đang sống hiện nay, đó chính là một thể chế độc tài với một người lãnh đạo nắm trọn quyền lực sinh sát trong tay, tất cả các bộ trong chính phủ đều mất đi sự độc lập.”

Tại văn phòng Heritage Foundation, Paul Dans treo một bức ảnh mờ trên tường về thời kỳ trước đó ở Washington, với Tòa Bạch Ốc nằm gần như đơn độc trong thành phố, mọi hướng đều là đường đất, không có ngôi nhà nào.

Đó là hình ảnh mà những người bảo thủ mong muốn từ lâu: Một chính phủ liên bang nhỏ hơn, gọn hơn với một người lãnh đạo duy nhất cho tất cả.

Liên minh Di sản đang nỗ lực tuyển dụng những người trung thành trên khắp nước Mỹ để sẵn sàng lấp đầy các công việc liên bang. Họ đã bố trí nhân viên cho Hội chợ tiểu bang Iowa trong tháng này và tuyển hàng trăm người đăng ký, đồng thời họ đang xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhân viên tiềm năng, mời họ đào tạo, hoạch định về các hoạt động của chính phủ trong tương lai.

Paul Dans đã thẳng thắn thừa nhận về ý tưởng thu hẹp chính phủ, nhưng cho rằng đó là điều cần thiết sau khi rút ra những kinh nghiệm từ nhiệm kỳ 1 của Trump, chúng tôi chỉ muốn làm tất cả những gì cần thiết để “lấy lại toàn quyền kiểm soát” và trao vào tay Tổng thống, đó là mục đích thực sự của dự án 2025.

Lời kết:

Việt Nam mình có câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”, thì trong trường hợp dự án 2025 của những người bảo thủ thực hiện theo tham vọng của Trump đã nói lên dã tâm của những nhà độc tài, muốn thâu tóm toàn bộ quyền hành vào tay một nhà lãnh đạo duy nhất với toàn quyền sinh sát.

Đồng thời, với câu nói “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” cũng gắn liền với câu nói trên khi các nhà độc tài khác đương thời như Vladimir Putin của Nga, ông ta đang trông ngày tháng qua mau đến kỳ tổng tuyển cử, sẽ hỗ trợ Trump hết mức bằng mọi cách để ông ta có thể giành được chiến thắng nhằm giúp Putin giải quyết cuộc chiến Ukraine, rút Hoa Kỳ ra khỏi khối NATO, chấm dứt viện trợ vũ khí cho Ukraine và Putin sẽ rảnh tay thôn tính từng phần Châu Âu, với Viktor Orbán thì trong cuộc phỏng vấn mới nhất với Tucker Carlson, Orbán cũng công khai mong muốn Trump sẽ thắng cử năm 2024 để ổ định nước Mỹ, thâu tóm quyền hành như ông ta đang làm. Những kẻ độc tài đang tìm cách hỗ trợ cho nhau để lật đổ các nền dân chủ trên thế giới, trong đó có nước Mỹ.

Trở lại với nước Mỹ và kẻ tệ hại có tên Donald Trump, tôi vẫn không nghĩ các bản cáo trạng và các phiên tòa xét xử sẽ kiềm chân được Donald Trump, mà người Mỹ cần hành động bằng lá phiếu, đây có lẽ là cách duy nhất để cứu lấy nền dân chủ lâu đời của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, không có cách nào khác tốt hơn cả, kể cả những bản án tù.

Translated & Summarized

Việt Linh