Quốc hội cần cho Samuel Alito và Tòa án tối cao biết ai là “Big Boss”!

0
1466

Shan Wu

Thẩm phán Samuel Alito từng khẳng định quan điểm của mình rằng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không chỉ là tòa án cao nhất đất nước mà còn là cơ quan cao nhất của chính phủ.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Wall Street Journal, Samuel Alito khẳng định rằng Quốc hội thiếu thẩm quyền áp đặt quy tắc đạo đức đối với Tòa án Tối cao, đồng thời nói rằng: “Không có điều khoản nào trong Hiến pháp trao quyền quản lý Tòa án Tối cao cho bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào khác cả”.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhưng trớ trêu thay, chính những tình huống trong cuộc phỏng vấn của Samuel Alito lại chứng tỏ hệ thống không có bánh lái trong việc điều hướng đạo đức tự hướng dẫn của tòa án tối cao. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi luật sư David Rivkin, Jr., và biên tập viên James Taranto của Wall Street Journal. Rivkin đại diện cho nhà tài trợ tỷ phú bảo thủ Leonard Leo, người là đối tượng bị Quốc hội điều tra về mối liên quan của ông ta với các thẩm phán Tòa án Tối cao. Rivkin cũng đại diện cho một bên có vụ án hiện đang chờ giải quyết trước Tòa án Tối cao.

Sau cuộc phỏng vấn, Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse (D-RI) đã đệ đơn khiếu nại đạo đức chống lại Samuel Alito vì vi phạm nhiều quy tắc đạo đức tư pháp, bao gồm cả việc cấm bình luận về một vấn đề có thể được đưa ra trước tòa án. Khiếu nại của Sheldon Whitehouse giải thích rằng dự luật đề xuất về quy tắc đạo đức của Tòa án Tối cao có thể sẽ trở thành vấn đề được đưa ra trước tòa án tối cao và do đó, Samuel Alito lẽ ra không nên bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.

Khiếu nại đạo đức của Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse chống lại Thẩm phán Samuel Alito là cơ hội để kiểm tra quyền lực chính trị ngày càng tăng của chín vị luật gia trong Tòa án Tối cao là những người không được bầu chọn bằng lá phiếu.

Chính nguyên tắc này mà các thẩm phán được đề cử của Tòa án Tối cao đã liên tục viện dẫn khi bị ép trong các phiên điều trần xác nhận về các vấn đề như vụ án quyền phá thai có nên bị hủy bỏ hay không hay các thẩm phán trong Tòa án Tối cao có nhất thiết phải tuân theo một quy tắc đạo đức hay không.

Liệu Samuel Alito có thể chiếm ưu thế trong cuộc điều tra xem liệu ông ta có vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức khi chấp nhận những kỳ nghỉ xa hoa hay quà tặng mắc tiền không khai báo hay không vì trước đây không hề có quy trình thực sự nào tồn tại, chưa có thẩm phán nào trong Tòa án Tối cao từng vướng phải những tai tiếng tương tự như trường hợp của Samuel Alito.

Khẳng định của Samuel Alito rằng Quốc hội không thể điều chỉnh Tòa án Tối cao hầu như không bắt nguồn từ luật pháp hoặc logic nào cả.

Học giả bảo thủ Norman Ornstein – thành viên danh dự cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ đã chỉ ra quan điểm của Samuel Alito rõ ràng mâu thuẫn với những thực tế như Quốc hội có quyền luận tội và loại bỏ các thẩm phán hay tăng hoặc giảm số lượng thẩm phán.

Ornstein nói thêm rằng: “Trong 30 năm qua, Quốc hội đã yêu cầu tất cả các thẩm phán liên bang, bao gồm cả các thẩm phán Tòa án Tối cao, phải tiết lộ tài chính, tạo ra những hạn chế nghiêm ngặt về quà tặng, bao gồm cả việc xác định những gì cấu thành một món quà và đặt ra giới hạn đối với thu nhập bên ngoài” và “Samuel Alito đã không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu này mặc dù ông ta đã nộp báo cáo tiết lộ của mình, nói rõ rằng ông ấy chấp nhận thẩm quyền của Quốc hội để điều chỉnh hành vi của Tòa án Tối cao.”

Tuyên bố của Samuel Alito cũng mâu thuẫn với những từ ngữ rõ ràng trong Hiến pháp— Điều 3, Mục 2 — trao cho Quốc hội khả năng tác động đến Tòa án Tối cao “với những Ngoại lệ như vậy và theo những Quy định mà Quốc hội sẽ đưa ra”.

Samuel Alito là một thẩm phán trong Tòa án Tối cao, ông ta phại đọc nhiều, biết nhiều về luật Hiến pháp, nhưng sao ông ta lại cố tình bỏ sót Điều 3, Mục 2 này. Hay ông ta đã bắt đầu có những triệu chứng tuổi già, nhớ trước quên sau?

Quả thực, Hiến pháp gợi ý hoàn toàn trái ngược với quan điểm tự đề cao bản thân của Samuel Alito. Đúng hơn, nó phản ảnh rằng nếu có một hệ thống phân cấp quyền lực trong ba nhánh của chính phủ thì Tòa án Tối cao nằm ở cuối hệ thống phân cấp đó với khả năng chỉ giải quyết các vụ việc trái ngược với khả năng ban hành luật và quy định của Quốc hội, ví dụ như kiểm soát tất cả nguồn tài trợ cho toàn bộ chính phủ liên bang. Nhưng Samuel Alito lại tự động đưa hệ thống Tòa án Tối cao mà ông ta đang là một thành viên từ vị trí thấp nhất của hệ thống lại nhảy tọt lên trên đầu các hệ thống khác trong ba nhánh của chính phủ.

Nhưng các học giả và các nhà bình luận pháp lý cũng lưu ý rằng trong một thế kỷ qua, Tòa án Tối cao ngày càng trở thành nhánh quyền lực nhất của chính phủ, dẫn đến “quyền lực tư pháp tối cao” và “sự gia tăng sùng bái tòa án” bởi quan điểm tranh giành ảnh hưởng đa số bởi đảng phái bên trong Tòa án Tối cao.

Nguồn gốc của sự khẳng định quyền lực đó của Tòa án Tối cao nảy sinh sau Nội chiến khi Tòa án Tối cao bác bỏ phán quyết của Quốc hội rằng Hiến pháp yêu cầu các quyền dân sự và luật bầu cử. Tòa án Tối cao đã trải qua 150 năm kể từ khi tước đoạt quyền ban hành các quy tắc ứng xử của các đại diện tiểu bang của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ.

Lời kết:

Sự kiêu ngạo của thẩm phán Samuel Alito đã phản ảnh qua những khẳng định của ông ta — là hiện thân của sự lạm quyền dâng cao trước tình trạng quyền lực ngày càng tăng và không bị kiểm soát của Tòa án Tối cao.

Về bản chất, Samuel Alito đang chơi một trò chơi đá gà với nền dân chủ của chúng ta khi ông ta thách Quốc hội hãy cố gắng thông qua một dự luật để kiềm chế ông ta thông qua các quy định về đạo đức. Có lẽ Samuel Alito và các thẩm phán bảo thủ khác có thể cho rằng cơ quan hành pháp thông qua Bộ Tư pháp quá yếu đuối, nhu nhược, họ sẽ không dám mở bất kỳ hình thức điều tra nào về những hành vi bất hợp pháp của các thẩm phán trong Tòa án Tối cao vì sợ phản ứng dữ dội về mặt chính trị.

Nhưng loại kiêu ngạo này không được phép bỏ qua. Khiếu nại về đạo đức của Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse không chỉ kiểm tra xem Chánh án John Roberts có ý chí hoặc khả năng để giám sát cơ quan mà ông ta đang đứng đầu hay không, mà còn là một bước tiến quan trọng để cuối cùng, Quốc hội có thể bắt đầu giành lại quyền bảo vệ nền dân chủ của chúng ta từ chín vị thẩm phán không được bầu chọn này

Đã đến lúc Quốc hội và cơ quan hành pháp ngừng coi Tòa án tối cao là cơ quan tối cao của chính phủ. Họ đang đứng hàng thứ ba trong phân nhánh của chính phủ, họ không thể tùy ý nhảy lên hàng thứ nhất và tha hồ tự tung tự tác được.

Quốc hội cần cho Samuel Alito và Tòa án Tối cao biết ai thực sự là Big Boss.

Translated & Summarized

Việt Linh